Danh mục

Bệnh Rĩ sắt - gỉ sắt ở Bắp Ngô

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.78 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh này do nấm Puccinia maydis gây ra, chúng thường xuất hiện và gây hại ở khắp các vùng trồng ngô ở nước ta, nhất là những ruộng thiếu sự đầu tư chăm sóc, làm cho cây ngô sinh trưởng và phát triển kém. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại ngay từ khi cây ngô còn nhỏ (được 3-4 lá) và kéo dài cho đến lúc thu hoạch. Nếu bệnh phát sinh sớm mà không được phát hiện và phòng trị kịp thời, để cho cây ngô con bị hại nặng, lá ngô bị khô rụi sớm, cây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh Rĩ sắt - gỉ sắt ở Bắp Ngô Bệnh Rĩ sắt - gỉ sắt ở Bắp - NgôBệnh này do nấm Puccinia maydis gây ra, chúng thườngxuất hiện và gây hại ở khắp các vùng trồng ngô ở nước ta,nhất là những ruộng thiếu sự đầu tư chăm sóc, làm chocây ngô sinh trưởng và phát triển kém.Bệnh có thể xuất hiện và gây hại ngay từ khi cây ngô cònnhỏ (được 3-4 lá) và kéo dài cho đến lúc thu hoạch.Nếu bệnh phát sinh sớm mà không được phát hiện vàphòng trị kịp thời, để cho cây ngô con bị hại nặng, lá ngôbị khô rụi sớm, cây sinh trưởng kém, còi cọc, rất khóphục hồi, có khi bị chết.Bệnh thường phát triển mạnh ở những vụ có nhiệt độtrung bình, thời tiết mát mẻ, độ ẩm không khí cao hoặc cómưa.Trong cùng một vụ những ruộng nào trồng dày, ruộng ngôbít bùng thiếu ánh sáng thường bị hại nhiều hơn.Bệnh gây hại chủ yếu trên phiến lá, tuy nhiên nếu nặngcũng có thể lây lan gây hại cả bẹ lá và lá bi (lá bẹ baobắp).Lúc mới xuất hiện vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màuvàng trong, khó phát hiện, gặp điều kiện thuận lợi vếtbệnh lớn dần thành những ổ nổi có kích thước khoảng1mm. Những ổ này lớn dần sẽ làm rách, nứt vỡ những tếbào biểu bì phía ngoài lúc đó sẽ để lộ ra khối bột màu nâuđỏ giống màu của gỉ sắt (vì thế để cho dễ hình dung ngườita đã gọi bệnh này là bệnh gỉ sắt), đó là giai đoạn hìnhthành ổ bào tử hạ.Đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, trên lá bệnhcó thể xuất hiện một số vết bệnh là những ổ nổi màu đen,đó là giai đoạn hình thành ổ bào tử đông. Nếu bị hại nặng,nhiều vết bệnh dày đặc trên lá làm lá bị khô cháy, diệntích lá giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang tổnghợp tạo vật chất hữu cơ nuôi cây, sẽ ảnh hưởng rất lớnđến năng suất và phẩm chất của hạt.Để phòng trừ bệnh có thể áp dụng một số biện phápchính sau đây:.Sau khi thu hoạch ngô cần làm vệ sinh, dọn hết tàn dưthân lá của cây ngô đưa ra khỏi đồng ruộng. Trước khigieo trồng vụ sau cần cày bừa, xới đất kỹ, chôn vùi thân lángô ở vụ trước còn sót lại để tiêu diệt nguồn bệnh có sẵntrong đất.Tăng cường thâm canh, bón phân tưới nước đầy đủ đểgiúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡbệnh và hạn chế tác hại do bệnh gây ra.Chọn và sử dụng những giống có khả năng chống bệnhcao như một số giống ngô lai. Không nên trồng quá dày,chỉ trồng với mật độ hợp lý tùy theo đặc điểm và yêu cầucủa từng giống, tỉa định cây sớm, làm cỏ kịp thời, sạch sẽđể ruộng luôn thông thoáng.Nếu ruộng bị bệnh có thể sử dụng một trong những loạithuốc sau đây để phun xịt: Bayfidan 25 EC, hoặc 250EC;Bamper 250EC; Anvil 5SC; Sumi-Eight 12.5 WP... Vềliều lượng và cách sử dụng có thể tham khảo hướng dẫncủa nhà sản xuất thuốc đã in sẵn trên vỏ bao bì).Nếu ruộng đã bị hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc, nêntăng cường bón thêm phân và luôn tưới đủ cho ruộng ngô.Theo tuyenquangkhcn.org.vn

Tài liệu được xem nhiều: