Bệnh suyễn lợn ( còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương ở lợn) làm cho lợn chậm lớn, tăng trọng kém hoặc không tăng trọng, sinh sản chậm 1- Nguyên nhân bệnh Bệnh do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên: a- Chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumonia. Ngoài ra một số vi khuẩn như Pasteurella, Streptococcus hoặc một số vi rút như Adeno virut. b- Do dinh dưỡng kém ( không đủ khẩu phần ăn, thức ăn thiếu dinh dưỡng). c- Thiếu sót trong chăm sóc, nuôi dưỡng ( chuồng ẩm ướt, quá lạnh, số gia súc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH SUYỄN LỢN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊBỆNH SUYỄN LỢN VÀ CÁCH PHÒNG TR Ị Bệnh suyễn lợn ( còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương ở lợn) làm cho lợn chậm lớn, tăng trọng kém hoặc không tăng trọng, sinh sản chậm 1- Nguyên nhân bệnh Bệnh do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên: a- Chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumonia. Ngoàira một số vi khuẩn như Pasteurella, Streptococcus hoặc một sốvi rút như Adeno virut. b- Do dinh dưỡng kém ( không đủ khẩu phần ăn, thức ănthiếu dinh dưỡng). c- Thiếu sót trong chăm sóc, nuôi dưỡng ( chuồng ẩm ướt,quá lạnh, số gia súc quá đông, chật chội, thiếu vận động, vậnchuyển lợn không hợp lý). 2- Tuổi mắc bệnh, mức độ lây lan - Các lứa tuổi lợn đều dễ mắc, nhất là với lợn 1-3 thángtuổi, lợn nái chửa, nái nuôi con. Bệnh lây trực tiếp từ lợn ốmsang lợn khoẻ qua đường hô hấp, hoặc từ lợn vẫn khoẻ nhưngmang trùng do thở và hắt hơi. Bệnh lây nhanh, thường kéo dài.Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng nghiêm trọng hơn khi khíhậu ẩm ướt và rét. - Bệnh lây nhanh trong những trại lợn mới bị mắc và gâychết nhiều lợn, sau đó trở thành dịch lẻ tẻ, âm ỉ, lợn chết ít hơnnhưng nếu đưa lợn mới hoặc lợn bệnh vào đàn thì bệnh sẽ trở lạitrầm trọng. 3- Triệu trứng Thời gian ủ bệnh khoảng 10-16 ngày. Bệnh tích xuất hiệnsau 11-16 ngày, triệu trứng ho, thở khó xuất hiện sau 25-35 ngàyhoặc 65 ngày. Có 4 thể bệnh: - Cấp tính: Lợn thường tách đàn, đứng hoặc nằm ở gócchuồng, ăn kém. Có thể sốt nhẹ ( 39-39,50C). Lợn thường hắthơi từng hồi lâu, vài ngày sau thì ho ( lúc vận động mạnh, saukhi ăn, ho nhiều vào ban đêm, lúc đầu ho từng tiếng, sau hothành chuỗi), ho kéo dài 2-3 tuần. Về sau khó thở, khò khè, thởnhanh ( trên 100 lần/phút), há mồm để thở, có tư thế như chóngồi. Lúc thở bụng hóp lại, cơ bụng co giật, chảy nhiều nướcmũi. - Thứ cấp tính: Thường gặp ở lợn lai, lợn con còn bú và lợnmẹ. Lợn ốm ho nhiều, thở nhanh, há mồm và thóp bụng để thở.Thân nhiệt ít tăng ( nếu ghép với tụ huyết trùng, lợn sẽ sốt rấtcao). Bệnh tiến triển trong khoảng 2 tuần. - Mãn tính: Thường từ thể cấp tính hoặc thứ cấp chuyểnsang, có trường hợp tiếp theo của thể ẩn tính. Lợn con và lợn náikhông có chửa thường bị mắc. Lợn ho khô vào sáng sớm, tốihoặc sau khi ăn. Ho tiếng một hoặc từng hồi, khó thở, thở nhanh( khoảng 100 lần/phút), có lúc bí đại tiện, sau bị ỉa chảy. Thânnhiệt 39-400C, sau hạ xuống. Thể này tiến triển trong vài batháng. Tỷ lệ chết của lợn ốm không cao, nhưng tăng trọng kém,chậm lớn, còi cọc. Nếu những lợn bị bệnh ở thể này được chămsóc, nuôi dưỡng kém thì có thể chuyển thành cấp tính. - Ẩn tính: Thể này ít gặp, nếu có thì thường xảy ra ở lợntrưởng thành, lợn thịt vỗ béo. Lợn chỉ thỉnh thoảng ho, khó pháthiện. Khi con vật bị bệnh nặng hơn thường bị chết