Bệnh tâm thần đe dọa giới trí thức
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 199.10 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bệnh tâm thần đe dọa giới trí thứcTheo các bác sĩ chuyên khoa, chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… là những dạng bệnh giới trí thức thường mắc phải.Là giảng viên một trường đại học lớn, ông A. được nhiều sinh viên và đồng nghiệp quý mến bởi sự nhiệt thành, hết lòng với nghề. Ông dành hầu như trọn thời gian cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhưng gần đây, mọi người bắt đầu mệt mỏi vì ông… nhiệt tình quá mức, luôn hăng hái với những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tâm thần đe dọa giới trí thứcBệnh tâm thần đe dọa giới trí thức Theo các bác sĩ chuyên khoa, chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… là những dạng bệnh giới trí thức thường mắc phải.Là giảng viên một trường đại học lớn, ông A. được nhiều sinh viên vàđồng nghiệp quý mến bởi sự nhiệt thành, hết lòng với nghề. Ôngdành hầu như trọn thời gian cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoahọc. Nhưng gần đây, mọi người bắt đầu mệt mỏi vì ông… nhiệt tìnhquá mức, luôn hăng hái với những công việc không phải của mình,nói huyên thuyên và cho rằng mình có rất nhiều sáng kiến “làm nhânloại phải ngạc nhiên”. Dù vậy, đồng nghiệp và gia đình cũng khôngmấy quan tâm, chỉ nghĩ đơn giản rằng ông quá hưng phấn với côngviệc. Đến một ngày, đưa ông đi khám để trị chứng mất ngủ, ngườinhà mới ngã ngửa vì kết luận của bác sĩ (BS): “rối loạn hưng cảm” và“hoang tưởng tự cao”. Đó là hệ quả của tình trạng stress kéo dài doông quá “yêu” công việc. Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TPHCMBệnh do lối sốngMột phụ nữ đến khóc với BS tâm thần, nhờ giúp chồng bà, vì dạogần đây ông có nhiều biểu hiện rất kỳ lạ. Có lần, ông nói với vợ conlà nhiều đồng nghiệp muốn hại mình, rồi lại nói với đồng nghiệp… vợcon muốn hại ông. Ông cũng thường xuyên nói lảm nhảm một mình,đêm hầu như không ngủ mà đi lang thang trong nhà, sẵn sàng nổinóng và gây gổ với bất kỳ ai. Bà khuyên ông đi khám, ông mắng tétát và cho rằng “không BS nào đủ trình độ để khám cho tôi” vì ôngvốn là một tiến sĩ, trưởng khoa của một trường đại học danh tiếng tạiTPHCM!Theo lời kể của người vợ, vị tiến sĩ ấy có lối sống không điều độ.Ông có thể lao vào công việc bất kể giờ giấc, thường xuyên bỏ ăn,bỏ ngủ. Thời gian còn lại, ông sa vào tiệc tùng thâu đêm và đãnghiện rượu nặng. “Làm việc quá sức và lạm dụng chất kích thíchnhư rượu, bia, các loại ma túy… là hai nguyên nhân rất dễ dẫn đếncác rối loạn tâm thần, mà vị tiến sĩ kia lại có cả hai”. Thạc sĩ – BSNguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y Tâmthần TPHCM, người trực tiếp theo dõi bệnh nhân trên, cho biết. TheoBS Quang, những biểu hiện như nói lảm nhảm, lẫn, hoang tưởng cóngười hãm hại, tính khí thất thường, dễ kích động… là những biểuhiện rõ của bệnh tâm thần, cần được điều trị gấp.Bác sĩ Bệnh viện Tâm thần TPHCM tư vấn và điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Anh ThưBS Nguyễn Ngọc Quang nhận định: “Nhiều nghiên cứu cho thấynhững người thuộc giới trí thức mắc phải các rối loạn tâm thần tăngdần từ hơn hai thập kỷ nay. Thông thường, nguyên nhân của bệnh làdo những thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, nhịp sống, lối sống…”.Còn BS Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM,phân tích: “Trí thức làm việc bằng đầu óc. Khi trí óc bị “ép” làm việcquá khả năng sẽ dẫn đến căng thẳng. Căng thẳng kéo dài gây ra cácrối loạn tâm thần”. Theo các BS chuyên khoa, chứng trầm cảm, rốiloạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… là những dạngbệnh mà giới trí thức thường mắc phải.Mất khả năng đề kháng“Những trí thức làm việc căng thẳng thường trở nên “nhạy cảm” hơn,ít có khả năng đề kháng khi đối mặt với các sang chấn tâm lý” - BSTrịnh Tất Thắng nhấn mạnh. “Tôi vừa điều trị cho một giám đốc côngty xây dựng và một giám đốc kinh doanh trong ngành cao su. Thịtrường nhà đất hạ nhiệt, giá cao su giảm, công ty thua lỗ…, hai vịgiám đốc rơi vào trạng thái trầm cảm rất nặng, có người từng uốngthuốc tự tử” - BS Thắng nói. Sự mất đề kháng này cũng khiến nhiềutrí thức khác rơi vào những bất ổn tâm thần vì các biến cố mà hầuhết mọi người có thể vượt qua được. BS Nguyễn Ngọc Quang chobiết có người tìm đến ông chỉ vì các bất ổn trong quan hệ đồngnghiệp hay bị cấp trên khiển trách. Theo BS Trịnh Tất Thắng: “Đãtừng có những bệnh nhân học rộng, có địa vị xã hội cao phải nhậpviện sau khi cha mẹ mất, người yêu bỏ…”. Sự thất bại trong kinhdoanh, các sang chấn trong tình cảm như “giọt nước tràn ly”, tácđộng mạnh vào đầu óc vốn đã “căng như dây đàn” của những ngườitrí thức thường xuyên bị căng thẳng kéo dài này.Cần nghỉ ngơi đúng cáchTheo các BS tâm thần, những người làm việc trí óc rất cần sự tách bạchgiữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. BS Nguyễn Ngọc Quang lưu ý:“Cách nghỉ ngơi cũng cần hợp lý. Tốt nhất là nên ngủ đủ, tham gia cácsinh hoạt cùng gia đình, bạn bè, chơi thể thao… Có người cùng bạn bètiệc tùng sau giờ làm nhưng lại đem công việc, những hợp đồng làmăn… giải quyết ngay tại bàn nhậu. Nếu cứ giữ khư khư công việc bênmình mọi lúc mọi nơi như thế, căng thẳng là điều khó tránh khỏi. Ngoàira, thói quen giải tỏa căng thẳng bằng một điếu thuốc, vài ly bia… sẽ“hỗ trợ” các rối loạn tâm lý nếu bị lạm dụng vì các chất kích thích thầnkinh cũng là nguyên nhân của nhiều dạng bệnh tâm thần”. Theo Người Lao động ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tâm thần đe dọa giới trí thứcBệnh tâm thần đe dọa giới trí thức Theo các bác sĩ chuyên khoa, chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… là những dạng bệnh giới trí thức thường mắc phải.Là giảng viên một trường đại học lớn, ông A. được nhiều sinh viên vàđồng nghiệp quý mến bởi sự nhiệt thành, hết lòng với nghề. Ôngdành hầu như trọn thời gian cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoahọc. Nhưng gần đây, mọi người bắt đầu mệt mỏi vì ông… nhiệt tìnhquá mức, luôn hăng hái với những công việc không phải của mình,nói huyên thuyên và cho rằng mình có rất nhiều sáng kiến “làm nhânloại phải ngạc nhiên”. Dù vậy, đồng nghiệp và gia đình cũng khôngmấy quan tâm, chỉ nghĩ đơn giản rằng ông quá hưng phấn với côngviệc. Đến một ngày, đưa ông đi khám để trị chứng mất ngủ, ngườinhà mới ngã ngửa vì kết luận của bác sĩ (BS): “rối loạn hưng cảm” và“hoang tưởng tự cao”. Đó là hệ quả của tình trạng stress kéo dài doông quá “yêu” công việc. Đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Tâm thần TPHCMBệnh do lối sốngMột phụ nữ đến khóc với BS tâm thần, nhờ giúp chồng bà, vì dạogần đây ông có nhiều biểu hiện rất kỳ lạ. Có lần, ông nói với vợ conlà nhiều đồng nghiệp muốn hại mình, rồi lại nói với đồng nghiệp… vợcon muốn hại ông. Ông cũng thường xuyên nói lảm nhảm một mình,đêm hầu như không ngủ mà đi lang thang trong nhà, sẵn sàng nổinóng và gây gổ với bất kỳ ai. Bà khuyên ông đi khám, ông mắng tétát và cho rằng “không BS nào đủ trình độ để khám cho tôi” vì ôngvốn là một tiến sĩ, trưởng khoa của một trường đại học danh tiếng tạiTPHCM!Theo lời kể của người vợ, vị tiến sĩ ấy có lối sống không điều độ.Ông có thể lao vào công việc bất kể giờ giấc, thường xuyên bỏ ăn,bỏ ngủ. Thời gian còn lại, ông sa vào tiệc tùng thâu đêm và đãnghiện rượu nặng. “Làm việc quá sức và lạm dụng chất kích thíchnhư rượu, bia, các loại ma túy… là hai nguyên nhân rất dễ dẫn đếncác rối loạn tâm thần, mà vị tiến sĩ kia lại có cả hai”. Thạc sĩ – BSNguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y Tâmthần TPHCM, người trực tiếp theo dõi bệnh nhân trên, cho biết. TheoBS Quang, những biểu hiện như nói lảm nhảm, lẫn, hoang tưởng cóngười hãm hại, tính khí thất thường, dễ kích động… là những biểuhiện rõ của bệnh tâm thần, cần được điều trị gấp.Bác sĩ Bệnh viện Tâm thần TPHCM tư vấn và điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Anh ThưBS Nguyễn Ngọc Quang nhận định: “Nhiều nghiên cứu cho thấynhững người thuộc giới trí thức mắc phải các rối loạn tâm thần tăngdần từ hơn hai thập kỷ nay. Thông thường, nguyên nhân của bệnh làdo những thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, nhịp sống, lối sống…”.Còn BS Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM,phân tích: “Trí thức làm việc bằng đầu óc. Khi trí óc bị “ép” làm việcquá khả năng sẽ dẫn đến căng thẳng. Căng thẳng kéo dài gây ra cácrối loạn tâm thần”. Theo các BS chuyên khoa, chứng trầm cảm, rốiloạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, hoang tưởng tự cao… là những dạngbệnh mà giới trí thức thường mắc phải.Mất khả năng đề kháng“Những trí thức làm việc căng thẳng thường trở nên “nhạy cảm” hơn,ít có khả năng đề kháng khi đối mặt với các sang chấn tâm lý” - BSTrịnh Tất Thắng nhấn mạnh. “Tôi vừa điều trị cho một giám đốc côngty xây dựng và một giám đốc kinh doanh trong ngành cao su. Thịtrường nhà đất hạ nhiệt, giá cao su giảm, công ty thua lỗ…, hai vịgiám đốc rơi vào trạng thái trầm cảm rất nặng, có người từng uốngthuốc tự tử” - BS Thắng nói. Sự mất đề kháng này cũng khiến nhiềutrí thức khác rơi vào những bất ổn tâm thần vì các biến cố mà hầuhết mọi người có thể vượt qua được. BS Nguyễn Ngọc Quang chobiết có người tìm đến ông chỉ vì các bất ổn trong quan hệ đồngnghiệp hay bị cấp trên khiển trách. Theo BS Trịnh Tất Thắng: “Đãtừng có những bệnh nhân học rộng, có địa vị xã hội cao phải nhậpviện sau khi cha mẹ mất, người yêu bỏ…”. Sự thất bại trong kinhdoanh, các sang chấn trong tình cảm như “giọt nước tràn ly”, tácđộng mạnh vào đầu óc vốn đã “căng như dây đàn” của những ngườitrí thức thường xuyên bị căng thẳng kéo dài này.Cần nghỉ ngơi đúng cáchTheo các BS tâm thần, những người làm việc trí óc rất cần sự tách bạchgiữa công việc và thời gian nghỉ ngơi. BS Nguyễn Ngọc Quang lưu ý:“Cách nghỉ ngơi cũng cần hợp lý. Tốt nhất là nên ngủ đủ, tham gia cácsinh hoạt cùng gia đình, bạn bè, chơi thể thao… Có người cùng bạn bètiệc tùng sau giờ làm nhưng lại đem công việc, những hợp đồng làmăn… giải quyết ngay tại bàn nhậu. Nếu cứ giữ khư khư công việc bênmình mọi lúc mọi nơi như thế, căng thẳng là điều khó tránh khỏi. Ngoàira, thói quen giải tỏa căng thẳng bằng một điếu thuốc, vài ly bia… sẽ“hỗ trợ” các rối loạn tâm lý nếu bị lạm dụng vì các chất kích thích thầnkinh cũng là nguyên nhân của nhiều dạng bệnh tâm thần”. Theo Người Lao động ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học bảo vệ sức khỏe bệnh thường gặp bệnh ở người cách điều trị bệnh y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
92 trang 206 0 0
-
CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT
11 trang 192 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 182 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 176 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 164 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 124 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
4 trang 106 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 104 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0