Danh mục

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (Hand, food and mouth disease)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.81 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn hệ thống do coxsakievirus A16, đặc trưng bởi những vết loét ở niêm mạc miệng và mụn nước ở lòng bàn tay bàn chân.Lịch sử nghiên cứu: Robinson và cộng sự lần đầu mô tả dịch ở Canada năm 1957, đặc trưng: sốt, tổn thương ở hầu họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân liên quan với coxsakievirus A16. Alsop và cộng sự ghi nhận một vụ dịch tương tự ở Anh năm 1959 và đặt tên là bệnh tay chân miệng. Nhiễm enterovirus 71 được phát hiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (Hand, food and mouth disease) BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (Hand, food and mouth disease) Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm khuẩn hệ thống do coxsakievirusA16, đặc trưng bởi những vết loét ở niêm mạc miệng và mụn nước ở lòng bàn taybàn chân. Lịch sử nghiên cứu: Robinson và cộng sự lần đầu mô tả dịch ở Canada năm 1957, đặc trưng:sốt, tổn thương ở hầu họng và mụn nước ở bàn tay, bàn chân liên quan vớicoxsakievirus A16. Alsop và cộng sự ghi nhận một vụ dịch tương tự ở Anh năm1959 và đặt tên là bệnh tay chân miệng. Nhiễm enterovirus 71 được phát hiện vàonăm 1969. Nguyên nhân và dịch tễ học Nguyên nhân: Enterovirus (nhóm picornavirus, không vỏ, chuỗi đơnRNA). Thường do: coxsakievirus A16, enterovirus 71. Ngoài ra, còn do:coxsakievirus A4-7, A9, A10, B2, B5. Tuổi: Tiền triệu: 12-24h sốt nhẹ (38-390C), gai rét, đau bụng, triệu chứng viêmđường hô hấp trên. Thường có từ 5-10 vết loét ở niêm mạc miệng, đau làm cho trẻ kém ăn.Một vài đến 100 tổn thương da xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau tổn thươngmiệng, có thể đau hoặc không. - Tổn thương da: vị trí thường gặp ở bàn tay, bàn chân; hiếm gặp ở gốc chi,mông, sinh dục. Ban đầu là những sẩn hoặc dát 2-8mm, nhanh chóng trở thànhmụn nước. Tổn thương ở lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không vỡ; ở nhữngvị trí khác mụn nước có thể vỡ để lại vết trợt, vảy tiết. Tổn thương lành không đểlại sẹo. - Tổn thương niêm mạc miệng: dát ® mụn nước ® vết loét nhỏ 5-10mm,xung quanh có quầng viêm đỏ, đau. Vị trí: vòm miệng cứng, lưỡi, niêm mạc má. Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, gai rét, đau họng. Ngoài ra, có thể sốt cao,mệt mỏi, nôn, ỉa chảy, đau khớp. Nhiễm enterovirus 71 có thể có CNS (viêm màngnão nước trong, viêm não, viêm não màng não, liệt mềm), triệu chứng phổi. Cận lâm sàng Mô bệnh học: Mụn nước trong thượng bì với bạch cầu đa nhân trung tính,bạch cầu đơn nhân. Hạ bì thâm nhiễm tế bào quanh mạch máu. Kính hiển vi điệntử: trong tế bào chất có những mảnh kết tinh đặc trưng của nhiễm coxsakievirus. Huyết thanh: kháng thể kháng virus có thể được phát hiện, nhưng nhanhchóng biến mất. Tế bào Tzanck: Không thấy tế bào đa nhân khổng lồ và thể vùi. Nuôi cấy virus: có thể phân lập virus từ mụn nước, nước súc họng, phân. PCR: phát hiện virus đặc hiệu và nhanh hơn so với nuôi cấy. Tiến triển Hầu hết bệnh tự giới hạn, kháng thể kháng virus tăng sau 7-10 ngày. Cómột vài ca kéo dài hoặc tái phát. Ít có di chứng nặng: viêm cơ tim, viêm não màngnão, viêm màng não nước trong, liệt đặc biệt ở trẻ em Điều trị triệu chứng: giảm đau tổn thương miệng bằng các thuốc bôi tạichỗ. Cách ly trong thời kỳ lây nhiễm nhất, thường 3-7 ngày. Vaccin phòng bệnh đang được nghiên cứu.

Tài liệu được xem nhiều: