Thông tin tài liệu:
Bệnh than là bệnh của các loài động vật ăn cỏ như bò, dê, cừu… Đây là một trong nhữngbệnh lâu nhất trên thế giới. Bệnh lây nhiễm sang người khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh,lông, da hay đất bị ô nhiễm.Đây không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây từ người sang người. Nguyên nhân là dovi khuẩn Bacillus anthracis.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH THAN VÀ VI KHUẨN BACILLUS ANTHRACIS BỆNH THAN VÀ VI KHUẨN BACILLUS ANTHRACISI Định Nghĩa Bệnh than là bệnh của các loài động vật ăn cỏ như bò, dê, cừu… Đây là một trong nhữngbệnh lâu nhất trên thế giới. Bệnh lây nhiễm sang người khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh,lông, da hay đất bị ô nhiễm. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây từ người sang người. Nguyên nhân là dovi khuẩn Bacillus anthracis.II Lịch sử bệnh Bệnh than phát hiện đầu tiên là ở Ai Cập, chúng gây chết hàng loạt gia súc. Đến thế kỷ 17,xảy ra một đại dịch lớn ở Châu Âu gây chết rất nhiều người và động vật. Vào thời điểm đó thìchưa ai tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh và cách phòng trị, vì thế mọi người đặt cho căn bệnhnày với nhiều cái tên khác nhau như : tai ương đen, bệnh Bradford, mụn mủ ác tính, bệnhcủa người nhặt giẻ, bệnh của người xếp len... Vào thế kỷ 19, Phát hiện bệnh than là do một loại vi khuẩn gây nên. Năm 1850 người tanhìn thấy nó trong máu một con cừu mắc bệnh sắp chết. Năm 1876 Robert Koch là người đã tìm ra vi khuẩn bệnh than đó chính là Bacillus anthracis,chúng đã tạo ra bào tử (là một tế bào mất nước với lớp vỏ dày và các lớp bổ sung khác ) bên trongnó để chống lại điều kiện bất lợi đặc biệt là thiếu ôxy, và khi điều kiện thuận lợi trở lại, bào tử cóthể trở lại thành trực khuẩn. Năm 1881, trong cuộc thử nghiệm trên cánh đồng ở Pouilly-le-Fort,Pasteur đã tìm ra được vacxin ngừa bệnh than đó là dung dịch cấy Bacillus anthracis nhưng chúngđã bị làm giảm độc lực bằng cách ủ ở nhiệt độ 42-52oC. Và sau đó, vi khuẩn bệnh than được sử dụng làm vũ khí sinh học ở các nước phát triển nhưNhật, Anh, Mỹ, Iraq và Liên Xô. Chỉ 1 phần triệu gram bào tử vi khuẩn than đủ gây chết người khihít phải. 1kg bào tử có thể giết chết hàng trăm ngàn người tại vùng trung tâm. Tác động này càng tăng thêm khi vừa mới đây các nhà khoa học Nga tuyên bố có khả năngchèn tất cả các gen gây bệnh của Bacillus anthracis vào trực khuẩn khác như là Bacillus cereus đềkháng lại với tất cả các vacxin hiện có làm chúng trở nên vô tác dụng. Hơn nữa, vacxin có thểkhông bảo vệ đối với 1 số chủng B. anthracis hiếm. Và cũng có khả năng người ta sản xuất ranhững chủng B. anthracis đề kháng kháng sinh.III Mầm bệnh Bệnh than khởi phát do nhiễm bào tử của B. anthracis, một trực khuẩn Gram dương. Chúngthường đứng với nhau thành chuỗi, chung một vỏ bọc, như hình đoạn tre.B. anthracis rất khó nhận biết trong điều kiện bình thường, tiềm lực mạnh, phát tán và lây lannhanh, không chỉ được sử dụng trong chiến tranh mà còn trong các hoạt động khủng bố. Chính vìthế bào tử vi khuẩn bệnh than được một số nước dùng làm vũ khí sinh học. Tất cả những gen độclực của B. anthracis đều xuất phát từ sự nảy mầm của bào tử trong cơ thể.1. Cấu tạo của B. anthracisa. Thành tế bào (cell wall ) Là thành phần quan trọng của vi khuẩn. Nó giữ cho tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệtế bào chống lại các tác nhân lý, hóa. Giúp duy trì áp suất thẩm thấu bên trong tế bào và là chổ bámcủa các thực khuẩn thể. Ngoài ra thành tế bào còn chứa các thành phần tham gia vào quá trình gâybệnh của chúng. Thành tế bảo được cấu tạo chủ yếu bởi peptidoglycan và acid techoic :* Peptidoglycan : Peptidoglycan là hợp chất cao phân tử cấu tạo bởi nhiều tiểu đơn vị nối lại với nhau. Chấtnày có chứa 4 acid amin và 2 dẫn xuất glucose đó là : − N – acetylglucosamin ( kí hiệu G ). − Acid N – acetylmuramic ( kí hiệu M ). Bộ khung được hình thành từ sự liên kết luôn phiên giữa các phân tử G và phân tử M. Mộtnhánh tetrapeptid gồm các acid amin dạng L liên hợp luân phiên với dạng D. Nhánh tetrapeptid đượcnối với nhóm cacboxyl của Acid N – acetylmuramic trong chuổi. Cấu trúc chuổi peptodoglycan Các chuổi peptydoglycan được nối với nhau nhờ cầu nối interpeptidic. Lưới peptydoglycankhá cứng giúp cho tế bào giữ được hình dạng ổn định, nó cũng có tính đàn hồi và co dãn được,ngoài ra còn có những lổ nhỏ để các phân tử có thể đi qua. * Acid techoic : Là hợp chất cao phân tử của glycerol rititol nối với nhóm phosphate. Những acid amin hayđường được gắn vào glycerol hay ribitol. Acid techoic vừa được nối với peptidoglycan, vừa đượcnối với lipid nên nó đươc gọi là acid lipotechoic, rất quan trọng trong việc duy trì cấu trúc của tếbào. Thành tế bào của vi khuẩnb. Nhân ( nucleotid) Nhân của vi khuẩn B. anthracis mang đặc tính của tế bào thuộc nhóm Procaryote, nhânkhông phân hóa rõ rệt, không có màng nhân bao bọc và không có tiểu mạch. Dưới kính hiển vi điệntử, nhân chỉ là một nhiễm sắc thể vòng gồm 2 mạch ADN xoắn lại với nhau. Sợi ADN này rấtdài , hai đầu mút khép kính, cuộn thành nhiều búi và nằm trong vùng đặc biệt của tế bào chất, vànó được gọi là thể nhân. Thể nhân không nằm lơ lửng trong t ...