Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm sự phát triển của cá... A. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh của cá 1. Chất lượng nước bị thay đổi: Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào mùa đông hoặc nhiệt độ tăng cao vào mùa hè đều làm cho cá bỏ ăn, suy yếu tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh cá phát triển, làm cho cá dễ bệnh. Nguồn nước nuôi bị nhiễm bẩn, thiếu oxy, nồng độ PH cao, các thành phần hoá học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh thường gặp trên cá nước ngọt Một số bệnh thường gặp trên cá nước ngọtVi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếukìm hãm sự phát triển của cá...A. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh của cá1. Chất lượng nước bị thay đổi:Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào mùa đông hoặc nhiệt độ tăng cao vào mùa hè đềulàm cho cá bỏ ăn, suy yếu tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh cá phát triển, làm cho cá dễbệnh.Nguồn nước nuôi bị nhiễm bẩn, thiếu oxy, nồng độ PH cao, các thành phần hoá họckhông phù hợp cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nuôi.Khi nước chảy quá mạnh, cá phải bơi lội liên tục, tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức,chậm lớn, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cá nuôi. (Các bạn cầnchú ý điều này để điều chỉnh thời gian tạo luồng cho phù hợp)2. Chất lượng thức ăn kém:Chất lượng thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với nuôi cá. Thức ăn chất lượng tốt, đầyđủ dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng sẽ phòng tránh các bệnh dinh dưỡng và cần choviệc phòng các bệnh liên quan tới nhiễm trùng và stress khác.Nếu cá bị đói sau một thời gian dài hoặc thức ăn kém chất lượng sẽ dẫn đến cá bị suyyếu, chậm lớn và có thể tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công.3. Thiếu cẩn thận khi chăm sóc cá:Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh.Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới vợt, thùng… có thể làm xây xát cá trong quátrình thao tác và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào cá nuôi.Do đó phải dùngcác dụng cụ nhẵn, lưới không gút để hạn chế trường hợp này.B. Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt1. Bệnh nhiễm khuẩnVi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìmhãm sự phát triển của cá. Hầu hết vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bìnhthường trong môi trường (nước biển, ao, hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn nàyđược xem là tác nhận gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân gây bệnh cơ hội. Tuy nhiên cũngcó một số ít các loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát, bệnh xảy ra thường là do biến độngcác yếu tố môi trường hoặc do stress nhưng cũng có thể gây chết cao.Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mãn tính,bán cấp tính và cấp tính.Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng giống nhau, đặcbiệt là trên cá.1.a Bệnh nhiễm khuẩn huyết do AeromonasTác nhân gây bệnh:Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas: A. hydrophila. A. caviae. A. sobria.Vi khuẩn hiện diện bình thường trong nước, đặc biệt khi trong nước có nhiều chất hữucơ. Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong ruột cá.Đối tượng nhiễm bệnh:Các loại cá nuôi nước ngọtLứa tuổi mắc bệnh:Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.Dấu hiệu bệnh lý: Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng. Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể. Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơthể, vảy dễ rơi rụng. Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.Phòng trị:Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng (Nhóm nguyên sinh động vật),tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ (môi trườngnuôi nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nướcthải công nghiệp...Dùng thuốc tím ( KmnO4 ) tắm cá, liều dùng là 0,4g/100 lít nước. Xử lý lập lại sau 3ngày, định kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sứckhỏe cá.Dùng thuốc trộn vào thức ăn: Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày (nên hạn chế sửdụng). Enrofloxacin: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày. Streptomycin: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày. Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày. Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày.1.b bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ)Tác nhân gây bệnh:Pseudomonas fluorescensP. anguillisepticaP. chlororaphis,...Đối tượng nhiễm bệnh:Các loài cá nuôi nước ngọtDấu hiệu bệnh lý:Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stress, các thươngtổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxygiảm...Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da...Phòng trị:Dùng vaccin phòng bệnh.Giảm mật độ nuôi.Cung cấp nguồn nước tốt.Tắm KMnO4 liều dùng là 0,4g/100 lít nước không qui định thời gian.Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết doAeromonas.1.c Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (Edwarsiellosis ...