Bệnh tiểu đường ở chó: Dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh tiểu đường ở chó: Dịch tễ học, chẩn đoán và điều trịKHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 4 - 2016BEÄNH TIEÅU ÑÖÔØNG ÔÛ CHOÙ: DÒCH TEÃ HOÏC, CHAÅN ÑOAÙN VAØ ÑIEÀU TRÒNguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hoài NamKhoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt NamI. ĐẶT VẤN ĐỀTiểu đường ở chó là một bệnh nội tiết với cácđặc điểm tăng đường huyết, đường niệu, uốngnước nhiều, tiểu nhiều và giảm cân. Nhiều yếutố được cho là có liên quan tới bệnh, tuy nhiênchúng có thể được xếp vào hai nhóm, đó là thiếuinsulin và giảm sự nhạy cảm của insulin đối vớicác tế bào đích (Catchpole và cs, 2005). Sự giảminsulin được cho là tế bào beta tuyến tụy bị pháhủy, viêm tuyến tụy hoặc do hậu quả của việchàm lượng đường huyết tăng trong một thờigian dài làm cho tế bào beta tuyến tụy khôngđảm đương được sau một thời gian làm việc bù(Immura và cs, 1988, Hoenig và Dawe, 1992,Cook và cs, 1993). Bệnh tiểu đường do giảmsự nhạy cảm của insulin đối với các tế bào đíchcó thể là do sự rối loạn của hormone như trongbệnh tăng năng vỏ tuyến thượng thận và bệnh utuyến yên thể to đầu chi gây ra bởi progesterone(Eigenmann và cs, 1983, Peterson và cs, 1984).Ở chó, đại đa số trường hợp tiểu đường xảy rado thiếu hụt insulin. Bài viết này nhằm tổng hợpcác triệu chứng dịch tễ học của bệnh tiểu đườngtrên chó, các phương pháp chẩn đoán và điềutrị bệnh.II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNHBệnh tiểu đường ở chó được công bố lần đầutiên vào năm 1861 ở hai nghiên cứu tình huốngbởi Leblanc, (1861) và Thiernesse, (1861). Ởhai ca chó mắc bệnh này, một con giống PetitGriffon 15 tuổi và con còn lại thuộc giốngSighthound 6 tuổi. Vào thời gian đó, bệnh tiểuđường được chẩn đoán bằng phương pháp pháthiện đường trong nước tiểu của chó mắc bệnh,nhưng các phương pháp phân tích chưa đượcphát minh. Ở ca Sighthound được nhắc đến ởtrên, khi bệnh súc được đem tới phòng khám,bác sĩ thú y đã nếm nước tiểu của nó và kếtluận rằng nước tiểu có vị ngọt (Leblanc, 1861).Khoảng 30 năm sau đó, trong một nghiên cứutình huống khác, Frohner (1892) chứng kiến 5ca bệnh tiểu đường ở chó tại phòng khám củaông và ước lượng rằng tỉ lệ mắc bệnh ở chó làkhoảng 1:10.000. Cho đến tận những năm 1960,những báo cáo về bệnh tiểu đường trên chó vớisố lượng ca bệnh mắc bệnh lớn mới được côngbố ở Vương Quốc Anh và Thụy Điển (Krook vàcs, 1960, Wilkinson, 1960).Rickketts và cs, (1953) cho rằng bệnh tiểuđường hầu như chỉ xuất hiện ở chó già, với tỉ lệmắc bệnh ở chó cái cao hơn ở chó đực khoảng 3lần. Campbel (1958) và Wilkinson (1960) thấyrằng có nhiều chó cái xuất hiện các triệu chứngcủa bệnh tiểu đường sau thời gian động dục.Một số nhà khoa học đã sớm phát hiện sự ảnhhưởng của giống chó đối với tỉ lệ mắc bệnh tiểuđường và cho rằng một số chó thuộc các giốngnhư Dachshund, Spaniel, Poodle, Fox Terriervà Caim Terrier, thường hay mắc bệnh hơn cácgiống chó khác (Wilkinson, 1960). Cùng nămđó Krook (1960) cũng thấy rằng các giốngchó Rottweiler, Dachshund, Spaniel, SwedishHound và Mongrel có xu hướng mắc bệnh nhiềuhơn.Một thời gian sau, Selman và cs, (1994) pháthiện rằng progesterone ngoại sinh có thể kíchthích các tế bào biểu mô ở vú chó cái tiết rahormone tăng trưởng (GH) và điều này có liênquan tới tình trạng mắc bệnh tiểu đường ở chó(Eigenmann và cs, 1983). Ở nghiên cứu sau83KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 4 - 2016(Eigenmann và cs, (1983) thấy rằng những chócái được tiêm progesterone có thể phát triển cáctriệu chứng của bệnh u tuyến yên thể to đầu chi(acromegaly) và bệnh tiểu đường. Những pháthiện này có nghĩa quan trọng trong việc tìm racác nguyên nhân của bệnh tiểu đường và phânloại bệnh, đặc biệt có thể giải thích được nguyênnhân chó cái trong thời kì mang thai hoặc sauđộng dục thường có các triệu chứng như bệnhtiểu đường. Trong thập kỉ trước, các nghiên cứuvề nguyên nhân gây bệnh tiểu đường được quantâm nhiều và được chú trọng tới các tự khángthể và các gen gây bệnh (Davidson và cs, 2008,Short và cs, 2007, Kennedy và cs, 2006).III. TRIỆU CHỨNGHầu hết chó mắc bệnh tiểu đường đều cótriệu chứng như đa niệu, tăng cảm giác khát.Tăng cảm giác khát là triệu chứng thường thấynhất, xuất hiện ở khoảng 93% chó mắc bệnh,trong khi triệu chứng đa niệu chỉ xuất hiện ởkhoảng 77% chó mắc bệnh (Greco, 2001). Chóthường giảm cân nhanh trong khi vẫn ăn nhiều,có khi còn tăng cảm giác thèm ăn. Giảm cân cóthể quan sát được ở 62% chó bệnh. Có khoảng19% chó tăng cảm giác thèm ăn khi mắc bệnh.Những triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều nước,giảm cân thường tiến triển nhanh, qua chừng vàituần lễ. Một triệu chứng nữa có thể xuất hiện vớitần suất 40% ở chó bệnh, đó là mù cấp tính củacả hai mắt do thủy tinh thể bị đục (Greco, 2001).Do hàm lượng đường huyết cao nên glucosexâm nhập vào thủy tinh thể và bị chuyển hóanhiều thành đường sorbitol. Trong khi đó hoạtđộng của men phân giải đường sorbitol (sorbitoldehydrogenase) trong thủy tinh thể rất thấp.Đường sorbitol tích lũy trong thủy tinh thể, tăngáp lực thẩm thấu, hút nước vào trong thủy tinhthể làm cho các tế bào trong thủy tinh thể trươnglên và cấu trúc của nó bị phá hoại, sinh ra bệnhđục thủy tinh thể và chó bị mù. Một số triệu84chứng khác có thể thấy như lông bẩn, cơ bắp bịteo dần, mệt mỏi và nhiễm trùng (Foster, 1975).Ở những chó không được điều trị có thểchuyển sang giai đoạn bị nhiễm xeton-acid (DeCausmaecker và cs, 2009). Khi insulin bị thiếuhụt, sự chuyển hóa lipid ở gan có sự biến đổi.Các acid béo không este-hóa được chuyển hóathành acetyl-CoA chứ không thành triglyceridenhư thông thường. Acetyl-CoA tích tụ lại ở ganvà được chuyển hóa thành acetoacetyl-CoA vàcuối cùng là acid acetoacetic. Cuối cùng gan bắtđầu tạo ra một lượng lớn keton như acetoacetic,beta-hydroxybutyrate và aceton. Sự tích tụ củacác keton, acid lactic trong máu cùng với sự mấtnước và điện giải qua nước tiểu do chó bệnh tiểunhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước, giảm lưulượng tuần hoàn, tăng chuyển hóa acid và sốc.Các cảm giác khó chịu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh tiểu đường ở chó Dịch tễ học Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường ở chó Điều trị bệnh tiểu đường cho chó Thuốc ức chế alpha-glucosidaseGợi ý tài liệu liên quan:
-
CÁC SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
41 trang 72 0 0 -
Bài giảng Bộ môn Dịch tễ học: Dịch tễ học không truyền nhiễm - BS. Lâm Thị Thu Phương
15 trang 45 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến kết cục của nhồi máu tiểu não
6 trang 43 0 0 -
Phân tích số liệu bằng Epi Info 2002 - Mở đầu
5 trang 39 0 0 -
45 trang 38 0 0
-
Báo cáo chuyên đề: Virus bệnh đậu mùa
17 trang 38 0 0 -
Tiểu luận: Báo cáo về bệnh dịch tễ học và các đặc điểm lâm sàng
38 trang 34 0 0 -
Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em (In lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung): Phần 1
83 trang 29 0 0 -
38 trang 27 0 0
-
14 trang 27 0 0
-
Bài giảng Bộ môn Dịch tễ học: Giám sát dịch tễ học - BS. Trần Nguyễn Du
43 trang 25 0 0 -
Bài giảng Nhau cài răng lược trên nhau tiền đạo có vết mổ lấy thai
5 trang 25 1 0 -
234 trang 25 0 0
-
Bài giảng Dịch tễ học về dinh dưỡng các phương pháp nghiên cứu trong dinh dưỡng cộng đồng
39 trang 25 0 0 -
Phương pháp phân tích thể tích
59 trang 25 0 0 -
Giáo trình Phương pháp Nghiên cứu Khoa học - ĐH Y Huế
89 trang 25 0 0 -
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA (Phần 1)
6 trang 24 0 0 -
Bài giảng Dịch tễ hoc môi trường và nghề nghiệp - PGS.TS. Lê Hoàng Ninh
83 trang 23 0 0 -
HealthDL - Một hệ thống thu thập, lưu trữ dữ liệu Y tế lớn
9 trang 23 0 0 -
CÁC SAI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC (ThS. Lê Minh Hữu)
35 trang 23 0 0