Bệnh về tai
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh về tai BỆNH VỀ TAI A- Đại Cương 1- Sự Liên Hệ Giữa Tai Và Tạng Phủ + Theo YHCT Thiên Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình (Linh Khu 4) ghi: Thập nh ị kinhmạch, tam bách lục thập ngũ lạc, kỳ huyệt khí giai thượng vu diện nhi tẩukhông khiếu… Kỳ liệt khí tẩu vu nhi vi thính… (Khí huyết của 12 KinhMạch, 365 Lạc, khí huyết đều chạy lên mặt, tưới nhuần các khiếu (ngũquan)… Khí huyết đi ra trước vào tai, làm cho nó nghe được…). Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10) cũng ghi lạ i sự tuần hành của 6kinh Dương đi qua vùng tai. Tuy 6 kinh âm không trực tiếp đi qua tai nhưngcác kinh Biệt của các kinh Âm này hợp với kinh Biệt của 6 kinh Dương, vìvậ y cũng có liên hệ với Tai. Thiên ‘Mậu Thích’ (Tố Vấn 63) ghi: “Năm Lạc của thủ túc Thiếu âm,Thái âm, túc Dương minh đều hội trong tai”. Thiên ‘Khẩu Vấn’ (Linh Khu 28) ghi: “ Nh ĩ vi tổng mạch chi sốtụ(Tai là nơi tụ tập của các mạch). Thiên ‘Mạch Độ’ (Linh Khu 17) ghi: “Thận khí thông ra tai, Thậnbình thường thì có thể nghe được”. Các đoạn trích dẫn trên cho thấ y có sự liên hệ giữa tai và các Tạngphủ, cơ quan. + Theo YHHĐ Từ năm 1959, các nhà giả i phẫu đã nêu ra sự liên hệ giữa các cơ quantạng phủ và loa tai qua: Các đường tuỷ, nhờ các đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thầnkinh tai to. Não bộ: chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba và nhờ vào dây trunggian Trisberrg và dây lưỡi hầu. Hệ thần kinh thực vật qua các sợi của thần kinh giao cảm và phó giaocảm (kích thích ống tai ngoài gây nấc, ợ hơi, xoa nắn tai gây sôi bụng, nuốt 2- Sinh lý học tai Theo sinh lý học, tai giữ hai nhiệm vụ chính: 1. Tiếp Nhận Âm Thanh: giúp người ta nghe được, nhờ các cấu tạokhá đặc biệt từ n goài vào trong (vì thế có trường hợp do điếc dẫn truyền, liênhệ vớ i tai ngoài, và điếc tiếp nhận liên hệ với tai trong). Sách ‘Nội Kinh’ gọitai là Thám Thính Quan (vị quan ch ủ về nghe). 2. Điều Hòa Thăng Bằng Cơ Thể: do chức năng của tiền đình ở taitrong. Khi tiền đình b ị tổn thương cơ thể sẽ không giữ được thăng bằng.Tiền đình bên phải bị tổ n thương sẽ lệch đầu và mất thăng bằng về bên tráivà ngược lạ i. Trong các sách Đông Y xưa cũng có mô tả một số trường hợpchóng mặt do hỏa bốc lên (làm tổn thương tiền đình ?) gây nên. Theo YHCT: Tai có liên hệ tới Thận (Thận khai khiếu ở tai - Thận khíthông lên tai), đến Can, Đởm, Tam tiêu (đường kinh vận hành) và cũng lànơi hội tụ các tông mạch. Loa tai c ũng có liên hệ đố i với toàn bộ cơ thể: Loa tai là hình ảnh củabào thai lộn ngược. Do đó qua quan sát tai, có thể biết được phần nào bệnhlý của tạng phủ bên trong cơ thể, đồng thời trị liệu ở tai (Nhĩ Châm LiệuPháp) có thể phòng và tr ị bệnh ở cơ thể. B- Triệu chứng Trên lâm sàng, thường gặp 5 loại ch ứng chính về tai: 1. Tai chả y máu: do hỏa ở Thiếu dương hợp với thấp bốc lên, tươngứng vớ i chứng viêm tai giữa của YHHĐ. 2. Tai đau, tai sưng, tai chảy nước, tai chảy mủ … do Can, Đởm vàTam tiêu có thấp, hỏa bùng lên, hoặc do ngoại thương… tương ứng với cácchứng: Nhọt ống tai ngoài, Viêm tai giữa, Viêm xương chũm… 3. Tai ù như ve kêu, do Can Thận âm hư. 4. Nghe kém, nếu không do ngoại vật gây tổn thương màng nhĩ, thì dokhí của Can, Thận uất kết không thông được lên tai. 5. Chóng mặt do Can Thận âm hư, tương ứng chứng rối loạn tiền đìnhdo tai trong Mạch hoà hoãn thường do ngoại thương. Mạch Huyền, Sác thuộc thực hoả của Tam tiêu và Can Đởm. Mạch Hư, Tế thường do Thận hư. C- Nguyên Tắc Điều Trị Theo Hả i Thượng Lãn Ông ( Ấu Ấu Tu Tri - quyển Thủy) thì khi điềutrị tai cần chú ý: Do nhiệt: nên thanh hỏa, dưỡng huyết, trừ thấp, tiêu độc. Do âm hư: nên sơ Can, tư âm. Do can phong: nên bình Can, trừ nhiệt, sơ phong. Do khí bế tắc: nên làm cho khí bế tắc được thư thái, huyết được điềuhòa, còn bên ngoài dùng thuốc đạo dẫn và tuyên thông. Do khí hư trong bào thai: thì tiêu độc và tư nhuận phần âm. Do ngoạ i nhân: dùng cách chữa bên ngoài. Một số phương pháp điều tr ị thường dùng: 1- Sơ Phong Thanh Nhiệt: Thường dùng phép Tân lương giải biểu đểtrị phong nhiệt xâm nhập vào tai hoặc phong hàn hóa nhiệt gây nên. Có cácbiểu hiện như sốt, sợ gió, đau đầu, lưỡi trắng, mạch Phù. Thường dùng cácbài Ngân Kiều Tán (26), Tang Cúc Ẩm (47). Các vị thuốc thường dùng làKinh giới, Cúc hoa, Tang diệp, Ngân hoa, Hạ khô thảo. Phố i hợp với Tân di,Thương nhĩ tử, Thạch xương bồ là các loại thuốc để thông khiếu 2- Tả Hỏa, Giải Độc: Thường dùng thuốc loại hàn lương tả h ỏa đểthanh tả nhiệt uẩn kế t bên trong. Dùng trong trường hợp tà độc truyền vàophần biể u, nhiệt độc ủng tắc nhiều ở tai gây nên đau, sưng, lở loét. Thườngthấy sốt cao, họng khô, lưỡi đỏ tím, mạch Sác có lực. Thường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chữa bệnh về tai y học cổ truyền bệnh thường gặp chữa bệnh theo dân gian tài liệu y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
thường thức bảo vệ sức khỏe mùa đông: phần 1 - nxb quân đội nhân dân
111 trang 276 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 185 0 0 -
6 trang 181 0 0
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
120 trang 175 0 0
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 164 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
97 trang 125 0 0
-
Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
18 trang 125 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt phòng trị chuột rút.
3 trang 84 0 0 -
11 trang 80 0 0
-
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 76 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 73 0 0