Danh mục

Bí ẩn trà đạo Nhật Bản

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.06 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bí ẩn trà đạo Nhật Bản27/02/2010 12:48| Từ khóa : Nhật Bản , Trà đạo Trà đạo dưới con mắt của nhiều người thường xuyên bị bao phủ trong một tấm màn huyền bí. Thật ra, nguyên lý của nó rất đơn giản và phép tắc chỉ gói gọn trong 4 từ “hòa, kính, tinh, mịch”. Trà là thức uống ngàn xưa của các dân tộc Trung Hoa, VN, Nhật Bản, Triều Tiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí ẩn trà đạo Nhật Bản Bí ẩn trà đạo Nhật Bản 27/02/2010 12:48 | Từ khóa : Nhật Bản , Trà đạoTrà đạo dưới con mắt của nhiều người thường xuyên bị bao phủ trong một tấm màn huyền bí. Thật ra, nguyên lý củanó rất đơn giản và phép tắc chỉ gói gọn trong 4 từ “hòa, kính, tinh, mịch”.Trà là thức uống ngàn xưa của các dân tộc Trung Hoa, VN, Nhật Bản, Triều Tiên... Cùng với cà phê, trà cũng có gốc gácngoại lai, là vật thông dụng của người Âu, Mỹ... Tuy nhiên, cùng một loại sản phẩm mà quan niệm về trà, cách thưởng thứctrà rất khác nhau. Có mấy ai ngoài người Nhật biết đến lễ thức dùng trà được nâng lên ngang một “đạo” - trà đạo? Lễ thức dùng trà của người Nhật.Ảnh: S.TKhông ngoài khuôn khổ cuộc sốngTS Sen Soshitsu XV, hậu duệ đời 15 của đại trà sư Sen Rikyiu (1522-1591, người đặt nền móng cho trà đạo ở Nhật Bản vàothế kỷ XVI), nhận xét: “Trà đạo, dưới con mắt của nhiều người nước ngoài thường xuyên bị bao phủ trong một tấm mànhuyền bí.Thật ra, nguyên lý của nó rất đơn giản: Một nhóm nhỏ bạn bè gặp nhau trong vài giờ, cùng nhau dùng thức ăn nhẹ, thưởngthức vài chén trà (dĩ nhiên tuân theo cung cách nhất định) và buông mình vào khoảnh khắc hoàn toàn thư giãn giữa cuộcsống luôn luôn sôi động, đầy rẫy những chuyện trớ trêu”.Để chứng minh, ông dẫn một giai thoại: Một lần đại trà sư Rikyiu tự tay pha chế trà mời vài người bạn thân thưởng ngoạn. Ainấy đều cảm thấy vô cùng thoải mái, như thể vừa xuất thần.Một người hỏi đâu là bí quyết, Rikyiu đáp: “Bí quyết ở chỗ các vị chuẩn bị tâm thế khiêm cung khi thưởng thức trà”. “Thì aichẳng biết chuyện ấy” - người bạn nói.Rikyiu cười: “Vậy thì xin bạn hãy bắt tay chuẩn bị trà hầu quý khách như tôi vừa làm. Tôi sẽ là khách mời của bạn và có thểsẽ trở thành một môn đồ của bạn cũng nên”.Tuy nhiên, trà đạo có những phép tắc của nó. Theo đại trà sư Sen Rikyiu, những phép tắc ấy gói gọn trong bốn từ gốc Hán:wa -kei - sei - jaku (hòa, kính, tinh, mịch).Chúng yêu cầu những người cùng dự lễ thức trà (chanoyu - trà thang) chấp nhận một số quy tắc ứng xử, nhiều khi cũngkhiến ai chưa quen cảm thấy gò bó.Tuy nhiên, theo môn đồ trà đạo, chanoyu chẳng qua là thực hiện những việc vẫn diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằngngày: Vài người bạn ngồi xuống chiếc chiếu, dùng chung một bữa cơm, thưởng thức chén trà.Bốn từ wa - kei - sei - jaku không hàm chứa những gì quá ư cao siêu, huyền bí, ngoài khuôn khổ cuộc sống thường nhật. Đạitrà sư Sen Rikyiu có lần giải thích: “Chanoyu đơn giản là việc nhặt gom than củi, đun sôi siêu nước và pha trà uống với nhau -chỉ có thế mà thôi”.Bình đẳng xã hội 1Wa (hòa) cội nguồn từ Khổng giáo, là đức của con người và cuộc đời. Hòa, thuận hòa, hài hòa, hòa bình, hòa hợp, hòađồng..., chúng ta ai cũng đều rõ nội dung song quan niệm về hòa của trà đạo nhấn mạnh một số nét riêng.Hòa đòi hỏi mọi người trong trà thất tự chuẩn bị cho mình một tâm thế hài hòa với khung cảnh, kiềm chế lòng vị kỷ và sựnóng giận, làm sao cho tư duy và hành xử của mình hòa hợp với mọi người.Chữ hòa của trà đạo đề cao tính trang trọng và nét thanh bần vốn là tinh chất của cuộc đời bình dị, nhờ vậy tạo nên đượckhoảnh khắc tách biệt hẳn cuộc sống xô bồ hiện hữu bên ngoài.Hòa đòi hỏi mọi người đồng thuận thực hành một số quy định như cúi người đến mức nào khi chào nhau, chuyện trò trong tràthất nên hướng vào những chủ đề gì, khách dự cần giữ im lặng đến lúc nào mới nên cất lời phá bầu không khí tĩnh mịch...Ý nghĩa sâu xa của chữ hòa ở đây là sự bình đẳng xã hội của mọi người trong trà thất. Đã vào đây thì ai cũng như ai, khôngcần biết thân thế của mỗi người cao sang hay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: