Biến đổi hình thái trong phát sinh phôi soma thông qua nuôi cấy mô sẹo Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi hình thái trong phát sinh phôi soma thông qua nuôi cấy mô sẹo Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng) Tạp chí Công nghệ Sinh học 16(2): 279-284, 2018 BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI TRONG PHÁT SINH PHÔI SOMA THÔNG QUA NUÔI CẤY MÔ SẸO TAM THẤT HOANG (PANAX STIPULEANATUS H.T.TSAI ET K.M.FENG) Nguyễn Thị Ngọc Hương*, Trần Hùng, Trương Thị Đẹp Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh * Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail: ngochuongyd82@gmail.com Ngày nhận bài: 05.8.2017 Ngày nhận đăng: 02.4.2018 TÓM TẮT Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều hợp chất saponin trong thân rễ Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng) có tác dụng giảm căng thẳng, điều hòa khí huyết, tăng cường sinh lực, đặc biệt chống lại một số dòng tế bào ung thư. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cá thể Tam thất hoang trong tự nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn khai thác bừa bãi. Đã có nhiều loài cây thuốc có giá trị cao thuộc chi Panax được nhân giống bằng cách tạo phôi vô tính từ thân, lá và cuống lá vì mô non dễ đáp ứng cho sự phát sinh phôi hơn. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về sự phát sinh phôi soma gián tiếp thông qua mô sẹo có nguồn gốc từ thân rễ của Tam thất hoang. Trong nghiên cứu này, khúc cắt thân rễ tạo mô sẹo sau 24 tuần nuôi cấy trên môi trường MS ½ đa lượng có bổ sung lần lượt 2,4-D nồng độ cao (2 mg/l 2,4-D trong 8 tuần đầu và cấy chuyển sang môi trường 1 mg/l 2,4-D trong 16 tuần tiếp theo). Mô sẹo có các cụm tế bào đẳng kính rời rạc được chuyển sang môi trường có bổ sung 0,5 mg/l NAA để thu nhận tế bào có khả năng sinh phôi. Mô sẹo phát triển trên môi trường này trở nên nhão hơn với các cụm tế bào có đặc tính của tế bào sinh phôi: kích thước nhỏ, đẳng kính, nhân to, thấy rõ hạch nhân và tế bào chất đậm đặc. Sự hình thành những cụm gồm các cấu trúc hình cầu, kích thước đồng đều xảy ra tại thời điểm 28 tuần trên môi trường có bổ sung NAA. Các cấu trúc giống phôi này trải qua các giai đoạn phát triển: phôi hình cầu muộn, hình tim và tử diệp trên môi trường có bổ sung 0,5 mg/l BA, 1 mg/l GA3. Bên cạnh đó, có sự xuất hiện của phôi bất thường chỉ chỉ tạo rễ, tạo chồi hoặc lá. Từ khóa: Mô sẹo, Panax, phôi soma,Tam thất hoang, thân rễ MỞ ĐẦU tốt và ít nhiễm bệnh. Việc tạo phôi soma in vitro đã được thực hiện thành công ở nhiều cây thuộc chi Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et Panax như: Nhân sâm (Panax ginseng C.A.Meyer), K.M.Feng) là loài cây thuốc thuộc họ Ngũ gia bì sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), (Araliaceae) chứa các hợp chất chống oxy hóa hỗ trợ Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F.H.Chen) điều trị ung thư (Liang et al., 2010; Võ Văn Chi, 2012). (Kim et al., 2012; Nhut et al., 2012; Truong et al., Do nhu cầu tiêu thụ loại cây thuốc này tăng nhanh, dẫn 2013; You et al., 2012). đến việc khai thác bừa bãi chúng trong điều kiện tự Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để góp nhiên, khiến cho số lượng cá thể bị giảm sút nghiêm phần tạo được nguồn vật liệu ổn định, đồng nhất với trọng và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng (Nguyễn Tiến số lượng lớn phục vụ cho các nghiên cứu sinh lý học, Bân, 2009). Hiện nay, Tam thất hoang thường được giải phẫu học. Từ đó, hỗ trợ cho các cho công tác nhân giống theo cách giâm cành trong vườn ươm bằng bảo tồn giống và tiếp tục khai thác các hợp chất có vật liệu là thân rễ vì khó thu hạt với số lượng lớn do chỉ dược tính ở loài này mà không ảnh hưởng đến số ra hoa một lần trong năm và hoa rất khó đậu trái. Do lượng các thể trong tự nhiên. đó, hệ số nhân giống của loài cây này thấp, chưa đáp ứng được về nhu cầu cây giống để sản xuất. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Trong các nghiên cứu nhân giống in vitro các cây thuộc họ này, sự phát sinh phôi soma có nhiều Vật liệu ưu điểm phù hợp để tạo được số lượng lớn cây con đồng nhất, mang rễ mầm và chồi mầm với sức sống Thân rễ cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus 279 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Công nghệ Sinh học Bài viết về sinh học Tam thất hoang Phát sinh phôi soma Nuôi cấy mô sẹo Tam thất hoangGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vi nhân giống lan Nhất điểm hoàng (Dendrobium heterocarpum Lindl.)
9 trang 25 0 0 -
10 trang 23 0 0
-
Giới thiệu về di truyền học và hệ gen
9 trang 21 0 0 -
Vi nhân giống cây Ruscus (Ruscus aculeatus L.)
7 trang 19 0 0 -
9 trang 18 0 0
-
9 trang 18 0 0
-
Xác định loại globulin miễn dịch của kháng thể được sinh ra từ tế bào hybridoma A6G11C9
6 trang 18 0 0 -
8 trang 17 0 0
-
Biểu hiện protein interleukin-7 tái tổ hợp trong dòng tế bào thuốc lá BY-2
6 trang 16 0 0 -
Điều hòa biểu hiện Klotho bởi tín hiệu PI3K trong tế bào tua
9 trang 16 0 0 -
8 trang 16 0 0
-
Phân tích tổng quát dựa trên hệ gen học của họ gen Rboh ở cây đậu tương [(Glycine max L. Merr.)].
11 trang 15 0 0 -
11 trang 14 0 0
-
Vi nhân giống hồng môn (anthurium andraeanum) qua nuôi cấy lớp mỏng tế bào
8 trang 14 0 0 -
11 trang 14 0 0
-
Đặc tính enzyme lipase cố định trên chất mang chitosan Fe3O4 bằng liên kết đồng hóa trị
7 trang 14 0 0 -
12 trang 13 0 0
-
Vi nhân giống cây giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) bằng kỹ thuật nuôi cấy đốt thân
6 trang 13 0 0 -
Nghiên cứu tối ưu điều kiện sản xuất sinh khối nấm men Saccharomyces cerevisiae Sc2.75
8 trang 13 0 0 -
Công nghệ gen trong tạo cây ngô chịu hạn và những triển vọng mới
25 trang 13 0 0