Danh mục

Biến đổi khí hậu, những thách thức và cơ hội đối với ngành Du lịch Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.56 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Biến đổi khí hậu, những thách thức và cơ hội đối với ngành Du lịch Việt Nam trình bày: Biến đổi khí hậu đã và đang là nguy cơ lớn đối với sự phát triển của nhân loại trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo. Biến đổi khí hậu tác động đến mọi mặt của hoạt động sản xuất và đời sống,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi khí hậu, những thách thức và cơ hội đối với ngành Du lịch Việt NamBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚINGÀNH DU LỊCH VIỆT NAMTRẦN VĂN ANHTrường Đại học Quảng NamTóm tắt: Biến đổi khí hậu đã và đang là nguy cơ lớn đối với sự phát triển củanhân loại trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo. Biến đổi khí hậu tác độngđến mọi mặt của hoạt động sản xuất và đời sống. Những tác động của biếnđổi khí hậu có thể gây ra những hậu quả lớn về người và của. Mỗi quốc gia,vùng lãnh thổ, mỗi ngành nghề chịu tác động ở những mức độ khác nhau.Đối với ngành du lịch, tác động của biến đổi khí hậu có thể nhìn nhận ở 2mặt: tích cực và tiêu cực.1. ĐẶT VẤN ĐỀDu lịch đã và đang là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trênthế giới, trong đó có nước ta. Du lịch là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả vàtác động đến nhiều ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ; từ các hoạtđộng sản xuất vật chất đến các hoạt động văn hóa tinh thần. Dịch vụ du lịch phát triểnnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao khi đời sống và trình độ của xã hội tăng cao. Hoạtđộng du lịch diễn ra khắp mọi nơi, mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Mức độ sôi động hiệuquả của hoạt động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ phát triển, mức sống, tàinguyên du lịch, các yếu tố thời tiết, khí hậu...Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Các kết quả nghiên cứu quốctế và trong nước cho thấy mức độ và phạm vi tác động ngày càng rộng lớn và sâu sắc.Biến đổi khí hậu được nhận diện qua một số yếu tố cơ bản như nhiệt độ Trái Đất tănglên và có biến động cục bộ (nơi nóng lên và nơi hạ thấp đột ngột), lượng mưa biến độngmạnh mẽ và có dấu hiệu tăng lên vào mùa mưa nhiều và giảm vào mưa ít, hiện tượngmưa cục bộ với cường độ lớn và thời gian kéo dài tăng, hạn hán xuất hiện thườngxuyên, kéo dài và diễn ra trên diện rộng, hoạt động của bão ngày càng khắc nghiệt hơnnhư số cơn tăng nhanh, cấp bão ngày càng lớn và diễn biến phức tạp; hiện tượng ElNino xuất hiện thường xuyên hơn, hệ thống gió mùa có những biến động khác thườngso với nhiều năm. Trong vòng 50 năm qua, mực nước biển đã dâng 20cm (trung bình18mm/năm giai đoạn 1961-1992 và 3,1mm/năm giai đoạn 1993-2003), băng ở Bắc cựcgiảm 2,7%/thập kỷ và giảm 7% từ 1990 đến nay, nhiệt độ tăng trung bình khoảng 0,60Ctrong gần 1 thế kỷ qua. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ tăng 0,70C, mựcnước biển dâng 20cm, số đợt không khí lạnh giảm nhưng các đợt kéo dài, gây rét đậm,rét hại; bão mạnh, di chuyển vào phía Nam, kết thúc muộn, bão diễn biến phức tạp vềhướng và cường độ [1].Biến đổi khí hậu đã tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi khu vực trên Trái Đất từvùng Cực băng giá đến các vùng hoang mạc khô hạn, từ ngành nông nghiệp – ngưnghiệp (được xem là ảnh hưởng nặng nề nhất) đến công nghiệp, dịch vụ - du lịch và đờiTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 104-109BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH...105sống sản xuất, sinh hoạt của người dân, tác động từ các vùng đồng bằng ven biển đếnvùng trung du, miền núi với các mức độ và hình thức khác nhau. Những tác động củabiến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nhiều mặt của các ngành kinh tế, trong đó du lịch là mộttrong những ngành có những tác động hai chiều: cả thách thức và cơ hội cho phát triển.2. CÁC TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾNNGÀNH DU LỊCH2.1. Tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch vùng biển, ven biển và đảoNhững tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch được thể hiện trênnhiều mặt. Trước hết, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm mực nước biển và cácđại dương dâng cao. Theo các các kịch bản dự báo đến năm 2100, mực nước biển ở bờbiển Việt Nam có thể dâng lên 0,75m – 1m dẫn đến làm ngập một diện tích lãnh thổ rấtlớn của nước ta [1]. Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km [3], trên dọc bờ biển cóhàng trăm (đã có 125 bãi biển được xác định, xếp loại có giá trị du lịch) bãi biển đẹptầm cỡ khu vực và thế giới như Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Hội An, Nha Trang, VũngTàu, Phú Quốc, Cù Lao Chàm... [2]. Với đặc điểm là địa hình ven biển thấp, nhất là haiđồng bằng sông Hồng (vùng ven biển Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng..), sông CửuLong (Bán đảo Cà Mau, Sóc Trăng...) và các vũng vịnh, đầm phá, vùng cửa sông và bãicát bồi ven biển (khu vực miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Vũng Tàu) [3], khi mựcbiển dâng sẽ nhấn chìm nhiều bãi biển (nhiều bãi biển sẽ biến mất), thu hẹp diện tíchhầu hết các bãi biển (ảnh hưởng tới gần 100% số bãi biển và trên 85% diện tích các bãibiển), các hệ sinh thái có giá trị du lịch (rừng ngập mặn khu vực cửa sông, vùng đồngbằng sông Cửu Long, sông Hồng, rạn san hô khu vực miền Trung...) và các cảnh quandu lịch ven biển - đảo (vịnh Hạ Long, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo...). Điều nàylàm cho khả năng khai thác các bãi biển vào mục đích du lịch sẽ bị hạn chế, giảm sút,thậm chí là không thể khai thác. Các cảnh quan và hệ sinh thái trên và ven biển sẽ bị thuhẹp, thậm chí là biến mất không thể khai thác vào mục đích du lịch. Khu vực miềnTrung có số lượng bãi biển có giá trị cho phát triển du lịch nhiều nhất nước, mặc dầu độcao trung bình của các bãi biển là tương đối cao (0-3m) nhưng do đường đẳng sâu 20mđi sát bờ [3], nên khi mực nước biển dâng làm cho diện tích các bãi biển vốn đã hẹp sẽcàng bị thu hẹp, độ sâu ở các bãi biển sẽ tăng lên làm cho giá trị, độ hấp dẫn và khảnăng khai thác vào các hoạt động du lịch bị giảm sút hoặc không thể diễn ra, độ rủi rokhi tắm biển sẽ tăng (do độ sâu tăng và diện tích bãi tắm hẹp). Những tác động này sẽbuộc các dự án du lịch ven biển cần phải thiết kế phù hợp để thích ứng do đó sẽ dẫn đếnlàm tăng chi phí đầu tư và tăng độ rủi ro trong quá trình thiết kế, vận hành, khai thác.Trong khi đó, nhu cầu du lịch biển và tắm biển là một xu hướng phát triển mạnh của dukhách trên thế giới trong thế kỷ 21, điều này làm cho quy mô và hiệu q ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: