Biến đổi văn hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống của người Êđê ở huyện M'đrắk, tỉnh Đắk Lắk
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 219.71 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nài viết này nhằm đánh giá những tác động của sự biến đổi văn hóa đang diễn ra ở cộng đồng người Êđê ở huyện Mđrắk và để xuất hướng giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống ở huyện Mđrắk, giúp bà con phát triển kinh tế và tiếp tục duy trì những nét văn hóa đặc sắc có ở trong đời sống người Êđê ở huyện Mđrắk hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi văn hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống của người Êđê ở huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở HUYỆN MĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK CN. Y Nei Rah Lan, CN. H’Wen Alio Trung tâm KHXH&NV Tây Nguyên Tóm tắt: Trong bối cảnh đất nước đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế; vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa dân tộc kết hợp học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại cần đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy, bài viết này nhằm đánh giá những tác động của sự biến đổi văn hóa đang diễn ra ở cộng đồng người Êđê ở huyện Mđrắk và để xuất hướng giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thồng ở huyện Mđrắk, giúp bà con phát triển kinh tế và tiếp tục duy trì những nét văn hóa đặc sắc có ở trong đời sống người Êđê ở huyện Mđrắk hiện nay. từ khóa: Biến đổi văn hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống của người Êđê. 1. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở HUYỆN MĐRẮK 1.1. Biến đổi văn hóa vật chất Trong thập niên tám mươi của thế kỷ XX kinh tế - xã hội nước ta lúc đó bị khủng hoảng nghiêm trọng. Nhằm thoát khỏi tình trạng trên, Đảng, nhà nước ta đã ban hành chính sách đổi mới: Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở khu vực Tây Nguyên, đã xây dựng một số vùng kinh tế mới cho đồng bào dân tộc; đưa người Kinh vào ở xen kẽ nhằm hướng dẫn đồng bào về phương thức canh tác, đồng thời đưa phương thức và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; mở mang trường học, các cơ sở y tế để nâng cao dân trí và sức khỏe cho đồng bào. Chính những điều trên đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi nền văn hóa truyền thống của người Êđê ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào Êđê ở huyện Mđrắk nói riêng. Trước kia, ở huyện Mđrắk môi trường tự nhiên rất phong phú và đa dạng người Êđê có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, tạo ra các vật dụng hằng ngày. Nguồn thực phẩm chủ yếu từ săn bắt và chăn nuôi. Do đó, bữa ăn của họ khá đơn giản và đạm bạc. Mỗi khi có tiệc tùng hay lễ hội, bữa ăn có thêm các món ăn phong phú hơn, họ vừa ăn vừa uống rượu cần. Từ trẻ em đến cụ già, từ nam tới nữ đều biết uống rượu cần và coi đó là thú vui, thuốc lá là đồ hút cho cả nam lẫn nữ. Nhưng nay tiến bộ hơn, các bài thuốc hái từ cây, lá rừng ít người sử dụng, người ta đi khám bệnh xin thuốc, mua thuốc tại các trạm xá bệnh viện. Người ta ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh, thức ăn mua từ chợ phong phú đạm bạc hơn, nhiều người có nhu cầu ăn ngon, uống nhiều thức uống ngon bổ, sử dụng nguồn nước sạch,v.v… Trang phục truyền thống chủ yếu chỉ còn ở người cao tuổi trong buôn. Thanh niên không mặc áo quần truyền thống, họ ưa chuộng quần jean, áo thun theo phong cách người Việt, bị “Việt hóa” họ chỉ mặc trang phục truyền thống trong các buổi lễ hội. Trang phục phổ biến nhất của người Êđê xưa kia là nam đóng khố nữ mặc váy. Trong những ngày lễ hội hoặc đi chơi, phụ nữ thường mặc váy mảnh theo kiểu quấn quanh thân, có hoa văn ở cạp và gấu. Áo có thêu hoa văn ở vai, dọc theo nách, cổ tay 30 và gấu áo. Trang sức của người Êđê khá phong phú. Đến tuổi trưởng thành, họ đều cưa những chiếc răng cửa. Trẻ em một hai tuổi đã phải xâu lỗ tai. Con trai, con gái đều đeo hoa tai và vòng đồng ở cổ tay. Con gái thường đeo hoa tai được tiện bằng ngà voi khá to, ngược lại con trai đeo những chiếc khuyên tròn bằng đồng ở cổ. Ngày nay, nhu cầu mặc đẹp thường theo kiểu lịch sự, hiện đại như người Việt, các trang sức cũng đã thay đổi nhiều, bằng vàng hoặc bằng đá quý… Khi đặt chân đến các buôn trên địa bàn huyện Mđrắk rất khó tìm được ngôi nhà sàn dài truyền thống bằng mái tranh, phên nứa mà thay vào đó là những nhà xây theo kiến trúc của người Việt. Đa phần các ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ thiên nhiên, các bậc thang được bê tông hóa, không còn biểu trưng cho chế độ mẫu hệ là cầu thang được trang hoàng bằng những bầu vú cách điệu, là những bậc được đẽo kỳ công đậm chất văn hóa. Nhà rông truyền thống đã không còn hiện hữu trong tâm trí bà con nữa mà thay vào đó là sự can thiệp của nhà nước là hàng loạt các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng. Nghệ thuật tạo hình của người Êđê huyện Mđrắk khá độc đáo, thể hiện ở điêu khắc, chạm trổ, trang trí hoa văn trên vật dụng hằng ngày, nhà cửa, tượng nhà mồ phong phú, đa dạng có nhiều ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống. Nhưng nay, những yếu tố truyền thống độc đáo ấy không còn nữa mà văn hóa chạm trổ, điêu khắc, trang trí đều ảnh hưởng sâu sắc nét văn hóa hiện đại. Khi xã hội tiến bộ hơn người ta không còn nhu cầu làm nhà sàn dài mà là nhà xây cho sáng sủa, lịch sự, ngăn nắp hơn, các trang thiết bị dụng cụ sử dụng trong gia đình được mua về hợp với thời đại. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, người Êđê huyện Mđrắk vốn là g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi văn hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống của người Êđê ở huyện Mđrắk, tỉnh Đắk Lắk BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở HUYỆN MĐRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK CN. Y Nei Rah Lan, CN. H’Wen Alio Trung tâm KHXH&NV Tây Nguyên Tóm tắt: Trong bối cảnh đất nước đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế; vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa dân tộc kết hợp học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại cần đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy, bài viết này nhằm đánh giá những tác động của sự biến đổi văn hóa đang diễn ra ở cộng đồng người Êđê ở huyện Mđrắk và để xuất hướng giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thồng ở huyện Mđrắk, giúp bà con phát triển kinh tế và tiếp tục duy trì những nét văn hóa đặc sắc có ở trong đời sống người Êđê ở huyện Mđrắk hiện nay. từ khóa: Biến đổi văn hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống của người Êđê. 1. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở HUYỆN MĐRẮK 1.1. Biến đổi văn hóa vật chất Trong thập niên tám mươi của thế kỷ XX kinh tế - xã hội nước ta lúc đó bị khủng hoảng nghiêm trọng. Nhằm thoát khỏi tình trạng trên, Đảng, nhà nước ta đã ban hành chính sách đổi mới: Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở khu vực Tây Nguyên, đã xây dựng một số vùng kinh tế mới cho đồng bào dân tộc; đưa người Kinh vào ở xen kẽ nhằm hướng dẫn đồng bào về phương thức canh tác, đồng thời đưa phương thức và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; mở mang trường học, các cơ sở y tế để nâng cao dân trí và sức khỏe cho đồng bào. Chính những điều trên đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi nền văn hóa truyền thống của người Êđê ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào Êđê ở huyện Mđrắk nói riêng. Trước kia, ở huyện Mđrắk môi trường tự nhiên rất phong phú và đa dạng người Êđê có thể tận dụng để ăn uống và giữ gìn sức khỏe, tạo ra các vật dụng hằng ngày. Nguồn thực phẩm chủ yếu từ săn bắt và chăn nuôi. Do đó, bữa ăn của họ khá đơn giản và đạm bạc. Mỗi khi có tiệc tùng hay lễ hội, bữa ăn có thêm các món ăn phong phú hơn, họ vừa ăn vừa uống rượu cần. Từ trẻ em đến cụ già, từ nam tới nữ đều biết uống rượu cần và coi đó là thú vui, thuốc lá là đồ hút cho cả nam lẫn nữ. Nhưng nay tiến bộ hơn, các bài thuốc hái từ cây, lá rừng ít người sử dụng, người ta đi khám bệnh xin thuốc, mua thuốc tại các trạm xá bệnh viện. Người ta ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh, thức ăn mua từ chợ phong phú đạm bạc hơn, nhiều người có nhu cầu ăn ngon, uống nhiều thức uống ngon bổ, sử dụng nguồn nước sạch,v.v… Trang phục truyền thống chủ yếu chỉ còn ở người cao tuổi trong buôn. Thanh niên không mặc áo quần truyền thống, họ ưa chuộng quần jean, áo thun theo phong cách người Việt, bị “Việt hóa” họ chỉ mặc trang phục truyền thống trong các buổi lễ hội. Trang phục phổ biến nhất của người Êđê xưa kia là nam đóng khố nữ mặc váy. Trong những ngày lễ hội hoặc đi chơi, phụ nữ thường mặc váy mảnh theo kiểu quấn quanh thân, có hoa văn ở cạp và gấu. Áo có thêu hoa văn ở vai, dọc theo nách, cổ tay 30 và gấu áo. Trang sức của người Êđê khá phong phú. Đến tuổi trưởng thành, họ đều cưa những chiếc răng cửa. Trẻ em một hai tuổi đã phải xâu lỗ tai. Con trai, con gái đều đeo hoa tai và vòng đồng ở cổ tay. Con gái thường đeo hoa tai được tiện bằng ngà voi khá to, ngược lại con trai đeo những chiếc khuyên tròn bằng đồng ở cổ. Ngày nay, nhu cầu mặc đẹp thường theo kiểu lịch sự, hiện đại như người Việt, các trang sức cũng đã thay đổi nhiều, bằng vàng hoặc bằng đá quý… Khi đặt chân đến các buôn trên địa bàn huyện Mđrắk rất khó tìm được ngôi nhà sàn dài truyền thống bằng mái tranh, phên nứa mà thay vào đó là những nhà xây theo kiến trúc của người Việt. Đa phần các ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ thiên nhiên, các bậc thang được bê tông hóa, không còn biểu trưng cho chế độ mẫu hệ là cầu thang được trang hoàng bằng những bầu vú cách điệu, là những bậc được đẽo kỳ công đậm chất văn hóa. Nhà rông truyền thống đã không còn hiện hữu trong tâm trí bà con nữa mà thay vào đó là sự can thiệp của nhà nước là hàng loạt các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng. Nghệ thuật tạo hình của người Êđê huyện Mđrắk khá độc đáo, thể hiện ở điêu khắc, chạm trổ, trang trí hoa văn trên vật dụng hằng ngày, nhà cửa, tượng nhà mồ phong phú, đa dạng có nhiều ý nghĩa biểu trưng cho cuộc sống. Nhưng nay, những yếu tố truyền thống độc đáo ấy không còn nữa mà văn hóa chạm trổ, điêu khắc, trang trí đều ảnh hưởng sâu sắc nét văn hóa hiện đại. Khi xã hội tiến bộ hơn người ta không còn nhu cầu làm nhà sàn dài mà là nhà xây cho sáng sủa, lịch sự, ngăn nắp hơn, các trang thiết bị dụng cụ sử dụng trong gia đình được mua về hợp với thời đại. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, người Êđê huyện Mđrắk vốn là g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục đại học Biến đổi văn hóa Bảo tồn văn hóa truyền thống Văn hóa truyền thống người Êđê Trang phục truyền thống người Êđê Nghệ thuật tạo hình người ÊđêTài liệu liên quan:
-
10 trang 222 1 0
-
171 trang 216 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 215 0 0 -
27 trang 214 0 0
-
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 171 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 169 0 0 -
200 trang 160 0 0
-
7 trang 159 0 0
-
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
0 trang 140 0 0