Danh mục

Biến động kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc ở vùng ven thành phố Sơn La

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 314.08 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cũng phân tích những ưu điểm của hệ kinh nghiệm truyền thống này đối với quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã làm rõ được những biến động kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc ở vùng ven thành phố Sơn La trong quá trình đô thị hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến động kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc ở vùng ven thành phố Sơn La BIẾN ĐỘNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI THÁI TRONG CANH TÁC ĐẤT DỐC Ở VÙNG VEN THÀNH PHỐ SƠN LA Nguyễn Thị Hồng Viên Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt Dân tộc Thái đã định cư tập trung ở vùng núi Tây Bắc từ khoảng thế kỷ XVIII, hình thành “vùng Thái” gồm 16 mường, phân bố tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Dân tộc Thái có truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời, hình thành và tích lũy được những tri thức bản địa có giá trị, nhất là trong quản lý, bảo vệ hiệu quả đất dốc. Quá trình đô thị hóa ở vùng ven thành phố Sơn La diễn ra một cách mạnh mẽ từ khi thị xã Sơn La được thành lập (năm 2005), đã gây ra nhiều thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Thái, đặc biệt là những biến động trong canh tác đất dốc, gây tác động theo hướng bất lợi, làm mai một, mất dần những kiến thức truyền thống mà những chương trình, dự án phát triển nông thôn chưa tính đến. Nghiên cứu này đã thu thập hệ thống kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc ở Sơn La. Nghiên cứu cũng phân tích những ưu điểm của hệ kinh nghiệm truyền thống này đối với quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã làm rõ được những biến động kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc ở vùng ven thành phố Sơn La trong quá trình đô thị hóa. ĐẶT VẤN ĐỀ Dân tộc Thái đã định cư tập trung ở vùng núi Tây Bắc từ khoảng thế kỷ XVIII, hình thành “vùng Thái”, với hệ thống 16 mường nằm tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Người Thái thường chọn định cư trong các thung lũng, sống phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, dung hòa với thiên nhiên và đã tích lũy được hệ thống kiến thức truyền thống phong phú, đa dạng. 222 Quá trình đô thị hóa hiện nay đã kéo theo nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống hàng ngày của cư dân địa phương, trong đó có cộng đồng dân tộc Thái. Văn hóa truyền thống bị đe dọa mai một, tri thức bản địa canh tác đất dốc và kinh nghiệm sản xuất truyền thống phù hợp với điều kiện địa phương bị mất dần. Điều này đã được nhận diện rõ khi một số dự án phát triển cộng đồng không đạt được kết quả kỳ vọng, do kiến thức bản địa truyền thống của cộng đồng liên quan đến sản xuất nông lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và quản lý cộng đồng đã bị bỏ qua trong quá trình thực hiện dự án. Để đánh giá được hiện trạng và hệ quả của sự biến động hệ thống kiến thức này trong quá trình đô thị hóa thành phố Sơn La, tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Biến động kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác đất dốc ở vùng ven thành phố Sơn La”. 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp Nghiên cứu đã thu thập được các tài liệu thứ cấp từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, Thư viện tỉnh Sơn La, ủy ban nhân dân các phường nghiên cứu, các nhà dân tộc học nghiên cứu về dân tộc Thái... Quá trình thu thập tài liệu thứ cấp được định hướng chủ yếu vào các lĩnh vực là kiến thức bản địa, văn hóa Thái ở Việt Nam, kinh nghiệm canh tác bền vững trên đất dốc của cộng đồng. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp và chọn lọc thông tin phù hợp để xây dựng kế hoạch nghiên cứu, soạn bộ khung các câu hỏi mở, phục vụ cho việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ. 1.2. Phương pháp điều tra thực địa đánh giá nhanh nông thôn Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật điều tra chính là quan sát và phỏng vấn. Phỏng vấn được thực hiện với bộ khung câu hỏi mở được chuẩn bị trước và các câu hỏi phát sinh trong quá trình quan sát. Tổng cộng đã thực hiện phỏng vấn được 100 hộ, tại 5 phường: Chiềng An, Chiềng Cọ, Chiềng Ngần, Chiềng Đen và Chiềng Xôm. Đây là các phường nằm ven thành phố Sơn La. Mỗi phường điều tra tại 2 bản, mỗi bản phỏng vấn 10 hộ. Tiêu chí chọn hộ phỏng vấn là có người cao tuổi, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Việc lựa chọn này được thực hiện trên cơ sở có sự giúp đỡ của các cán bộ địa phương. 223 Nội dung phỏng vấn tập trung vào kiến thức bản địa của người Thái trong chọn đất, canh tác (tiêu chí chọn đất, những đặc điểm của đất, cách xử lý để làm tăng chất lượng đất, loại cây trồng, công cụ canh tác phù hợp, những tín ngưỡng liên quan đến các hoạt động trồng trọt...), nông lâm kết hợp và trao đổi hàng hóa (kỹ thuật xen canh, các sản phẩm nông lâm nghiệp chính và trao đổi trên thị trường), tài nguyên chung (đặc biệt chú ý đến những nguyên tắc của cộng đồng trong sử dụng các nguồn tài nguyên chung), các vấn đề tồn tại và hướng giải quyết... 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1. Một số đặc điểm văn hóa của cộng đồng người Thái ở Sơn La Dân tộc Thái có truyền thống định cư tại các thung lũng có dòng chảy, hình thành lối sống văn hóa vừa dựa vào trồng lúa, vừa săn bắt, hái lượm, khai thác tài nguyên của núi rừng và đánh cá ở sông suối. Người Thái đã tạo lập được hệ sinh thái nhân văn của mình khá hoàn hảo. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa đảm bảo nhu cầu cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, vừa đảm bảo sự tái tạo tài nguyên. Toàn bộ đất tự nhiên của bản, mường theo truyền thống được chia thành 6 phần (Vi Trọng Liên, 2002): + Sông suối cung cấp nước sinh hoạt, nguồn tạo mương phai, lái, lín (hệ thống thủy lợi của người Thái), nguồn cung cấp thủy sản, nơi trú ngụ của thần chủ nước (chảu nặm). + Các khu rừng thiêng (đông căm) của bản, trung tâm mường, tuyệt đối không được chặt phá, đốt. Đây được quy định là nơi cúng tế thần chủ đất và nước. + Các khu rừng săn (đon húa) cấm đốt, phá để thú rừng lui tới kiếm ăn, bắt mồi. Đây là nơi bản mường tổ chức săn gióng (săn tập thể). + Rừng lấ ...

Tài liệu được xem nhiều: