Biến lời chỉ trích thành thông tin có ích để điều hành công ty
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 192.39 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Biến lời chỉ trích thành thông tin có ích để điều hành công ty
Sự bất bình của khách hành, nhận xét tiêu cực của các đối tác, những lời chê bai của cấp dưới – đều có thể làm bạn nổi đóa. Cần phải coi những lời chỉ trích như những thông tin tích cực giúp bạn đánh giá lại thực tế công việc kinh doanh của mình. Nếu làm được như thế, tức là bạn đã biết cách nhìn nhận cuộc sống bằng con mắt tích cực và có lợi cho mình. Nhưng làm thế nào để có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến lời chỉ trích thành thông tin có ích để điều hành công ty Biến lời chỉ trích thành thông tin có ích để điều hành công ty Sự bất bình của khách hành, nhận xét tiêu cực của các đối tác, những lời chê bai của cấp dưới – đều có thể làm bạn nổi đóa. Cần phải coi những lời chỉ trích như những thông tin tích cực giúp bạn đánh giá lại thực tế công việc kinh doanh của mình. Nếu làm được như thế, tức là bạn đã biết cách nhìn nhận cuộc sống bằng con mắt tích cực và có lợi cho mình. Nhưng làm thế nào để có thể được như vậy? Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia tâm lý. Nhìn nhận lời chỉ trích trên góc độ là một người trưởng thành Không ai thích bị phê bình. Và điều này là dễ hiểu vì nó làm chúng ta đau đớn. Thậm chí, nếu có ai đó phê bình bạn với ý tốt vì muốn giúp đỡ, bạn cũng vẫn cảm thấy như bị chạm nọc. Nên hiểu rằng nếu lời chỉ trích làm bạn khó chịu, thì thông thường là tín hiệu cho thấy người phê bình đã nói đúng. Vì vậy, không nên tự vỗ về bản thân rằng mọi người đã đối xử không công bằng với mình. Sự đau đớn này là động lực để phát triển, nó có thể chỉ cho bạn thấy điều gì cần phải thay đổi. Khi còn bé, đằng sau những lời chỉ trích là các hình phạt chứ không chỉ đơn thuần là một bài học. Và điều này đã hằn sâu trong tiềm thức chúng ta phản ứng của một đứa trẻ sợ hãi, hoặc là đồng ý và tự kết tội bản thân hay là cãi lại và chống đối. Cả hai cách đều không mang lại kết quả tích cực. Chúng ta nên tiếp nhận những lời chỉ trích không phải trên góc độ của một đứa bé mà phải trên góc độ một người trưởng thành. Và nên cảm ơn vì những thông tin hữu ích đã nhận được. Có những phương pháp tâm lý cho phép làm thay đổi những cảm xúc tiêu cực và nhận thấy mặt tích cực từ những lời chỉ trích. Ví dụ, khi bị người đối thoại phê bình, hãy hỏi lại họ: “Anh khuyên tôi phải làm gì trong trường hợp này? Anh có thể quân sư cho tôi cách giải quyết như thế nào?”. Hãy cho người đối thoại thấy sự quan tâm của bạn đến ý kiến của anh ta. Điều này ít nhất cũng sẽ làm thay đổi cảm xúc tiêu cực của người đối diện. Thứ hai, thủ thuật này giúp bạn hiểu rõ tình thế. Có câu châm ngôn: “Chỉ có người không làm gì mới không mắc sai lầm”. Tất cả mọi người đều có những lúc phạm phải sai lầm, và đấy là điều bình thường. Và cũng tự nhiên, khi bạn cần phải học hỏi ở ai đó điều gì đấy. Nếu bị chỉ trích, có nghĩa cuộc sống đang đem đến cho bạn cơ hội có được những kinh nghiệm mới. Ở một số công ty của Mỹ, nếu một nhân viên mắc phải một sai lần nghiêm trọng, thì đó là nguyên cớ để nhìn nhận lại toàn bộ vấn đề đào tạo nhân sự. Thiệt hại do sai lầm này đem lại sẽ được miêu tả trong một bài viết nội bộ “Cái giá phải trả cho sự đào tạo”. Còn nhân viên đã mắc phải sai lầm sẽ không bị sa thải. Anh ta không bị coi là một kẻ phá hoại mà là người mở đường: người đầu tiên rơi vào một tình thế phức tạp và đã nhận được những kinh nghiệm xương máu. Sửa lỗi lầm này là công việc của cả tập thể. Trong những công ty như vậy, các nhân viên không nhìn nhận lỗi lầm như một sai phạm sẽ bị trừng phạt mà là một thông tin bổ ích để hoàn thiện chất lượng công việc. «Cơ chế đồng thuận» Làm thế nào để giải quyết ổn thỏa mọi việc sau khi bị cấp dưới, đối tác hay khách hàng chỉ trích? Trước hết, cần phải xây dựng một mối quan hệ dân chủ với mọi người trong và ngoài công ty. Tồn tại nhiều “cơ chế đồng thuận” để giải quyết vấn đề này: gặp gỡ cá nhân; thành lập diễn đàn của công ty nơi mọi người tự do phát biểu quan điểm của mình; các hình thức thăm dò ý kiến;... Lý tưởng nhất là xây dựng được một hệ thống có thể phát ra những tín hiệu như một cơ thể sống. Hãy hình dung, não của chúng ta là người lãnh đạo, các ngón tay là cấp dưới, đối tác hoặc các khách hàng. Nếu ngón tay bị đứt, lập tức tín hiệu được truyền đến não. Tín hiệu không thể chậm trễ vì như thế có thể làm cho toàn bộ cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch. Cũng giống như vậy, trong công ty, người lãnh đạo phải là người đầu tiên nhận thức được những vấn đề của cấp dưới, của khách hàng hoặc đối tác. Vì vậy, bạn phải chủ động thường xuyên thu thập những ý kiến nhận xét hoặc chỉ trích. Có thể bắt đầu bằng những bản điều tra dư luận không ký tên. Đây là cách thức tốt để thu phục lòng tin và thu thập những ý kiến khách quan. Có thể tiến hành thăm dò dư luận trong nội bộ công ty cũng như đối với các khách hàng hoặc đối tác. Cần rất cẩn thận khi chuẩn bị bản điều tra dư luận. Ví dụ, mặc dù không phải ký tên, nhưng lại có mục điền thu nhập hàng tháng để điều tra xem mọi người trong công ty có hài lòng với mức lương của mình không, thì có thể người khai sẽ không cung cấp con số thực. Họ sợ, bạn có thể đoán ra họ là ai. Vì vậy, nếu bạn muốn nhận được sự chân thành, thì đừng đưa ra các câu hỏi mang tính chất cá nhân như: chức vụ, tuổi tác, mức thu nhập... Một bản điều tra dư luận, thông thường được chia thành ba loại: với các câu hỏi đóng – chỉ cần đánh dấu vào các câu trả lời có sẵn; với các câu hỏi mở - người được điều tra tự đưa ra câu trả lời của mình; và với các câu hỏi hỗn hợp – bao gồm cả hai loại câu hỏi trên. Thông thường, mọi người thường không thích các bản điều tra với các câu hỏi mở. Họ sợ có thể bạn đoán ra nét bút hoặc có thể chỉ đơn giản là do ngại. Mặt khác, các câu hỏi đóng có thể không đem đến cho bạn những thông tin mới. Vì vậy, phương án tối ưu nhất là một bản điều tra dư luận hỗn hợp. Không nên đề nghị nhân viên điền vào bản điều tra dư luận trong giờ làm việc. Hãy để họ làm việc này ở nhà, sau đó tự bỏ vào một hòm kín đặt ở cửa ra vào của công ty. Điều này cũng làm tăng độ tin cậy và chân thành. Và quan trọng hơn nữa là bạn phải công bố kết quả của cuộc điều tra này. Như thế, mọi người hiểu rằng: những lời chỉ trích của họ đã được xem xét và có ích. Họ không tốn thời gian vô ích. Khi cần thiết phải biết cách buộc mọi người lên tiếng phản đối ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến lời chỉ trích thành thông tin có ích để điều hành công ty Biến lời chỉ trích thành thông tin có ích để điều hành công ty Sự bất bình của khách hành, nhận xét tiêu cực của các đối tác, những lời chê bai của cấp dưới – đều có thể làm bạn nổi đóa. Cần phải coi những lời chỉ trích như những thông tin tích cực giúp bạn đánh giá lại thực tế công việc kinh doanh của mình. Nếu làm được như thế, tức là bạn đã biết cách nhìn nhận cuộc sống bằng con mắt tích cực và có lợi cho mình. Nhưng làm thế nào để có thể được như vậy? Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia tâm lý. Nhìn nhận lời chỉ trích trên góc độ là một người trưởng thành Không ai thích bị phê bình. Và điều này là dễ hiểu vì nó làm chúng ta đau đớn. Thậm chí, nếu có ai đó phê bình bạn với ý tốt vì muốn giúp đỡ, bạn cũng vẫn cảm thấy như bị chạm nọc. Nên hiểu rằng nếu lời chỉ trích làm bạn khó chịu, thì thông thường là tín hiệu cho thấy người phê bình đã nói đúng. Vì vậy, không nên tự vỗ về bản thân rằng mọi người đã đối xử không công bằng với mình. Sự đau đớn này là động lực để phát triển, nó có thể chỉ cho bạn thấy điều gì cần phải thay đổi. Khi còn bé, đằng sau những lời chỉ trích là các hình phạt chứ không chỉ đơn thuần là một bài học. Và điều này đã hằn sâu trong tiềm thức chúng ta phản ứng của một đứa trẻ sợ hãi, hoặc là đồng ý và tự kết tội bản thân hay là cãi lại và chống đối. Cả hai cách đều không mang lại kết quả tích cực. Chúng ta nên tiếp nhận những lời chỉ trích không phải trên góc độ của một đứa bé mà phải trên góc độ một người trưởng thành. Và nên cảm ơn vì những thông tin hữu ích đã nhận được. Có những phương pháp tâm lý cho phép làm thay đổi những cảm xúc tiêu cực và nhận thấy mặt tích cực từ những lời chỉ trích. Ví dụ, khi bị người đối thoại phê bình, hãy hỏi lại họ: “Anh khuyên tôi phải làm gì trong trường hợp này? Anh có thể quân sư cho tôi cách giải quyết như thế nào?”. Hãy cho người đối thoại thấy sự quan tâm của bạn đến ý kiến của anh ta. Điều này ít nhất cũng sẽ làm thay đổi cảm xúc tiêu cực của người đối diện. Thứ hai, thủ thuật này giúp bạn hiểu rõ tình thế. Có câu châm ngôn: “Chỉ có người không làm gì mới không mắc sai lầm”. Tất cả mọi người đều có những lúc phạm phải sai lầm, và đấy là điều bình thường. Và cũng tự nhiên, khi bạn cần phải học hỏi ở ai đó điều gì đấy. Nếu bị chỉ trích, có nghĩa cuộc sống đang đem đến cho bạn cơ hội có được những kinh nghiệm mới. Ở một số công ty của Mỹ, nếu một nhân viên mắc phải một sai lần nghiêm trọng, thì đó là nguyên cớ để nhìn nhận lại toàn bộ vấn đề đào tạo nhân sự. Thiệt hại do sai lầm này đem lại sẽ được miêu tả trong một bài viết nội bộ “Cái giá phải trả cho sự đào tạo”. Còn nhân viên đã mắc phải sai lầm sẽ không bị sa thải. Anh ta không bị coi là một kẻ phá hoại mà là người mở đường: người đầu tiên rơi vào một tình thế phức tạp và đã nhận được những kinh nghiệm xương máu. Sửa lỗi lầm này là công việc của cả tập thể. Trong những công ty như vậy, các nhân viên không nhìn nhận lỗi lầm như một sai phạm sẽ bị trừng phạt mà là một thông tin bổ ích để hoàn thiện chất lượng công việc. «Cơ chế đồng thuận» Làm thế nào để giải quyết ổn thỏa mọi việc sau khi bị cấp dưới, đối tác hay khách hàng chỉ trích? Trước hết, cần phải xây dựng một mối quan hệ dân chủ với mọi người trong và ngoài công ty. Tồn tại nhiều “cơ chế đồng thuận” để giải quyết vấn đề này: gặp gỡ cá nhân; thành lập diễn đàn của công ty nơi mọi người tự do phát biểu quan điểm của mình; các hình thức thăm dò ý kiến;... Lý tưởng nhất là xây dựng được một hệ thống có thể phát ra những tín hiệu như một cơ thể sống. Hãy hình dung, não của chúng ta là người lãnh đạo, các ngón tay là cấp dưới, đối tác hoặc các khách hàng. Nếu ngón tay bị đứt, lập tức tín hiệu được truyền đến não. Tín hiệu không thể chậm trễ vì như thế có thể làm cho toàn bộ cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch. Cũng giống như vậy, trong công ty, người lãnh đạo phải là người đầu tiên nhận thức được những vấn đề của cấp dưới, của khách hàng hoặc đối tác. Vì vậy, bạn phải chủ động thường xuyên thu thập những ý kiến nhận xét hoặc chỉ trích. Có thể bắt đầu bằng những bản điều tra dư luận không ký tên. Đây là cách thức tốt để thu phục lòng tin và thu thập những ý kiến khách quan. Có thể tiến hành thăm dò dư luận trong nội bộ công ty cũng như đối với các khách hàng hoặc đối tác. Cần rất cẩn thận khi chuẩn bị bản điều tra dư luận. Ví dụ, mặc dù không phải ký tên, nhưng lại có mục điền thu nhập hàng tháng để điều tra xem mọi người trong công ty có hài lòng với mức lương của mình không, thì có thể người khai sẽ không cung cấp con số thực. Họ sợ, bạn có thể đoán ra họ là ai. Vì vậy, nếu bạn muốn nhận được sự chân thành, thì đừng đưa ra các câu hỏi mang tính chất cá nhân như: chức vụ, tuổi tác, mức thu nhập... Một bản điều tra dư luận, thông thường được chia thành ba loại: với các câu hỏi đóng – chỉ cần đánh dấu vào các câu trả lời có sẵn; với các câu hỏi mở - người được điều tra tự đưa ra câu trả lời của mình; và với các câu hỏi hỗn hợp – bao gồm cả hai loại câu hỏi trên. Thông thường, mọi người thường không thích các bản điều tra với các câu hỏi mở. Họ sợ có thể bạn đoán ra nét bút hoặc có thể chỉ đơn giản là do ngại. Mặt khác, các câu hỏi đóng có thể không đem đến cho bạn những thông tin mới. Vì vậy, phương án tối ưu nhất là một bản điều tra dư luận hỗn hợp. Không nên đề nghị nhân viên điền vào bản điều tra dư luận trong giờ làm việc. Hãy để họ làm việc này ở nhà, sau đó tự bỏ vào một hòm kín đặt ở cửa ra vào của công ty. Điều này cũng làm tăng độ tin cậy và chân thành. Và quan trọng hơn nữa là bạn phải công bố kết quả của cuộc điều tra này. Như thế, mọi người hiểu rằng: những lời chỉ trích của họ đã được xem xét và có ích. Họ không tốn thời gian vô ích. Khi cần thiết phải biết cách buộc mọi người lên tiếng phản đối ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh tiếp thị quản trị kinh doanh triết lý kinh doanh tâm lý học và kinh doanh điều hành công tyGợi ý tài liệu liên quan:
-
99 trang 411 0 0
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 355 0 0 -
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 339 0 0 -
98 trang 330 0 0
-
146 trang 321 0 0
-
115 trang 321 0 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 314 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 294 0 0 -
87 trang 248 0 0
-
96 trang 244 3 0
-
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 235 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 234 0 0 -
171 trang 216 0 0
-
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 203 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 200 0 0 -
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
103 trang 197 0 0 -
79 trang 197 0 0
-
Đề cương bài giảng: Quản trị học
trang 193 0 0 -
56 trang 190 0 0
-
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 188 0 0