Danh mục

Biện pháp dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.07 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạy học môn Khoa học theo hướng tìm tòi thực nghiệm là một định hướng học tập kiểu mới hiệu quả, cơ bản làm thay đổi những quan điểm về định hướng học tập truyền thống. Bài viết góp phần làm rõ một số biện pháp lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và xây dựng các phương án thực nghiệm trong môn Khoa học lớp 4, 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp dạy học môn Khoa học lớp 4, 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm Đàm Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 29 - 34 BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4, 5 THEO HƯỚNG TÌM TÒI THỰC NGHIỆM Đàm Quang Hưng* Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang TÓM TẮT Dạy học môn Khoa học theo hướng tìm tòi thực nghiệm là một định hướng học tập kiểu mới hiệu quả, cơ bản làm thay đổi những quan điểm về định hướng học tập truyền thống. Do đó việc lựa chọn những nội dung, phương pháp dạy học sao cho đúng và thực hiện việc xây dựng các phương án thực nghiệm là những biện pháp quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của định hướng học tập này; qua đó giúp học sinh có sự phát triển toàn diện, tích cực và đạt được mục tiêu quá trình học tập một cách chủ động nhất. Bài này góp phần làm rõ một số biện pháp lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và xây dựng các phương án thực nghiệm trong môn Khoa học lớp 4, 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm. Từ khoá: Tìm tòi; Thực nghiệm; Biện pháp ; Bài học tìm tòi; Bài học thực nghiệm. ĐẶT VẤN ĐỀ* Cơ sở lí luận của định hướng dạy học (DH) theo hướng tìm tòi thực nghiệm (TTTN) đã được các tác giả L.X. Vygotsky [1] và J. Dewey [2] nghiên cứu và phát triển với Lí thuyết Vùng cận phát triển (Zone of Proximal development). Những đại diện nổi bật nhất cho những nghiên cứu về DH dựa vào tìm tòi đó là J.Bruner [3], ông cũng là đại biểu ưu tú cho lí thuyết kiến tạo trong giáo dục. Tác giả DeBoer, G. E [4] cho rằng nếu cần phải mô tả quá trình giáo dục trong những thập niên 60 trở lại gần đây thì chỉ có một từ mô tả được đó chính là từ “Tìm tòi – Inquiry”. Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới thì DH theo hướng tìm tòi hầu như được xem như tương tự DH dựa vào vấn đề và cả hai chiến lược đều nằm trong trào lưu kiến tạo. Những nghiên cứu cụ thể về DH theo hướng tìm tòi hết sức phong phú, học tập theo hướng tìm tòi ngày nay đều ở dạng mở (Open) hoặc gọi là thật sự (True). Những luận điểm của UNESCO cũng hoàn toàn phù hợp với triết lí trên: Học để biết, Học để làm việc, Học để sống cùng nhau và Học để trở thành chính mình. Vì vậy mà học tập dựa vào tìm tòi đã có chỗ đứng nhất định trong kho tàng kinh nghiệm giáo dục của loài người. * Tel: 0983 332707, Email: damhung83@gmail.com Vấn đề về DH theo hướng tìm tòi được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu, trong đó có thể kể đến những nghiên cứu của tác giả Đặng Thành Hưng [5],[6],[[7],[8], tác giả đã miêu tả đã mô tả 4 kiểu phương pháp DH, trong đó có kiểu phương pháp kiến tạo - tìm tòi. Còn trong nghiên cứu của tác giải Lương Việt Thái [9] thì tác giả đã đề xuất tiến trình DH cho nội dung trong môn Khoa học ở tiểu học có những đặc điểm chung của DH kiến tạo nhưng chú ý tới những hiểu biết, quan niệm ban đầu của học sinh (HS); đòi hỏi HS phải tích cực tham gia… Tóm lại, quan điểm về DH theo hướng TTTN sẽ đưa người học vào cuộc phiêu lưu để đi tìm kiếm những tri thức khoa học (KH) nhằm thỏa mãn trí tò mò. Với trí tò mò được thỏa mãn, HS xây dựng các khuôn khổ nhận thức đủ để giải thích những kinh nghiệm của chính bản thân mình mà được giáo viên (GV) gắn với mục tiêu, nội dung của những bài học cụ thể. Làm được điều này thì quá trình DH sẽ biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, HS sẽ tự giác, tích cực và chủ động trong các hoạt động học tập. ĐẶC ĐIỂM CỦA HS CUỐI CẤP VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN KH Ở TIỂU HỌC Đặc điểm của HS cuối bậc tiểu học Giai đoạn HS lớp 4, 5 cuối tiểu học có sự phát triển nhanh về tâm sinh lí so với các lớp đầu 29 Đàm Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ cấp. Bên cạnh đó vấn đề về thể chất thì đây là thời kỳ phát triển nhanh, hoàn thiện. Tâm lí của HS cũng có nhiều sự thay đổi theo hướng chín chắn hơn, và các mối quan hệ xã hội ngày được mở rộng. HS lớp 4, 5 có sự phát triển nhanh về tâm sinh lí, chiều cao và cân nặng được gia tăng đáng kể, trọng lượng não bộ đã phát triển gần tương đương với người lớn và có cấu trúc hoàn thiện. Đặc biệt sự phát triển này tạo điều kiện hình thành các chức năng tâm lí bậc cao. Hệ cơ, xương thời kỳ đang trong quá trình phát triển đồng đều, xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân tay đang trong thời kỳ phát triển và cốt hoá. Tuy nhiên xương các em vẫn còn mềm yếu dễ cong vẹo hoặc rạn nứt, HS thích các trò chơi vận động, các công việc có sự khéo léo của tay chân. Tâm lí các HS giai đoạn lứa tuổi này có chững chạc hơn các lớp đầu cấp lớp 1, 2, và 3. Tri giác có chủ định đã phát triển hơn tri giác không chủ định, tri giác mang tính mục đích nhiều hơn, có phương hướng rõ ràng và bắt đầu xem trọng đến chi tiết đối tượng. Đây là giai đoạn bước đầu có thể phát hiện những dấu hiệu thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng; tuy nhiên các em vẫn dễ bị cuốn hút bởi những điều mới lạ, dễ bị phân tán. Ghi nhớ có chủ định dần chiếm ưu thế, các em nhớ nhanh, nhớ lâu và nhớ lại chính xác những nội dung học tập khi các em được làm, được trải nghiệm và được tiếp xúc bằng 5 giác quan thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thính giác. Tư duy của HS giai đ ...

Tài liệu được xem nhiều: