Danh mục

Biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm địa lí trường Đại học Tây Bắc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.45 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên, cụ thể như: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học về Dạy học tích hợp cho sinh viên, đề xuất bổ sung nội dung về Dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm trong học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí, hướng dẫn SV xây dựng và lập kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm địa lí trường Đại học Tây Bắc TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 117 - 125 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN NGÀNH SƢ PHẠM ĐỊA LÍ TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Hoàng Thị Thanh Giang14 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu cấu trúc của khung năng lực dành cho sinh viên sư phạm và thực trạng về dạy học tích hợp cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí Trường Đại học Tây Bắc, bài báo đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên, cụ thể như: Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học về Dạy học tích hợp cho sinh viên; đề xuất bổ sung nội dung về Dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm trong học phần Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Địa lí; hướng dẫn SV xây dựng và lập kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp Từ khóa: Dạy học tích hợp, sinh viên sư phạm, phát triển năng lực dạy học tích hợp. 1. Mở đầu Trên thế giới, dạy học tích hợp (DHTH) đã trở thành một trào lƣu sƣ phạm hiện đại bên cạnh các trào lƣu sƣ phạm nhƣ: Dạy học theo mục tiêu, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phân hoá, tƣơng tác... Trào lƣu sƣ phạm DHTH xuất phát từ quan niệm coi học tập là một quá trình góp phần hình thành ở học sinh (HS) những năng lực rõ ràng, trong đó HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng và thao tác đã lĩnh hội đƣợc. Tháng 9 năm 1968, Hội đồng liên quốc gia về dạy học khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO đã tổ chức “Hội nghị tích hợp việc dạy học các môn khoa học” tại Bungari. Hội nghị đã đặt ra hai câu hỏi lớn là: Vì sao phải dạy học tích hợp các lĩnh vực khoa học với nhau? Và Dạy học tích hợp các lĩnh vực khoa học là gì? Trong đó, dạy học tích hợp các khoa học đƣợc UNESCO định nghĩa là “một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tƣ tƣởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Tháng 4 năm 1973, Hội nghị đào tạo giáo viên về DHTH các khoa học lại đƣợc UNESCO tổ chức tại Đại học Maryland đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của DHTH và phát triển NLDH cho giáo viên. Để đáp ứng và phù hợp với thực tiễn giáo dục phổ thông, chƣơng trình đào tạo GV ở nhiều nƣớc, tiêu biểu nhƣ Anh, Úc... chuyển theo hƣớng tích hợp nhằm phát triển cho sinh viên sƣ phạm nền tảng về tri thức và triết lý cá nhân về chuyên môn sƣ phạm và năng lực nghề nghiệp. Chƣơng trình đào tạo GV chú trọng về đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm nhằm hình thành ở sinh viên năng lực và kỹ năng sƣ phạm cần thiết. Ở Việt Nam, thuật ngữ Dạy học tích hợp đã xuất hiện từ lâu, từ thời kì Pháp thuộc quan điểm dạy học tích hợp đã đƣợc đƣa vào dạy học ở bậc tiểu học. Hiện nay, DHTH là một định hƣớng giáo dục quan trọng không thể thiếu ở tất cả các cấp học, ngành học. Vì vậy, phát triển 14 Ngày nhận bài: 12/9/2017. Ngày nhận đăng: 01/12/2017 Liên lạc: Hoàng Thị Thanh Giang, e - mail: thanhgiang.tbu@gmail.com 117 năng lực DHTH cho SV đáp ứng yêu cầu dạy học và đổi mới giáo dục toàn diện là một yêu cầu cấp bách, hết sức cần thiết đối với chƣơng trình đào tạo nói chung, trong từng môn học nói riêng. Trong đó, nhiệm vụ phát triển NLDHTH đã đƣợc đƣa vào chuẩn đánh giá năng lực đầu ra đối với SV sƣ phạm. Nằm trong hệ thống các trƣờng sƣ phạm, để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông sau 2015, vấn đề đặt ra cho Khoa Sử - Địa Trƣờng Đại học Tây Bắc là làm thế nào để đào tạo sinh viên trong Khoa nói chung và sinh viên chuyên ngành Sƣ phạm Địa lí nói riêng theo hƣớng phát huy năng lực dạy học tích hợp. 2. Nội dung 2.1. Cấu trúc của khung năng lực DHTH dành cho sinh viên sư phạm Đối với SVSP nói chung, NLDHTH bao gồm ba năng lực thành phần nhƣ sau [1]: NL nhận thức chung về DHTH; NL thiết kế và tổ chức hoạt động DHTH; NL kiểm tra, đánh giá trong DHTH. Mỗi năng lực có những tiêu chí riêng cần đảm bảo trong quá trình đào tạo, cụ thể: (1) NL nhận thức chung về DHTH gồm các tiêu chí: Nhận thức về chính sách liên quan đến DHTH; Nhận thức về NL chung và NL đặc thù của môn khoa học; Nhận thức về những vấn đề lí luận về DHTH. (2) NL thiết kế và tổ chức hoạt động DHTH, gồm các tiêu chí: Đề xuất chủ đề DHTH liên môn; hợp tác với các GV ở các môn học liên quan đến tổ chức DHTH; vận dụng các PPDH, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp trong DHTH; tham gia phát triển chƣơng trình nhà trƣờng theo định hƣớng NL; ứng dụng CNTT&TT trong DHTH. (3) NL kiểm tra, đánh giá trong DHTH thể hiện ở năng lực thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NL HS trong DHTH. Khung năng lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển NLDHTH cho SVSP Địa lí, đóng vai trò định hƣớng khi xây dựng các chủ đề DHTH cho SVSP Địa lí trong việc phát triển NLDHTH. Đây cũng là căn cứ để GV xây dựng những công cụ đánh giá NL cho ngƣời học. Để quá trình phát triển NLDHTH đƣợc hiệu quả, việc đánh giá cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong suốt QTDH. Dựa trên khung NLDHTH, GV có thể thiết kế các công cụ đánh giá (GV đánh giá ngƣời học, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: