Bệnh Tụ huyết trùng (THT) ở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thể hiện đặc trưng là tụ và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể .Vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu, thể nặng gọi là bại xuất huyết trâu bò .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp phòng chống Bệnh tụ huyết trùng ở Trâu bò (Pasteurellosis bovium) tại Lâm ĐồngBiện pháp phòng chống Bệnh tụ huyếttrùng ở Trâu bò (Pasteurellosis bovium)tại Lâm ĐồngI . ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH1) Nguyên nhân gây bệnh ( Căn bệnh) :Bệnh Tụ huyết trùng (THT) ở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thểhiện đặc trưng là tụ và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể .Vi khuẩn vàomáu gây nhiễm trùng máu, thể nặng gọi là bại xuất huyết trâu bò .Vi khuẩn Pasteurella multocida là trực khuẩn hình gậy, ngắn (kích thước 0.3-0.4x0.6-2,5µm ), tròn hai đầu bắt màu gram dương, sẫm ở hai đầu nên gọi là vi khuẩnlưỡng tính. Vi khuẩn có nhiều type khác nhau ( 05type kháng nguyên K làA,B,D,E,F và 12 type kháng nguyên O là từ 1- 12 ) , gây bệnh trên trâu bò thườnglà Type A,B ( Với type A gây viêm phổi và type B thường gây thể bại huyết )Vi khuẩn có sức đề kháng không cao cho nên vi khuẩn không tồn tại lâu ngoài cơthể thú; trong đất ẩm và thiếu ánh sáng, trong giếng, ao bẩn có nhiều chất hữu cơ,trong chuồng trại thường không tồn tại 24 giờ (Bain,1963 ), xác thối: 1-3 tháng .Vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị diệt bằng nước nóng 58oC trong 20 phút, ánh sángmặt trời trong 12 giờ, nước vôi 10%, formol 1%, axit fenic 5% đều diệt được trongthời gian 1-3 phút.Các chất sát trùng thông thường cũng dễ tiêu diệt được vi khuẩn.Nguồn bệnh chính là các thú mang trùng.Vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc mũi,hầu vàtuyến hạnh nhân.Trên đàn thú đã từng xảy ra bệnh, có đến hơn 40% trâu bò khoẻmạnh vẫn mang trùng, trong khi ở đàn không có bệnh htì tỷ lệ đó là 3,8%- 5,5 %và âm tính (Mustfa và Cs, 1978 )2) Dịch tễ của bệnh :- Trong tự nhiên trâu thường mẫn cảm với bệnh hơn bò. Trâu bò ở mọi lứa tuổi đềubị mắc bệnh. Tuổi hay bị nhất là từ 6 tháng đến 2 , 3 năm . Bệnh có thể lây từ trâubò sang heo và ngựa .-Đường lây bệnh : Bệnh lây chủ yếu do thức ăn bị nhiễm mầm bệnh hoặc quađường hô hấp, da bị sây sát ( nhất là ở nơi mổ thịt gia súc bệnh, bán thịt,da,móng… ).Vai trò của ngoại ký sinh trùng cắn hoặc hút máu lây lan bệnh vẫn chưa được rõmặc dù Macadam ( 1962 ) đã thí nghiệm trên thỏ chứng minh ve có thể truyềnbệnh .- Các Stress do ngoại cảnh là yếu tố quan trọng cho bệnh phát ra.Bệnh thường xảyra khi thú bị lạnh, ẩm ướt,nhốt trong chuồng trị không thích hợp , đói hoặc kiệtsức. Khi sức khỏe gia súc yếu sẽ giảm sức đề kháng, mất thế cân bằng sinh học thìvi khuẩn trở nên cường độc gây bệnh hoặc bài thải ra môi trường gây bệnh cho conkhác.- Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới Âu , Á , Phi …thường phát sinh ở các vùngnóng ẩm và xảy ra rải rác quanh năm . Tuy nhiên có tính chất theo mùa và thườngrộ lên vào lúc giao mùa mưa, nóng .Ở nước ta, bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở khắp các vùng, thường vào đầu mùa mưa,vùng sau lũ lụt ( thường từ tháng 4 đến tháng 10).3) Triệu chứng và bệnh tích.Bệnh có 03 thể : - Thể quá cấp tính hay còn gọi thể bại huyết hoặc thể ác tính.- Thể cấp tính.- Thể mãn tính.Thể quá cấp tính : Nếu trâu bò bị bệnh ác tính thì đột nhiên bò sốt cao , run rẩy, cótriệu chứng thần kinh như hung dữ, điên cuồng, đập đầu vào chuồng, chết nhanhtrong 24 giờ.Thường rất ít triệu chứng lâm sàng .Thể cấp tính : Bệnh thường ở thể cấp tính đối với trâu bò, thời gian nung bệnh chỉ1-3 ngày, thể hiện không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40-41oC; nước mắt,mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm;tối xám.Hạch lâm ba sưng, nhất là ở hầu sưng rất to do vậy thú bệnh phải lè lưỡi ra, thởkhó, thường gọi là bệnh lưỡi đòng hoặc bệnh trâu bò hai lưỡi. Hạch lâm ba vai,đùi sưng thùy thủng nên thú bệnh đi lại khó khăn.Trâu,Bò bị bệnh ở thể phổi thì thở mạnh và khó do màng phổi viêm, tràn dịch, tụhuyết, viêm phổi cấp. Một số trâu bò bị thể đường ruột thì chùm hạch ruột to cóxuất huyết, niêm mạc ruột tụ, xuất huyết nặng, tróc ra, ỉa chảy dữ dội, phân lẫnmáu.Lúc gần chết, trâu bò bệnh nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó, xuất huyết ở các niêmmạc.Diễn biến bệnh trong 3 đến5 ngày, tỷ lệ chết đến 90-100%, nếu nhiễm trùng máuchết nhanh hơn trong 1-1,5 ngày.Thể mãn tính : Nếu gia súc bệnh không chết sẽ chuyển ra mãn tính, với các biểuhiện : ruột viêm làm thú lúc ỉa chảy, lúc táo bón .Viêm khớp dẫn đến thú đi lạikhập khiễng, khó khăn. Viêm phế quản và phổi mãn tính ( ho kéo dài ). Trong vàituần, gia súc có thể khỏi bệnh nhưng thường gầy rạc.4) Điều trị bệnh.Pasteurella mẫn cảm đối với một số kháng sinh như Streptomycine (và phối hợpvới Penecilline ); Gentamycine; Ampicilline ; Tetracycline; Enrofloxacine;Thiamfenicol…Tuy nhiên do bệnh diễn biến nhanh nên chỉ điều trị có hiệu quả cao khi sử dụngkháng sinh sớm, đủ liều ,đủ liệu trình và kết hợp với thuốc hạ sốt,trợ sức. Đồngthời phải tăng cường quản lý ,chăm sóc và bồi dưỡng tốt cho thú bệnh .5) Phòng bệnh* Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như vệ sinh ăn uống, chăm sóc,sử dụng hợp lý , thư ...