Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 3
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 479.46 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương 3
Chuẩn đoán bệnh truyền nhiễm
I. Khái quát về chẩn đoán bệnh truyền nhiễm Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm là việc xác định nguyên nhân (và tên gọi) của hiện tượng bệnh lý đang có thông qua các thủ tục mô tả những hiện tượng bệnh lý đang gặp ở cá thể (bệnh) và ở quần thể
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 3 Chương 3 Chuẩn đoán bệnh truyền nhiễm I. Khái quát về chẩn đoán bệnh truyền nhiễm Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm là việc xác định nguyên nhân (và tên gọi) của hiện tượng bệnh lý đang có thông qua các thủ tục mô tả những hiện tượng bệnh lý đang gặp ở cá thể (bệnh) và ở quần thể (dịch) hoặc/và mô tả mầm bệnh đã được phân lập để so sánh những thuộc tính thu được đó với những thuộc tính của các bệnh/dịch hoặc mầm bệnh đã được mô tả, phân loại và định danh (đặt tên) và quy thuộc hiện tượng bệnh lý đang có vào một nhóm hiện tượng bệnh lý đã được phân loại và đặt tên. Mô tả có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng (chẩn đoán lâm sàng), bệnh tích (chẩn đoán giải phẫu bệnh lý), đặc điểm dịch học (chẩn đoán dịch tễ học) và các đặc điểm vi sinh vật học, huyết học, huyết thanh học, sinh học phân tử (chẩn đoán xét nghiệm). Như vậy, ta gọi được tên bệnh đang có là nhờ vào việc xác định tính tương đồng của các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh với các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh của những bệnh đã đặt tên từ trước. Thủ tục chẩn đoán (giống như thủ tục nhận dạng) vì vậy được gọi là thủ tục đồng định (identification). Trên thực tế, quá trình quy thuộc được thực hiện qua hàng loạt bước loại suy, ví dụ vi khuẩn phân lập được nhuộm màu Gram âm vậy không thể là Bacillus hay một vi khuẩn Gram dương nào khác. Do đó, chẩn đoán còn là quá trình giám biệt (differentiation), còn các tính trạng quan trọng giúp chẩn đoán được gọi là những đặc điểm giám biệt. Tuy nhiên, nhiều khi thủ tục chẩn đoán chỉ là việc xác nhận sự hiện diện của một mầm bệnh (chẩn đoán bệnh nguyên học xác nhận kết quả chẩn đoán khác). Đồng định, như vậy, không chỉ là xác định, mà là xác định có định hướng trên cơ sở những kiến thức đã biết trước của nhà chuyên môn về các loại bệnh và/hoặc mầm bệnh. Hơn nữa đồng định có thể thất bại. Sau mọi nỗ lực đồng định, nếu đồng định vẫn thất bại, nhà chuyên môn có thể đưa ra giả thuyết về loại bệnh mới, chưa được biết. Trong điều tra dịch tễ học người ta nghiên cứu tốc độ truyền lây, tỷ lệ mắc bệnh mới, tỷ lệ lưu hành bệnh, tỷ lệ tử vong, tuổi và giống phát bệnh chủ yếu, vùng phát sinh, yếu tố thời tiết, sinh sản dị thường hoặc đẻ trứng dị thường, giảm sản lượng sữa hoặc tỷ lệ đẻ trứng, thay đổi thức ăn, nhập động vật mới, sự truyền lây bệnh sang loại động vật khác, lịch sử tiêm phòng vacxin,... Đặc biệt, điều tra dịch học là hết sức quan trọng trong quá trình nhận biết bệnh truyền nhiễm phát sinh ở động vật được chăn nuôi tập trung dưới cùng điều kiện môi trường. Tuy ở nhiều bệnh cảm nhiễm những đặc điểm dịch học, biểu hiện bệnh lý và triệu chứng lâm sàng có thể đặc trưng, và điều này giúp ích cho việc suy định mầm bệnh liên quan nhưng cần chú ý rằng cũng có thể chúng tạo định kiến ở người xét nghiệm và làm lệch lạc kết quả do lựa chọn sai phương pháp xét nghiệm, ví dụ, dùng phương pháp vi khuẩn học để xét nghiệm động vật bệnh do ngộ độc hóa chất (nông dược,...). Chẩn đoán bệnh nguyên học là những thủ tục vi sinh vật học, huyết thanh học và sinh học phân tử,... nhằm xác định sự hiện diện của một loại mầm bệnh nào đó trong cơ thể bị bệnh. Đương nhiên, quy thuộc yếu tố mầm bệnh nghi ngờ (với nhóm mầm bệnh đã biết) ở cấp độ càng chi tiết càng tốt: loài gì, nhóm huyết thanh học nào, nhóm di truyền học phân tử nào,... là những câu hỏi thường đặt ra và tìm cách trả lời. Để thực hiện nhanh chóng và chính xác các xét nghiệm chẩn đoán bệnh nguyên học cần khảo cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám và đặc điểm dịch tễ để suy định những bệnh nguyên liên quan có thể gây nên bệnh dịch. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích, vị trí bệnh biến chủ yếu,... mà các bệnh truyền nhiễm động vật chia thành bệnh cơ quan hô hấp, bệnh hệ thần kinh trung ương, bệnh cơ quan tiêu hóa, bệnh sinh khối u (ung thư), bệnh da, bệnh cơ quan sinh dục tiết niệu và các chứng bệnh trở ngại sinh sản (vô sinh, đẻ non,...). Chủng loại các mầm bệnh cũng có thể là vi khuẩn, virut, nấm, nguyên trùng hoặc ký sinh trùng khác. Hơn nữa các loại mầm bệnh không chỉ gây bệnh đơn thuần mà còn có thể bệnh hỗn hợp hoặc kế phát làm bệnh chứng lâm sàng càng thêm phức tạp. Do đó, việc chọn lấy loại bệnh phẩm thích hợp với loại bệnh tật này hay khác và việc thu mẫu ảnh hưởng lớn đến kết quả chẩn đoán. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh do cảm nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn, cần chú ý mở rộng giả thuyết về loại mầm bệnh mà lấy mẫu thích hợp để chẩn đoán cả bệnh cảm nhiễm virut và nấm,... II. Chẩn đoán bệnh nguyên học 1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu bệnh phẩm Kết quả phân lập bệnh nguyên phụ thuộc việc lấy bệnh phẩm vào thời điểm thích hợp và từ vị trí thích hợp cũng như những xử lý thích hợp cho đến khi xét nghiệm. Cách lấy mẫu khác nhau phụ thuộc loại bệnh, mẫu bệnh phẩm,... nhưng về nguyên tắc thì lấy sớm khi mới phát hiện bệnh trạng lâm sàng, hoặc nếu vật bệnh chết thì ngay sau khi chết là tốt. Tuy nhiên, trong những bệnh cảm nhiễm mãn tính bệnh nguyên vẫn còn có thể phân lập được ngay cả khi bệnh đã qua. Vị trí lấy bệnh phẩm thích hợp trong đa số trường hợp là tổ chức có biến đổi bệnh lý (ổ bệnh) hoặc vị trí liên quan. Ví dụ, trong bệnh cơ quan hô hấp lấy dịch xoang mũi và khí quản, trong bệnh thần kinh lấy máu hoặc tủy sống, trong bệnh đường tiêu hóa lấy phân hoặc dịch từ hầu họng, trong bệnh ở da thì lấy nội dịch bọc nước và bọc mủ, trong bệnh đường sinh dục tiết niệu thì lấy nước tiểu hoặc dịch thẩm xuất tử cung,... Hơn nữa, trong trường hợp phân lập mầm bệnh từ mẫu bệnh phẩm mổ khám bệnh tích thì cần lấy một cách vô trùng tránh vi khuẩn đường ruột ô nhiễm các loại bệnh phẩm (não, gan, lách, hạch lympho,...), thời điểm lấy các mẫu sau chết càng sớm càng tốt vì sau khi súc vật chết vài giờ các nội quan và máu đã bị tạp khuẩn xâm nhập và phát triển. Hơn nữa, đối với các bệnh cảm nhiễm virut có chứng nhiễm virut huyết nặng như bệnh sốt lưu hành bò thì cần lấy máu vào thời điểm sốt. Sau phát bệnh hai tuần trở đi là thời kỳ lấy máu th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo Trình Bệnh Truyền Nhiễm Thú Y - Chương 3 Chương 3 Chuẩn đoán bệnh truyền nhiễm I. Khái quát về chẩn đoán bệnh truyền nhiễm Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm là việc xác định nguyên nhân (và tên gọi) của hiện tượng bệnh lý đang có thông qua các thủ tục mô tả những hiện tượng bệnh lý đang gặp ở cá thể (bệnh) và ở quần thể (dịch) hoặc/và mô tả mầm bệnh đã được phân lập để so sánh những thuộc tính thu được đó với những thuộc tính của các bệnh/dịch hoặc mầm bệnh đã được mô tả, phân loại và định danh (đặt tên) và quy thuộc hiện tượng bệnh lý đang có vào một nhóm hiện tượng bệnh lý đã được phân loại và đặt tên. Mô tả có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng (chẩn đoán lâm sàng), bệnh tích (chẩn đoán giải phẫu bệnh lý), đặc điểm dịch học (chẩn đoán dịch tễ học) và các đặc điểm vi sinh vật học, huyết học, huyết thanh học, sinh học phân tử (chẩn đoán xét nghiệm). Như vậy, ta gọi được tên bệnh đang có là nhờ vào việc xác định tính tương đồng của các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh với các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh của những bệnh đã đặt tên từ trước. Thủ tục chẩn đoán (giống như thủ tục nhận dạng) vì vậy được gọi là thủ tục đồng định (identification). Trên thực tế, quá trình quy thuộc được thực hiện qua hàng loạt bước loại suy, ví dụ vi khuẩn phân lập được nhuộm màu Gram âm vậy không thể là Bacillus hay một vi khuẩn Gram dương nào khác. Do đó, chẩn đoán còn là quá trình giám biệt (differentiation), còn các tính trạng quan trọng giúp chẩn đoán được gọi là những đặc điểm giám biệt. Tuy nhiên, nhiều khi thủ tục chẩn đoán chỉ là việc xác nhận sự hiện diện của một mầm bệnh (chẩn đoán bệnh nguyên học xác nhận kết quả chẩn đoán khác). Đồng định, như vậy, không chỉ là xác định, mà là xác định có định hướng trên cơ sở những kiến thức đã biết trước của nhà chuyên môn về các loại bệnh và/hoặc mầm bệnh. Hơn nữa đồng định có thể thất bại. Sau mọi nỗ lực đồng định, nếu đồng định vẫn thất bại, nhà chuyên môn có thể đưa ra giả thuyết về loại bệnh mới, chưa được biết. Trong điều tra dịch tễ học người ta nghiên cứu tốc độ truyền lây, tỷ lệ mắc bệnh mới, tỷ lệ lưu hành bệnh, tỷ lệ tử vong, tuổi và giống phát bệnh chủ yếu, vùng phát sinh, yếu tố thời tiết, sinh sản dị thường hoặc đẻ trứng dị thường, giảm sản lượng sữa hoặc tỷ lệ đẻ trứng, thay đổi thức ăn, nhập động vật mới, sự truyền lây bệnh sang loại động vật khác, lịch sử tiêm phòng vacxin,... Đặc biệt, điều tra dịch học là hết sức quan trọng trong quá trình nhận biết bệnh truyền nhiễm phát sinh ở động vật được chăn nuôi tập trung dưới cùng điều kiện môi trường. Tuy ở nhiều bệnh cảm nhiễm những đặc điểm dịch học, biểu hiện bệnh lý và triệu chứng lâm sàng có thể đặc trưng, và điều này giúp ích cho việc suy định mầm bệnh liên quan nhưng cần chú ý rằng cũng có thể chúng tạo định kiến ở người xét nghiệm và làm lệch lạc kết quả do lựa chọn sai phương pháp xét nghiệm, ví dụ, dùng phương pháp vi khuẩn học để xét nghiệm động vật bệnh do ngộ độc hóa chất (nông dược,...). Chẩn đoán bệnh nguyên học là những thủ tục vi sinh vật học, huyết thanh học và sinh học phân tử,... nhằm xác định sự hiện diện của một loại mầm bệnh nào đó trong cơ thể bị bệnh. Đương nhiên, quy thuộc yếu tố mầm bệnh nghi ngờ (với nhóm mầm bệnh đã biết) ở cấp độ càng chi tiết càng tốt: loài gì, nhóm huyết thanh học nào, nhóm di truyền học phân tử nào,... là những câu hỏi thường đặt ra và tìm cách trả lời. Để thực hiện nhanh chóng và chính xác các xét nghiệm chẩn đoán bệnh nguyên học cần khảo cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám và đặc điểm dịch tễ để suy định những bệnh nguyên liên quan có thể gây nên bệnh dịch. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích, vị trí bệnh biến chủ yếu,... mà các bệnh truyền nhiễm động vật chia thành bệnh cơ quan hô hấp, bệnh hệ thần kinh trung ương, bệnh cơ quan tiêu hóa, bệnh sinh khối u (ung thư), bệnh da, bệnh cơ quan sinh dục tiết niệu và các chứng bệnh trở ngại sinh sản (vô sinh, đẻ non,...). Chủng loại các mầm bệnh cũng có thể là vi khuẩn, virut, nấm, nguyên trùng hoặc ký sinh trùng khác. Hơn nữa các loại mầm bệnh không chỉ gây bệnh đơn thuần mà còn có thể bệnh hỗn hợp hoặc kế phát làm bệnh chứng lâm sàng càng thêm phức tạp. Do đó, việc chọn lấy loại bệnh phẩm thích hợp với loại bệnh tật này hay khác và việc thu mẫu ảnh hưởng lớn đến kết quả chẩn đoán. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh do cảm nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn, cần chú ý mở rộng giả thuyết về loại mầm bệnh mà lấy mẫu thích hợp để chẩn đoán cả bệnh cảm nhiễm virut và nấm,... II. Chẩn đoán bệnh nguyên học 1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu bệnh phẩm Kết quả phân lập bệnh nguyên phụ thuộc việc lấy bệnh phẩm vào thời điểm thích hợp và từ vị trí thích hợp cũng như những xử lý thích hợp cho đến khi xét nghiệm. Cách lấy mẫu khác nhau phụ thuộc loại bệnh, mẫu bệnh phẩm,... nhưng về nguyên tắc thì lấy sớm khi mới phát hiện bệnh trạng lâm sàng, hoặc nếu vật bệnh chết thì ngay sau khi chết là tốt. Tuy nhiên, trong những bệnh cảm nhiễm mãn tính bệnh nguyên vẫn còn có thể phân lập được ngay cả khi bệnh đã qua. Vị trí lấy bệnh phẩm thích hợp trong đa số trường hợp là tổ chức có biến đổi bệnh lý (ổ bệnh) hoặc vị trí liên quan. Ví dụ, trong bệnh cơ quan hô hấp lấy dịch xoang mũi và khí quản, trong bệnh thần kinh lấy máu hoặc tủy sống, trong bệnh đường tiêu hóa lấy phân hoặc dịch từ hầu họng, trong bệnh ở da thì lấy nội dịch bọc nước và bọc mủ, trong bệnh đường sinh dục tiết niệu thì lấy nước tiểu hoặc dịch thẩm xuất tử cung,... Hơn nữa, trong trường hợp phân lập mầm bệnh từ mẫu bệnh phẩm mổ khám bệnh tích thì cần lấy một cách vô trùng tránh vi khuẩn đường ruột ô nhiễm các loại bệnh phẩm (não, gan, lách, hạch lympho,...), thời điểm lấy các mẫu sau chết càng sớm càng tốt vì sau khi súc vật chết vài giờ các nội quan và máu đã bị tạp khuẩn xâm nhập và phát triển. Hơn nữa, đối với các bệnh cảm nhiễm virut có chứng nhiễm virut huyết nặng như bệnh sốt lưu hành bò thì cần lấy máu vào thời điểm sốt. Sau phát bệnh hai tuần trở đi là thời kỳ lấy máu th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thú y phòng bênh vật nuôi chăm sóc vật nuôi bênh truyền nhiễm giáo trình thú yGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 115 0 0 -
88 trang 88 0 0
-
Bài giảng Nhiễm HIV: Điều gì bác sỹ đa khoa cần biết? - Howard Libman, M.D
48 trang 79 0 0 -
143 trang 54 0 0
-
Hướng dẫn phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ (Tái bản lần thứ 3): Phần 2
49 trang 42 0 0 -
22 trang 39 0 0
-
Tài liệu Truyền nhiễm Y5 - ĐH Y Hà Nội
104 trang 37 0 0 -
34 trang 37 1 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Bệnh ở chó mèo
6 trang 34 0 0 -
5 trang 34 0 0
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 33 0 0 -
BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)
5 trang 32 0 0 -
NHỮNG BỆNH TRUYỀN QUA THỰC PHẨM (phần 2)
80 trang 30 0 0 -
Cách chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh truyền nhiễm, nhiệt đới: Phần 1
149 trang 29 0 0 -
Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi
15 trang 28 0 0 -
Bài giảng Sản phụ khoa: Phần 2 (Tập 2) - NXB Y học
205 trang 28 0 0 -
Giáo trình điều chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chương 1
17 trang 27 0 0 -
3 trang 26 0 0
-
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT - PHẦN 3
25 trang 26 0 0 -
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 9
22 trang 26 0 0