Danh mục

Biện pháp phòng trị một số sâu bệnh hại Lan hồ điệp (Phalaenopsis bl.)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.61 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

A. Sâu hại 1. Rệp son (Scale insects) : Là loại rệp có vỏ màu nâu. Loài rệp này thường bám vào lá để hút nhựa và thải ra chất độc làm hại cây. Do đó phải phòng trừ thường xuyên để hạn chế khả năng sinh sản của chúng ( loài này sinh sản rất nhanh và gây hại lớn cho vườn lan). Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay hoặc dùng các thuốc như Regent, Lannate, supracide...theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì, phun 1 tuần 1 lần cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn. 2....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp phòng trị một số sâu bệnh hại Lan hồ điệp (Phalaenopsis bl.)Biện pháp phòng trị một số sâu bệnh hại Lan hồ điệp (Phalaenopsis bl.) A. Sâu hại 1. Rệp son (Scale insects) : Là loại rệp có vỏ màu nâu. Loài rệp này thường bám vào lá để hút nhựa và thải ra chất độc làm hại cây. Do đó phải phòng trừ thường xuyên để hạn chế khả năng sinh sản củachúng ( loài này sinh sản rất nhanh và gây hại lớn cho vườn lan).Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay hoặc dùng các thuốc như Regent, Lannate, supracide...theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì, phun 1 tuần 1 lần cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn. 2. Bọ trĩ (Thrips): Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữucơ dưới dạng xác như: Bánh dầu, phân bò... có thể dùng các loại thuốc như Bassa nồng độ 20cc/8lit, confidor... nên phun ngừa thường xuyên 2lần/ tháng. 3. Ốc sên, nhớt: Nó thường phá hoại ăn hết các rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới mọc. Cần rải thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm. 4. Nhện đỏ (red spider mites): Là loại côn trùng rất nhỏ, không dài hơn ½ mm, dưới kính lúp quan sát có dạng như con rệp, có 8 chân, thường có màu vàng lúc non rồi chuyển thành màu đỏ khi trưởng thành, nó thường chui trong bẹ lá của cây, nằm kín ở phần gốc lá, gây hại làm láhéo và rụng. Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa. Nhện đỏ sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ ngừng phát triển. Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả trưởng thành và trứng, cácthuốc thường dùng là: Commite, Nissorun, Polytrin ... dùng theoliều lượng khuyến cáo và xịt thường vào lúc 8-9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu quả tiêu diệt cao. B. Bệnh do nấm 1. Bệnh thối đen (black rot): Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều. Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng: Cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối vớicây con. Bệnh thường xuất hiện ở gốc, rễ rối và lan dần lên thân cây. Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi thối thành màu nâu,khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũng và đầy nước.Nguyên nhân là do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp. nhưng phần lớn là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Việc bónphân hoà tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại. Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh. Phòng trừ: Ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phunhay nhúng cả cây vào dung dịch thuốc nấm. Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt và phun thuốc nấm vào. Các thuốc diệt nấm có thể sử dụng là: Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score,super Tilt...theo nồng độ khuyến cáo của thuốc. 2. Bệnh đốm vòng (Anthracnse): Lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thànhnhiều vòng tròn đồng tâm, sau cùng sẽ khô cháy. Dấu vết to nhỏtuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay. Nguyên nhân là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp. gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước,thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị bệnh và phun các loại thuốc như : Mancozep, Dithal, Vicaben...theo nồng độ khuyến cáo. 3. Bệnh khô lá (Leaf blight):Bệnh này thường gặp nhiều như bệnh đốm vòng và hai bệnh này thường phát sinh cùng một lúc nên bệnh này càng trầm trọng hơn. Triệu chứng: Giai đoạn đầu lá khô sau đó biến thành màu nâu nhạt, thường khởi đầu bằng một chấm đen ở trên lá, có thể từđầu lá khô dần vào hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô hết cả lá.Nguyên nhân: do nấm thuộc giống Phylostica gây ra, phát triển do bào tử và phát tán trong không khí nhờ gió. Phòng trị: Phun thuốc Score hay Super Tilt 5ngày/lần cho đến khi cây hết bệnh. 4.Bệnh héo rễ (Wilt):Bệnh héo rễ là bệnh thông thường nhưng không kém phần quantrọng nó là trở ngại lớn cho những người trồng phong lan. Bệnh này ít xuất hiện trên Địa lan. Triệu chứng: Rễ khô dần, cây còn nhỏ gặp bệnh này có hiệntượng lá úa vàng từ dưới lên và chết cả cây. Đối với cây đã phát triển tốt thì cây không chết nhưng rễ bị khô mục và sẽ làm cho cây chậm phát triển, nếu rễ khô nhiều thì cây càng yếu nhiều. Nguyên nhân: Do nấm Sclerotium rolfsii gây nên, còn gọi là nấm hạch, những hạch này có thể tồn t ...

Tài liệu được xem nhiều: