Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 269.53 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sinh viên (SV) là bộ phận quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng mà hàng năm sau khi tốt nghiệp sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có trình độ của đất nước. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên và 10 trường cao đẳng khác với trên 100.000 SV, trong đó có hơn 70.000 SV hệ chính quy tập trung [1]. Tuy nhiên chỗ ở nội trú chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số SV hệ chính quy tập trung, có trường chỉ đạt 15- 20%. Đa số SV ngoại trú ý thức được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đào Duy Thăng Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Sinh viên (SV) là bộ phận quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng mà hàng năm sau khi tốt nghiệp sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có trình độ của đất nước. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên và 10 trường cao đẳng khác với trên 100.000 SV, trong đó có hơn 70.000 SV hệ chính quy tập trung [1]. Tuy nhiên chỗ ở nội trú chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số SV hệ chính quy tập trung, có trường chỉ đạt 15- 20%. Đa số SV ngoại trú ý thức được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình. Song vẫn còn một bộ phận SV do tác động tiêu cực của môi trường sống, ý thức rèn luyện, học tập kém, nên có lối sống thiếu lành mạnh, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Thực trạng đó đòi hỏi cần có những biện pháp quản lí SV như: Nâng cao trách nhiệm tự quản của SV ngoại trú; quy định các quyền và nghĩa vụ đối với chủ nhà trọ SV; thành lập các tổ SV ngoại trú tự quản tại khu dân cư; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa các khu trọ với chính quyền địa phương và nhà trường; v.v… nhằm hạn chế các tiêu cực trên ở SV. Từ khoá: Biện pháp quản lí sinh viên, quản lí sinh viên ngoại trú, sinh viên Thành phố Thái Nguyên TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU* Quản lí là một hiện tượng có tính lịch sử và xuất hiện rất sớm từ nhu cầu khách quan của xã hội. Riêng công tác quản lí SV ngoại trú thì xuất hiện khi xuất hiện hình thức ở ngoại trú của SV. Quản lí SV ngoại trú là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của các lực lượng quản lí lên SV ngoại trú nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo đã định. Điểm này hoàn toàn giống việc quản lí SV nội trú. Tuy nhiên, lực lượng quản lí SV nội trú chủ yếu là nhà trường, còn với SV ngoại trú thì có nhiều lực lượng tham gia quản lí, như: nhà trường, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội, gia đình, chủ nhà trọ, cộng đồng xã hội… Biện pháp quản lí SV ngoại trú là những nội dung, cách thức giải quyết vấn đề SV ngoại trú giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường, với bản chất là sự tác động vào nhận thức và hành động của SV, biến những nhận thức và hành động đó từ tự phát sang tự giác. * Trước đây, mọi SV đều được ở trong các ký túc xá. Khái niệm quản lí SV ngoại trú xuất hiện từ khi nhu cầu học tập của người dân vượt quá khả năng đầu tư xây dựng ký túc xá của Nhà nước ở các trường, khiến một số lượng lớn SV phải tự lo chỗ ở trong thời gian học tập, làm nảy sinh nhiệm vụ mới cho các nhà trường và cộng đồng xã hội, đó là quản lí đối tượng này. Việc quản lí SV ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục là một vấn đề càng mới mẻ. Hiện ở Thái Nguyên chưa có ai nghiên cứu theo hướng tiếp cận này. Do vậy, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thực tiễn và đề xuất một số biện pháp quản lí SV ngoại trú một cách khoa học, làm cơ sở lí luận và thực tiễn triển khai vào thực tế công tác quản lí SV ngoại trú. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI TRÚ Đặc điểm nhân cách SV: Đây là thời kì có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập nhân cách, tiếp thu tri thức của đời người. Nhân cách của SV ngoại trú có những biểu hiện: Muốn độc lập, tự do nhằm thoả mãn sở thích, nhu cầu, khả năng nhận thức và hành động của cá nhân; tiếp tục nhận thức và lí giải Tel: 0986948798 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 http://www.lrc-tnu.edu.vn Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nhiều vấn đề thực tiễn mà trong nhà trường chưa có đủ luận cứ để chứng minh, giải đáp thoả đáng; từng bước định hình và tạo dựng phong cách, nhân cách của riêng mình. Có thể nói SV ngoại trú hầu hết là những người có ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Đặc điểm tự lực, sáng tạo và trách nhiệm công dân: Cùng chung đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ, SV ngoại trú rất ham hiểu biết, khám phá, sáng tạo và thích tiếp thu những điều mới lạ. Hầu hết họ xác định rõ động cơ học tập và rèn luyện; có tư tưởng khá thực tế trong việc lựa chọn ngành nghề và trong cuộc sống. Nhiều người còn vừa học, vừa làm nhằm tăng thêm thu nhập, tích luỹ kinh nghiệm, mở rộng quan hệ, nâng cao hiểu biết, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình... Điều kiện sống và hoạt động: Đa số SV ngoại trú sống và sinh hoạt tại các hộ gia đình ở khu dân cư. Họ có thể ở riêng hoặc ở chung tại các phòng trọ. Họ nhận được sự quản lí của nhà trường ít hơn so với SV ở nội trú. Điều đó cho thấy công tác quản lí nói chung, phát triển môi trường sống nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống và học tập của SV ngoại trú. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Vai trò, ý nghĩa của quản lí sinh viên ngoại trú Quản lí SV ngoại trú là vấn đề khó khăn. Bởi SV đang ở độ tuổi hiếu động, dễ thay đổi về nhận thức và hành động, ưa giao tiếp, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, thích tìm tòi, khám phá. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 139 - 145 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đào Duy Thăng Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Sinh viên (SV) là bộ phận quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng mà hàng năm sau khi tốt nghiệp sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có trình độ của đất nước. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên và 10 trường cao đẳng khác với trên 100.000 SV, trong đó có hơn 70.000 SV hệ chính quy tập trung [1]. Tuy nhiên chỗ ở nội trú chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số SV hệ chính quy tập trung, có trường chỉ đạt 15- 20%. Đa số SV ngoại trú ý thức được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình. Song vẫn còn một bộ phận SV do tác động tiêu cực của môi trường sống, ý thức rèn luyện, học tập kém, nên có lối sống thiếu lành mạnh, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Thực trạng đó đòi hỏi cần có những biện pháp quản lí SV như: Nâng cao trách nhiệm tự quản của SV ngoại trú; quy định các quyền và nghĩa vụ đối với chủ nhà trọ SV; thành lập các tổ SV ngoại trú tự quản tại khu dân cư; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa các khu trọ với chính quyền địa phương và nhà trường; v.v… nhằm hạn chế các tiêu cực trên ở SV. Từ khoá: Biện pháp quản lí sinh viên, quản lí sinh viên ngoại trú, sinh viên Thành phố Thái Nguyên TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU* Quản lí là một hiện tượng có tính lịch sử và xuất hiện rất sớm từ nhu cầu khách quan của xã hội. Riêng công tác quản lí SV ngoại trú thì xuất hiện khi xuất hiện hình thức ở ngoại trú của SV. Quản lí SV ngoại trú là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của các lực lượng quản lí lên SV ngoại trú nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo đã định. Điểm này hoàn toàn giống việc quản lí SV nội trú. Tuy nhiên, lực lượng quản lí SV nội trú chủ yếu là nhà trường, còn với SV ngoại trú thì có nhiều lực lượng tham gia quản lí, như: nhà trường, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội, gia đình, chủ nhà trọ, cộng đồng xã hội… Biện pháp quản lí SV ngoại trú là những nội dung, cách thức giải quyết vấn đề SV ngoại trú giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường, với bản chất là sự tác động vào nhận thức và hành động của SV, biến những nhận thức và hành động đó từ tự phát sang tự giác. * Trước đây, mọi SV đều được ở trong các ký túc xá. Khái niệm quản lí SV ngoại trú xuất hiện từ khi nhu cầu học tập của người dân vượt quá khả năng đầu tư xây dựng ký túc xá của Nhà nước ở các trường, khiến một số lượng lớn SV phải tự lo chỗ ở trong thời gian học tập, làm nảy sinh nhiệm vụ mới cho các nhà trường và cộng đồng xã hội, đó là quản lí đối tượng này. Việc quản lí SV ngoại trú theo hướng tiếp cận phát triển môi trường giáo dục là một vấn đề càng mới mẻ. Hiện ở Thái Nguyên chưa có ai nghiên cứu theo hướng tiếp cận này. Do vậy, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thực tiễn và đề xuất một số biện pháp quản lí SV ngoại trú một cách khoa học, làm cơ sở lí luận và thực tiễn triển khai vào thực tế công tác quản lí SV ngoại trú. ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI TRÚ Đặc điểm nhân cách SV: Đây là thời kì có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập nhân cách, tiếp thu tri thức của đời người. Nhân cách của SV ngoại trú có những biểu hiện: Muốn độc lập, tự do nhằm thoả mãn sở thích, nhu cầu, khả năng nhận thức và hành động của cá nhân; tiếp tục nhận thức và lí giải Tel: 0986948798 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 139 http://www.lrc-tnu.edu.vn Đào Duy Thăng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ nhiều vấn đề thực tiễn mà trong nhà trường chưa có đủ luận cứ để chứng minh, giải đáp thoả đáng; từng bước định hình và tạo dựng phong cách, nhân cách của riêng mình. Có thể nói SV ngoại trú hầu hết là những người có ý chí, nghị lực trong cuộc sống. Đặc điểm tự lực, sáng tạo và trách nhiệm công dân: Cùng chung đặc điểm nổi bật của tuổi trẻ, SV ngoại trú rất ham hiểu biết, khám phá, sáng tạo và thích tiếp thu những điều mới lạ. Hầu hết họ xác định rõ động cơ học tập và rèn luyện; có tư tưởng khá thực tế trong việc lựa chọn ngành nghề và trong cuộc sống. Nhiều người còn vừa học, vừa làm nhằm tăng thêm thu nhập, tích luỹ kinh nghiệm, mở rộng quan hệ, nâng cao hiểu biết, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình... Điều kiện sống và hoạt động: Đa số SV ngoại trú sống và sinh hoạt tại các hộ gia đình ở khu dân cư. Họ có thể ở riêng hoặc ở chung tại các phòng trọ. Họ nhận được sự quản lí của nhà trường ít hơn so với SV ở nội trú. Điều đó cho thấy công tác quản lí nói chung, phát triển môi trường sống nói riêng càng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống và học tập của SV ngoại trú. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Vai trò, ý nghĩa của quản lí sinh viên ngoại trú Quản lí SV ngoại trú là vấn đề khó khăn. Bởi SV đang ở độ tuổi hiếu động, dễ thay đổi về nhận thức và hành động, ưa giao tiếp, có tri thức, dễ tiếp thu cái mới, thích tìm tòi, khám phá. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú Quản lí sinh viên ngoại trú Thành phố Thái Nguyên Sinh viên Thành phố Thái NguyênTài liệu liên quan:
-
6 trang 309 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 274 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 226 0 0
-
8 trang 222 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 221 0 0 -
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 210 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 208 0 0
-
8 trang 171 0 0