Thông tin tài liệu:
Hiện nay, có nhiều biện pháp làm cho xoài ra hoa như: xông khói, tạo vết thương lên gốc xoài hoặc xử lý hóa chất. Biện pháp thông dụng hiện nay là phun KNO3 qua lá trong khoảng thời gian có gió bấc với liều lượng 150200g/8l, tuy nhiên cách này chỉ có hiệu quả đối với xoài thơm, thanh ca, cát chu, xoài bưởi, riêng đối với xoài cát Hòa Lộc thì kết quả không ổn định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA, ĐẬU TRÁI XOÀI BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA, ĐẬU TRÁI XOÀI Hiện nay, có nhiều biện pháp làm cho xoài ra hoa như: xông khói, tạovết thương lên gốc xoài hoặc xử lý hóa chất. Biện pháp thông dụng hiện naylà phun KNO3 qua lá trong khoảng thời gian có gió bấc với liều lượng 150-200g/8l, tuy nhiên cách này chỉ có hiệu quả đối với xoài thơm, thanh ca, cátchu, xoài bưởi, riêng đối với xoài cát Hòa Lộc thì kết quả không ổn định. Để vườn xoài có được một mùa trái nghịch đạt năng suất cao, bảo vệsức sống lâu dài cho cây cần có nhiều biện pháp tác động đến quá trình rahoa, đậu trái của cây xoài, có thể áp dụng qui trình xử lý ra hoa mùa nghịchnhư sau: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa những cành già cỗi, cành sâu bệnhvà những cành bị che khuất ánh sáng. Sau đó bón phân bồi dưỡng cho câyvới liều lượng 1 kg phân 20-20-15 + 1 kg urea/gốc (cây khoảng 10 nămtuổi), tưới nước 5-7 ngày/lần. Đối với những cây xoài già, sau đợt bón phânnày khoảng nửa tháng có thể phun Thiourea (25g/8l) hoặc urea (100-150g/8l) để kích thích xoài ra đọt đồng loạt. Thường xoài già chỉ ra 1 cơiđọt, xoài tơ ra 2-3 cơi đọt. Khi cơi đọt cuối đã nhú ra tiếp tục bón phân đợt 2với liều lượng 1 kg DAP + 1 kg 20-20-15/gốc. Khi xoài ra đọt non cần chú ý phun thuốc ngừa bệnh thán thư gây hạilá xoài non bằng Antracol, Mancozeb hoặc Score, quan sát vườn nếu thấycó bọ cắt lá và châu chấu xanh gây hại thì nên phun thuốc trừ sâu: Cymbushhoặc Karate để bảo vệ bộ lá xoài. Sau khi cơi đọt thứ nhất (đối với xoài già)hoặc cơi đọt cuối (đối với xoài tơ) có màu hồng nhạt thì phun MKP với liềulượng 40g/8l để ngăn cản cây ra đọt non tiếp theo (thường giai đoạn này vàokhoảng tháng 7-8 dl). 7 ngày sau khi phun MKP, tiến hành xử lýPaclobutrazol với liều lượng 1-1,5 g nguyên chất/1 m đường kính tán. Thídụ: đối với cây xoài 5-8 năm tuổi nếu có đường kính tán cây là 5 m thì pha 5g Paclobutrazol nguyên chất trong 40 l nước tưới đều xung quanh tán cây,tiếp tục tưới nước giữ ẩm đất trong 3-5 ngày tiếp theo, sau đó ngưng tưới vàrút nước trong mương vườn ra. Vào khoảng tháng 9-10 dl khi lá xoài đã chuyển từ xanh nhạt sangxanh đậm thì chọn ngày nắng ráo phun KNO3 với liều lượng 100-150 g/8l,phun ướt đều 2 mặt lá. Sau khi phun KNO 3 10 ngày cây sẽ nhú cựa gà, tiếnhành phun Thiourea với liều lượng 50g/8l, phun ướt đẫm các cựa gà để thúcra hoa đồng loạt, sau đó 15-20 ngày hoa sẽ nở rộ. Lưu ý: khi hoa đã nhú ra 50% thì tiến hành tưới nước trở lại. Giaiđoạn này cần chú ý phòng trị rầy bông xoài bằng Actara, Trebon hoặcAdmire khi hoa sắp nở; Khi hoa đang nở rộ hạ n chế phun thuốc để khônglàm ảnh hưởng đến sự thụ phấn của hoa; Nếu trong thời gian xoài đã nở hoahết có mưa hoặc sương đêm nhiều thì sáng hôm sau rung nhẹ cây cho nướcvà các hoa đực đã tàn rơi xuống rồi phun thuốc phòng ngừa bệnh thán thư. * Sau khi cây đậu trái trứng cá có thể phun phân bón lá và các chếphẩm tăng đậu trái để giảm sự rụng trái non, chú ý phòng ngừa bệnh phấntrắng, thán thư. * Một tháng rưỡi sau đậu trái phun thêm 1 đợt phân bón lá và phòngngừa sâu đục trái bằng Confidor hoặc Polytrin. Hai tháng sau đậu trái bónphân 1-2 kg phân 20-20-15/gốc. Ba tháng sau đậu trái phun phân bón lá 6-30-30 với liều lượng 8-12 cc/8l để tạo sáp ở vỏ trái. Giai đoạn này cần chú ýphòng trừ ruồi đục trái bằng các loại thuốc dẫn dụ (Vizubon-D, SOFRIProtein...), phun thuốc ngừa bệnh thán thư trên vỏ trái. Nếu có điều kiện nênbao trái, trước khi bao trái tỉa bỏ trái sâu bệnh, phun thuốc diệt trứng sâu,nấm, hôm sau tiến hành bao trái.