Danh mục

Biên soạn tài liệu chuyên đề 'một số bệnh dịch và cách phòng chống' (chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học)

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 537.77 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạy học theo chuyên đề có nhiều nhiều ưu điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Hiện nay, quá trình biên soạn và tổ chức dạy học theo chủ đề môn Sinh học khá phổ biến tại các trường Trung học phổ thông. Tuy vậy, phần lớn chủ đề dạy học là sự tích hợp kiến thức liên môn hoặc nội môn trên nền kiến thức của sách giáo khoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biên soạn tài liệu chuyên đề “một số bệnh dịch và cách phòng chống” (chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học) BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000115 BIÊN SOẠN TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ BỆNH DỊCH VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG” (CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN SINH HỌC) *An Biên Thùy Tóm tắt: Dạy học theo chuyên đề có nhiều nhiều ưu điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Hiện nay, quá trình biên soạn và tổ chức dạy học theo chủ đề môn Sinh học khá phổ biến tại các trường Trung học phổ thông. Tuy vậy, phần lớn chủ đề dạy học là sự tích hợp kiến thức liên môn hoặc nội môn trên nền kiến thức của sách giáo khoa. Chương trình môn Sinh học 2018 bổ sung 09 chuyên đề dạy học. Để tổ chức dạy học theo chuyên đề trong bối cảnh sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chưa được ban hành, giáo viên cần biết cách tự lực biên soạn tài liệu chuyên đề dạy học dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình. Từ khóa: Bệnh dịch, chủ đề, chuyên đề, chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, I. MỞ ĐẦU Tháng 12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) Tổng thể và 27 chương trình môn học. Sự thay đổi lớn nhất trong đợt cải cách giáo dục lần này chính là chuyển đổi từ dạy học định hướng nội dung sang hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh (HS). Môn Sinh học (SH) là môn học lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS ở cấp trung học phổ thông (THPT). Với định hướng nghề nghiệp, phát triển năng lực SH, môn học đã có nhiều thay đổi về nội dung dạy học. Một trong những thay đổi cơ bản về nội dung đó là việc xuất hiện của hệ thống 09 chuyên đề học tập. Từ năm 2014, GV phổ thông đã được tập huấn chuyên môn về dạy học theo chủ đề. Tuy vậy, theo kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực đội ngũ GV trước yêu cầu đổi mới GDPT của Phạm Thị Kim Anh (2016), có gần 68,3% GV chưa nắm vững về dạy học theo chủ đề. Trong bối cảnh sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo môn SH phổ thông chưa được ban hành; GV được trao quyền phát triển chương trình song để tự lực biên soạn tài liệu chuyên đề dạy học, nhiều GV còn gặp nhiều lúng túng. Bài viết đưa ra một số vấn đề lí luận về chuyên đề; đề xuất quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề; đề xuất tài liệu chuyên đề học tập “Một số bệnh dịch và cách phòng chống” thuộc Sinh học 11 - Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Hệ thống hóa tài liệu về chủ đề dạy học, chuyên đề dạy học (khái niệm, phân loại, quy trình xây dựng); chương trình giáo dục * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Email: thuyanbien@gmail.com 930 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM phổ thông Tổng thể, chương trình môn Sinh học (nội dung, yêu cầu cần đạt của chuyên đề dạy học). 2. Phương pháp chuyên gia: Phát phiếu tham vấn chuyên gia là những chuyên gia có uy tín (03 giảng viên dạy môn chuyên ngành, 05 GV cốt cán phổ thông). Xử lí kết quả tham vấn về mức độ đáp ứng yêu cầu tài liệu chuyên đề gồm: mức độ bám sát mục tiêu, nội dung tài liệu, kết cấu tài liệu hình thức trình bày tài liệu, độ dài tài liệu. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Khái quát về chuyên đề dạy học 1.1. Chuyên đề dạy học là gì? Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2010): Chủ đề là một đề tài được chọn làm nội dung chủ yếu; chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu và thảo luận. Trong dạy học, tác giả Lê Thị Phương Anh (http://www.cdsphue.edu.vn, 2020, link trong TLTK) cho rằng: “Chủ đề dạy học là tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau trong hệ thống kiến thức của một hay nhiều môn học, được xây dựng thành một chủ đề và đưa vào quá trình dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015) đã phân loại chủ đề dạy học bao gồm: chủ đề đơn môn, chủ đề liên môn và chủ đề tích hợp liên môn. Khái niệm chuyên đề dạy học được các giả Nguyễn Thị Phương Hoa (2006), Phạm Thị Hồng Tú (2016) đề cấp đến: Chuyên đề dạy học là nội dung học tập/đơn vị/vấn đề tương đối trọn vẹn/hoàn chỉnh/chuyên sâu về một nội dung nhất định nào đó nhằm trang bị cho HS một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất định trong quá trình học tập. Vai trò, nội dung của chuyên đề dạy học được Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) quy định trong chương trình môn SH, “Chuyên đề chủ yếu được phát triển từ nội dung các chủ đề SH ứng với chương trình mỗi lớp 10, 11, 12. Các chuyên đề nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành, tìm hiểu ngành nghề để trực tiếp định hướng, làm cơ sở cho các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến SH. Nội dung các chuyên đề hướng đến các lĩnh vực của nền công nghiệp 4.0 như: công nghệ SH trong nông nghiệp, y - dược, chế biến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: