Danh mục

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chuyên đề: Cực trị hình học và ứng dụng

Số trang: 51      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.76 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (51 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là giúp học sinh phát triển tư duy sang tạo hình học, biết kết hợp giữa kiến thức đại số và hình học. Đặc biệt đề tài này giúp học sinh ứng dụng được kiến thức cực trị hình học vào việc giải quyết các bài toán cực trị của số phức – một trong những nội dung khó, xuất hiện nhiều trong kì thi THPT Quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo chuyên đề: Cực trị hình học và ứng dụng PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ “CỰC TRỊ HÌNH HỌC”Phần I. Đặt vấn đề 1. Lý luận chung Dạy học theo chuyên đề là tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bàihọc, môn học có liên hệ với nhau làm thành nội dung học trong một chủ đề có ýnghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm rakiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Vai trò của giáo viên khi đó chủ yếu làhướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyếtcác nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyếtnhững vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau.Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức như sách giáo khoa, sáchtham khảo các trang mạng hoặc các diễn đàn. Thông qua dạy học theo chuyên đề, học sinh được rèn luyện các kĩ năng tiếntrình khoa học như so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ. Kiến thức thu được làcác khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau. Trình độ nhận thức cóthể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. Giáo viên không được coi học sinh là chưa biết gì trước nội dung bài họcmới mà trái lại, luôn phải nghĩ rằng các em tự tin và có thể biết nhiều hơn tamong đợi, vì thế dạy học cần tận dụng tốt những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năngcó sẵn của các em và khuyến khích khả năng biết nhiều hơn thế của học sinh vềmột vấn đề mới để giảm tối đa thời gian và sự thụ động của học sinh trong khitiếp nhận kiến thức mới, để tăng hiểu biết lên nhiều lần so với nội dung cần dạy. Kiến thức mới được học sinh lĩnh hội trong quá trình giải quyết các nhiệm vụhọc tập, đó là kiến thức tổ chức theo một tổng thể mới khác với kiến thức trìnhbày trong tất cả các nguồn tài liệu. Nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học của người học tăng cườngtích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụngkiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rènluyện các kĩ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay. Việc nhóm những bài học có cùng chủ đề vào một nhóm và lên kế hoạchgiảng dạy cụ thể - Như dạy bồi dưỡng ( phụ đạo) hay bồi dưỡng học sinh giỏivẫn làm như vậy. Và gọi đó là các chuyên đề ( chuyên sâu về một vấn đề)...giúphọc sinh có cái nhìn hệ thống, khái quát và sâu sắc về một mảng kiến thức từcác đơn vị kiến thức riêng lẻ được truyền thụ trong từng tiết học cụ thể... Và dạy 1theo chuyên đề còn đặc biệt thích hợp với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, khimà đề thi thường mang tính tổng hợp cao. Sáng kiến thuộc lĩnh vực Phương pháp dạy học chuyên đề được viết tronggiai đoạn nền giáo dục đang hướng đến mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện,góp phần dạy cho học sinh cách suy nghĩ và làm chủ tư duy bản thân, tạo niềmtin và hứng thú học tập cho học sinh. 2. Lý do chọn đề tài Cuối năm 2014, Bộ GD-ĐT đã đưa ra quyết định đổi mới kỳ thi tốt nghiệpTHPT và thi tuyển sinh đại học theo hình thức thi chung một kỳ thi quốc gia.Kết quả thi được sử dụng với mục đích kép, vừa công nhận tốt nghiệp, vừa sửdụng làm căn cứ xét tuyển vào đại học.Cách thức thi thay đổi, đề thi sẽ khó hơnso với những kỳ thi tốt nghiệp THPT trước đó.Từ năm 2017, Bộ GD-ĐT đã đưara quyết định đổi mới hình thức thi THPT: từ tự luận sang hình thức thi trắcnghiệm. Đối với các kỳ thi học sinh giỏi thì vẫn giữ nguyên theo hình thức tựluận. Cực trị hình học là một vấn đề hay của toán học nói chung và hình học nóiriêng. Các bài toán về cực trị hình học xuất hiện rất sớm từ thời xa xưa do nhucầu về đo ruộng đất, tính toán tối ưu hóa về đường đi,về quy hoạch sản xuất củacon người, ... Cho đến nay, các bài toán về cực trị hình học vẫn thường xuyênđược đề cập trong các kỳ thi toán : từ bài kiểm thường xuyên kỳ thi tuyển sinhđại học đến các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, khu vực và thếgiới. Các phương pháp giải bài tập về vấn đề này là khá đa dạng, phong phú.Chẳng hạn sử dụng các bất đẳng thức cổ điển, sử dụng vectơ, sử dụng các đặctính hình học như tam giác đồng dạng, các phép biến hình, sử dụng tư duyhàm,... Một trong các phần có nội dung khó trong các đề thi là phần cực trịhình học.Đây là nội dung nằm trong chương trình hình học THCS, THPT. Trong các bàitập, các đề thi, cực trị hình họcthường xuất hiện trong một ý của bài, một bàikhó của một đề thi và có tính chất rời rạc. Vì thế học sinh thường gặp khó khăn,ít hứng thú trong việc giải quyết vấn đề.Kinh nghiệm giảng dạy của bản thâncho thấy, nếu được trang bị kiến thức đầy đủ, liên tục, theo chuyên đề thì họcsinh rất hứng thú, tích cực giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Tính mới đề tài này là giúp học sinh phát triển tư duy sang tạo hình học,biết kết hợ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: