Biểu hiện của tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ ca
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 341.63 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngôn từ mơ hồ hóa là ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếu minh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng và giả định thẩm mỹ khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu hiện của tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ caTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 13 BIỂU HIỆN CỦA TÍNH MƠ HỒ TRONG NGÔN NGỮ THƠ CA Nguyễn Hồng Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Ngôn từ mơ hồ hoá là ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếu minh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng và giả định thẩm mĩ khác nhau. Phương diện biểu hiện tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ ca rất phong phú, thể hiện rõ nhất ở ba cấp độ: cấp độ mơ hồ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, tượng trưng...), cấp độ mơ hồ cú pháp (câu tỉnh lược, câu đặc biệt, đề ngữ, đảo ngữ, vắt dòng, câu hỏi tu từ, điệp cú pháp...) và cấp độ mơ hồ ngữ dụng (tạo nên trong mối quan hệ giữa văn bản với người đọc và ngữ cảnh sử dụng). Từ khoá: Mơ hồ, nghệ thuật thơ ca, tác phẩm. Nhận bài ngày 01.5.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.5.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Hồng Hạnh; Email: nhhanh@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Tính mơ hồ trong văn học đã được phát hiện từ rất lâu bởi nó là thuộc tính thú vị củanghệ thuật ngôn từ. Tuy nhiên, phải đợi đến sự xuất hiện công trình Bảy loại mơ hồ đanghĩa (Seven types of Ambiguity 1930) của nhà Phê bình Mới William Empson, thuậtngữ “Tính mơ hồ” mới được sử dụng, được chú ý quan tâm một cách rộng rãi như là mộttrong những đặc trưng cốt yếu của văn học, đặc biệt là của thơ ca. Dựa trên quan điểm củacác nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi rút ra quan niệm riêng về mơ hồ hoá ngôn từ nhưsau: Ngôn từ mơ hồ hoá là ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếuminh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởngvà giả định thẩm mĩ khác nhau. Ngôn từ mơ hồ hoá chính là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của thơ. Bởilẽ, điều đó làm cho nghĩa của hình tượng câu thơ mờ nhòe đi, không còn quá cụ thể, rõràng, mà trở nên đầy ẩn ý, đầy sức khơi gợi, đem đến những ý nghĩa bất tận khiến ngườiđọc càng suy nghĩ càng thấy thú vị.14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở hình thành tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ ca Tính mơ hồ của ngôn từ được tạo nên từ nhiều sắc thái, cảnh huống mà nó có nhiệmvụ phải biểu đạt cái không rõ ràng của chúng, song chủ yếu phụ thuộc vào chủ ý của ngườisử dụng. Bản thân tính qui ước, có sẵn, dùng chung của ngôn ngữ đã hàm chứa và chophép nó biểu đạt một ý nghĩa đôi khi không hoàn toàn xác định mà phụ thuộc vào cách cắtnghĩa, diễn giải của người tiếp nhận. Phải thừa nhận rằng, trong ngôn từ nghệ thuật, đặcbiệt ngôn từ thơ ca, có cả một hệ thống, với nhiều cấp độ ngôn từ, được/bị mơ hồ hoá.Chúng hình thành dựa trên các cơ sở sau: Thứ nhất, tính mơ hồ là một đặc trưng cơ bản của tư duy nghệ thuật. Tư duy nghệthuật không bao giờ phản ánh hình tượng đồng nhất với hiện thực, bởi “Cái thực đi vàonghệ thuật luôn nhằm để nói đến một cái khác ngoài nó, luôn bị mơ hồ hoá, nhòe đi, lớnlên, phong phú thêm, vừa thực vừa hư, vừa lí tính lại rất tình cảm, vừa phản ảnh hiện thực,vừa thấm đẫm cảm xúc, vừa là chính nó vừa là cái khác” [4, tr.126]. Sự không trùng khítgiữa hình tượng với chính nó ngoài đời là một đặc điểm tạo nên tính mơ hồ trong tư duynghệ thuật. Bên cạnh lối tư duy hình tượng cảm tính, tư duy nghệ thuật còn mang bản chấtcủa tư duy tổng hợp biện chứng. Đó là kiểu tư duy nắm bắt sự vật trong cái tổng thể, trongcác mối quan hệ, trong sự vận động, biến đổi không ngừng. Sự vật sẽ mơ hồ, khó xác định,khó nắm bắt hơn. Thứ hai, bản chất của ngôn từ cũng là một chất liệu mang trong mình khả năng mơ hồcao. “Từ nghệ thuật tồn tại không chỉ ở những nghĩa từ điển của nó, không chỉ ở nhữngnghĩa ngoại diện mà còn tồn tại những ngoại vi nào đó, một vùng liên tưởng nào đó đượcnảy sinh bởi nhiều cách thức rất khác nhau” [6, tr.16]. Bản thân ngôn từ là một thế giới bímật. Nó là một hệ thống kí hiệu mang tính võ đoán và tính nội chỉ. Thứ ba, thơ ca vốn là một thể loại được chưng cất từ ngôn ngữ mang tính mơ hồ, đanghĩa,nên khó có thể gọi đích danh thơ là gì: “Mỗi bài thơ hay là một định nghĩa cho thơ.Mỗi tiếng thơ là một “con kì nhông” đứng chỗ này thì màu xanh, đứng chỗ kia thì màu nâuhoặc vàng úa. Thơ là một thể loại kì ảo” [8, tr.389]. Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại”.Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối quan trọng đối với nhà thơ. “Thơ cốt ở ý, ý cốtsâu thì thơ mới hay... Không phải bất cứ điều gì nói ra bằng lời thì mới là thơ có giá trị.Ýhết mà lời dừng là cái lời hết mực, song lời dừng mà ý chưa hết thì lại càng tuyệt hay” [5,tr.284]. Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chỉ dùng một lượng hữuhạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu hiện của tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ caTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 23/2018 13 BIỂU HIỆN CỦA TÍNH MƠ HỒ TRONG NGÔN NGỮ THƠ CA Nguyễn Hồng Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Ngôn từ mơ hồ hoá là ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếu minh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởng và giả định thẩm mĩ khác nhau. Phương diện biểu hiện tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ ca rất phong phú, thể hiện rõ nhất ở ba cấp độ: cấp độ mơ hồ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, tượng trưng...), cấp độ mơ hồ cú pháp (câu tỉnh lược, câu đặc biệt, đề ngữ, đảo ngữ, vắt dòng, câu hỏi tu từ, điệp cú pháp...) và cấp độ mơ hồ ngữ dụng (tạo nên trong mối quan hệ giữa văn bản với người đọc và ngữ cảnh sử dụng). Từ khoá: Mơ hồ, nghệ thuật thơ ca, tác phẩm. Nhận bài ngày 01.5.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.5.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Hồng Hạnh; Email: nhhanh@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Tính mơ hồ trong văn học đã được phát hiện từ rất lâu bởi nó là thuộc tính thú vị củanghệ thuật ngôn từ. Tuy nhiên, phải đợi đến sự xuất hiện công trình Bảy loại mơ hồ đanghĩa (Seven types of Ambiguity 1930) của nhà Phê bình Mới William Empson, thuậtngữ “Tính mơ hồ” mới được sử dụng, được chú ý quan tâm một cách rộng rãi như là mộttrong những đặc trưng cốt yếu của văn học, đặc biệt là của thơ ca. Dựa trên quan điểm củacác nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi rút ra quan niệm riêng về mơ hồ hoá ngôn từ nhưsau: Ngôn từ mơ hồ hoá là ngôn từ mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa không xác định, thiếuminh xác, cho phép người đọc giải thích theo nhiều cách khác nhau với những liên tưởngvà giả định thẩm mĩ khác nhau. Ngôn từ mơ hồ hoá chính là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của thơ. Bởilẽ, điều đó làm cho nghĩa của hình tượng câu thơ mờ nhòe đi, không còn quá cụ thể, rõràng, mà trở nên đầy ẩn ý, đầy sức khơi gợi, đem đến những ý nghĩa bất tận khiến ngườiđọc càng suy nghĩ càng thấy thú vị.14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở hình thành tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ ca Tính mơ hồ của ngôn từ được tạo nên từ nhiều sắc thái, cảnh huống mà nó có nhiệmvụ phải biểu đạt cái không rõ ràng của chúng, song chủ yếu phụ thuộc vào chủ ý của ngườisử dụng. Bản thân tính qui ước, có sẵn, dùng chung của ngôn ngữ đã hàm chứa và chophép nó biểu đạt một ý nghĩa đôi khi không hoàn toàn xác định mà phụ thuộc vào cách cắtnghĩa, diễn giải của người tiếp nhận. Phải thừa nhận rằng, trong ngôn từ nghệ thuật, đặcbiệt ngôn từ thơ ca, có cả một hệ thống, với nhiều cấp độ ngôn từ, được/bị mơ hồ hoá.Chúng hình thành dựa trên các cơ sở sau: Thứ nhất, tính mơ hồ là một đặc trưng cơ bản của tư duy nghệ thuật. Tư duy nghệthuật không bao giờ phản ánh hình tượng đồng nhất với hiện thực, bởi “Cái thực đi vàonghệ thuật luôn nhằm để nói đến một cái khác ngoài nó, luôn bị mơ hồ hoá, nhòe đi, lớnlên, phong phú thêm, vừa thực vừa hư, vừa lí tính lại rất tình cảm, vừa phản ảnh hiện thực,vừa thấm đẫm cảm xúc, vừa là chính nó vừa là cái khác” [4, tr.126]. Sự không trùng khítgiữa hình tượng với chính nó ngoài đời là một đặc điểm tạo nên tính mơ hồ trong tư duynghệ thuật. Bên cạnh lối tư duy hình tượng cảm tính, tư duy nghệ thuật còn mang bản chấtcủa tư duy tổng hợp biện chứng. Đó là kiểu tư duy nắm bắt sự vật trong cái tổng thể, trongcác mối quan hệ, trong sự vận động, biến đổi không ngừng. Sự vật sẽ mơ hồ, khó xác định,khó nắm bắt hơn. Thứ hai, bản chất của ngôn từ cũng là một chất liệu mang trong mình khả năng mơ hồcao. “Từ nghệ thuật tồn tại không chỉ ở những nghĩa từ điển của nó, không chỉ ở nhữngnghĩa ngoại diện mà còn tồn tại những ngoại vi nào đó, một vùng liên tưởng nào đó đượcnảy sinh bởi nhiều cách thức rất khác nhau” [6, tr.16]. Bản thân ngôn từ là một thế giới bímật. Nó là một hệ thống kí hiệu mang tính võ đoán và tính nội chỉ. Thứ ba, thơ ca vốn là một thể loại được chưng cất từ ngôn ngữ mang tính mơ hồ, đanghĩa,nên khó có thể gọi đích danh thơ là gì: “Mỗi bài thơ hay là một định nghĩa cho thơ.Mỗi tiếng thơ là một “con kì nhông” đứng chỗ này thì màu xanh, đứng chỗ kia thì màu nâuhoặc vàng úa. Thơ là một thể loại kì ảo” [8, tr.389]. Thơ là thể loại “ý tại ngôn ngoại”.Việc kiệm lời, kiệm chữ là một yêu cầu tối quan trọng đối với nhà thơ. “Thơ cốt ở ý, ý cốtsâu thì thơ mới hay... Không phải bất cứ điều gì nói ra bằng lời thì mới là thơ có giá trị.Ýhết mà lời dừng là cái lời hết mực, song lời dừng mà ý chưa hết thì lại càng tuyệt hay” [5,tr.284]. Hàm súc và giàu sức biểu hiện, ngôn ngữ thơ ca cô đúc, chỉ dùng một lượng hữuhạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Nghệ thuật thơ ca Cấp độ mơ hồ ngữ dụng Điệp cú pháp Câu hỏi tu từGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 205 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0 -
19 trang 164 0 0