Danh mục

Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.59 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông. Kết quả khảo sát trên 1080 học sinh ở Hà Nội cho thấy, biểu hiện của học sinh THPT về các giá trị sống trong quan hệ xã hội đạt ở mức trung bình (học sinh chưa chủ động, thường xuyên tham gia vào các mối quan hệ xã hội).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0044 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 198-205 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BIỂU HIỆN MỘT SỐ GIÁ TRỊ SỐNG TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Vũ Thị Ngọc Tú Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông. Kết quả khảo sát trên 1080 học sinh ở Hà Nội cho thấy, biểu hiện của học sinh THPT về các giá trị sống trong quan hệ xã hội đạt ở mức trung bình (học sinh chưa chủ động, thường xuyên tham gia vào các mối quan hệ xã hội). Đa số học sinh và cha mẹ học sinh, giáo viên đều chỉ ra được các mặt biểu hiện của giá trị sống và những ảnh hưởng của các mặt biểu hiện này trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông. Từ khóa: Giá trị sống, học sinh trung học phổ thông, cha mẹ học sinh, giáo viên, quan hệ xã hội. 1. Mở đầu Giáo dục hướng tới và góp phần vào sự phát triển của mỗi học sinh nhằm phát huy hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em là quan niệm giáo dục toàn diện mới và đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại. Để làm được điều này ngoài việc đánh giá học sinh qua kết quả học tập thì cần phải đánh giá được các mặt khác của nhân cách thông qua các hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống để gieo vào lòng học sinh sự tự tin, lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm. . . [3; tr.17-26]. Giá trị sống có ý nghĩa đối với sự phát triển nhân cách của học sinh một cách toàn diện và bền vững trong giáo dục hiện nay. Tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là thời kì biến động to lớn với những thay đổi về cơ thể, sự phát triển nhận thức cũng như đời sống tâm lí xã hội phong phú với những thay đổi trong mối quan hệ với bạn bè, cha mẹ. . . [6; tr.13, 7; tr.60]. Đây cũng là thời kì mà các em khao khát khám phá về bản thân, về ý nghĩa sự tồn tại bản thân, do vậy giai đoạn này quan trọng cho sự hình thành và dần dần ổn định về thế giới quan, về những giá trị làm người, những giá trị về nhân cách, các giá trị sống [9; tr.25, 10; tr.2]. Trong bài báo này chúng tôi tìm hiểu một số biểu hiện giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ thông nhằm giúp các em củng cố và phát triển định hướng giá trị sống phù hợp với hệ giá trị chung của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Ngày nhận bài: 2/2/2018. Ngày sửa bài: 7/3/2018. Ngày nhận đăng: 14/3/2018. Liên hệ: Vũ Thị Ngọc Tú, e-mail: Ngoctu304@yahoo.com.vn 198 Biểu hiện một số giá trị sống trong quan hệ xã hội của học sinh trung học... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên học sinh trung học phổ thông, cha mẹ học sinh, giáo viên của thành phố Hà Nội (nội thành, ngoại thành và ven đô). Phân bố mẫu nghiên cứu như sau: 490 học sinh THPT, 490 cha mẹ học sinh, 100 giáo viên và cán bộ quản lí. Công cụ nghiên cứu: Để tìm hiểu một số biểu hiện giá trị sống của học sinh trung học phổ thông qua hoạt động học tập, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp anket kết hợp với phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, bài tập tình huống, hoạt động trải nghiệm thực tiễn. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu về lí luận Có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị sống, quan hệ xã hội của học sinh THPT. Trong khuôn khổ bài báo hai khái niệm này được hiểu như sau: Giá trị sống của học sinh THPT là cái mà chủ thể cho là có ích, có ý nghĩa đối với cuộc sống, là cái trở thành động lực thúc đẩy hoạt động học tập, quan hệ với bản thân, quan hệ xã hội của học sinh THPT được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi [11; tr.42]. Quan hệ xã hội của học sinh THPT là mối quan hệ giữa học sinh với những người khác được hình thành từ tương tác xã hội của mỗi chủ thể. Trong nghiên cứu này giá trị sống của học sinh THPT trong quan hệ với người khác được thể hiện như sau: - Trong học tập và cuộc sống hàng ngày của học sinh THPT, các em không chỉ có những quan hệ ở phạm vi nhà trường, mà các em còn có những quan hệ khác như quan hệ trong gia đình, quan hệ với bạn bè và với những người khác trong cộng đồng mà các em sống, cũng như ở ngoài xã hội... Chính thông qua các mối quan hệ này mà các em cũng thể hiện được giá trị sống của mình. + Giá trị sống của học sinh THPT thể hiện trong quan hệ gia đình. - Trong quan hệ gia đình các em tiếp xúc với bố mẹ, anh chị em, cũng như với ông bà (ở một số gia đình). Ở đây, giá trị sống của học sinh THPT thể hiện ở chỗ các em luôn mong muốn khẳng định cái Tôi cá nhân qua nhu cầu độc lập trong nhận thức. Nhu c ...

Tài liệu được xem nhiều: