Danh mục

Biểu tượng mùa hè ở Nhật Bản

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 362.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thời tiết nóng nực của mùa hè là thời điểm thích hợp để lũ muỗi sinh sôi. Hãy chú ý nhé vì đó là loài côn trùng gây truyền nhiễm một số bệnh rất thường gặp vào mùa hè như tiêu hóa, cảm sốt…đấy bạn ạ. Và để ngăn cản sự hoành hành của muỗi mà chỉ dùng các loại màn gió hay quạt là không đủ nên ở Nhật Bản, có một dụng cụ thân thuộc để người ta chống muỗi chính là…nhang muỗi. Vậy thì cũng giống với Việt Nam chúng ta thôi mà, chắc hẳn các bạn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng mùa hè ở Nhật Bản Biểu tượng mùa hè ở Nhật Bản Thời tiết nóng nực của mùa hè là thời điểm thích hợp để lũ muỗi sinh sôi. Hãy chú ý nhé vì đó là loài côn trùng gây truyền nhiễm một số bệnh rất thường gặp vào mùa hè như tiêu hóa, cảm sốt…đấy bạn ạ. Và để ngăn cản sự hoành hành của muỗi mà chỉ dùng các loại màn gió hay quạt là không đủ nên ở Nhật Bản, có một dụng cụ thân thuộc để người ta chống muỗi chính là…nhang muỗi. Vậy thì cũng giống với Việt Nam chúng ta thôi mà, chắc hẳn các bạn đọc tới đây sẽ nói như vậy đúng không? Nhưng mà hãy cùng Ichi tìm hiểu loại dụng cụ nhỏ bé này để hiểu được tại sao nó lại trở thành một trong những biểu tượng mùa hè của người Nhật nhé! Các bạn có thấy đồ vật trên hình trông quen thuộc không nào? Chắc hẳn với những bạn đọc yêu thích truyện tranh Nhật Bản sẽ cảm thấy sự thân quen của đồ vật trên. Rất thường xuất hiện trong các bộ manga với khung cảnh một căn phòng Nhật trong tiết trời oi nồng của mùa hè. Tiếng Nhật gọi những đồ vật ấy bằng cái tên “katori buta”, có nghĩa là bình nhang trừ muỗi hình chú heo. Trong đó, “katori senkou” là để chỉ các thanh nhang. Vào thế kỷ 19, sau một thương vụ với các nhà buôn Hoa Kỳ, một thương gia người Nhật đã mang về Nhật Bản một chủng loại hoa cúc mà trước đó ông chưa từng trông thấy tại Nhật Bản. Sau đó, ông ta phát hiện ra khi đốt những bông cúc phơi khô này có thể đuổi được lũ muỗi quấy rầy giấc ngủ của mình mỗi đêm. Kể từ đó, phương pháp dùng hương thơm để trừ muỗi được sử dụng phổ biến tại nước Nhật. Nó phổ biến đến nỗi, cụm từ “katori-senkou” còn được sử dụng trong các bài thơ Haiku (một thể thơ ngắn truyền thống của Nhật Bản) với ý nghĩa là “mùa hè”. Một bộ nhang muỗi phải bao gồm thanh nhang và bình đựng. Ban đầu thanh nhang có hình trụ mảnh như cây hương nhưng về sau, để kéo dài thời gian sử dụng thì hầu hết các loại nhang muỗi đều có dạng vòng xoắn. Chất liệu cơ bản để tạo ra nhang trừ muỗi thường là từ thực vật (ví dụ như hoa cúc sấy khô, các hương liệu từ thiên nhiên khác…) vì ngoài tính năng trừ muỗi thì hương thơm của những vật liệu này còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe của người sử dụng thay vì một số chất hóa học thường kèm thêm tác dụng phụ như các loại nhang muỗi được chế biến tại Trung Quốc, Việt Nam… Riêng bình đựng nhang muỗi thường được làm bằng gốm sứ và có nhiều hình dạng (ở nước ta thì lại phổ biến với chất liệu kim loại và có thể gắn với nhang muỗi dạng vòng xoắn trông khá đơn điệu). Loại hình dáng mà chúng ta hay gặp nhất trong các bộ truyện tranh và hoạt hình là bình nhang trừ muỗi hình con heo trông rất ngộ nghĩnh. Người Nhật còn gọi các bình nhang có hình dạng này là “kayari buta” (buta ở đây có nghĩa là con heo đó, nghe thật dễ thương các bạn nhỉ?) Hiện nay, khi mà đời sống ngày càng được nâng cao khiến người ta thay dần thói quen sử dụng bằng các loại điều hòa, cửa chống muỗi…hiện đại hơn thì những vật dụng quen thuộc này cũng ngày một vắng bóng. Đó là lý do mà bình nhang trừ muỗi lại trở thành một hình ảnh thân thương và nhắc nhớ đến những ký ức tuổi thơ của mỗi một người dân Nhật Bản. Ký ức ấy bắt đầu khi màn đêm mùa hạ nhẹ buông mang theo những thanh âm rộn rã của đồng ruộng…và cả tiếng vo ve của lũ muỗi đáng ghét nữa chứ! Vậy là sẽ xuất hiện những bình nhang bé heo như những anh hùng diệt muỗi bằng mùi hương mang đậm hơi thở thiên nhiên trong lành của mùa hạ. nguồn: acc .vn

Tài liệu được xem nhiều: