Biểu tượng trong một số truyện ngắn của Doris Lessing
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 445.14 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tính biểu tượng trong truyện ngắn của Doris Lessing cũng là một cách tân trong sáng tác của bà. Doris Lessing sử dụng một số biểu tượng châu chấu, biểu tượng con chó, biểu tượng chim bồ câu trong một số truyện ngắn để phản ánh hiện thực cuộc sống khốn cùng nhưng lãng mạn, thắm đượm tình người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng trong một số truyện ngắn của Doris Lessing BIỂU TƯỢNG TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA DORIS LESSING Nhữ Thị Trúc Linh 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Doris Lessing (1919 - 2013) là nhà văn người Anh được trao giải Nobel năm 2007. Vớihơn 50 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, Doris Lessing được xem là nhà văn tiêu biểu cho nhómnhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học thế giới nửa sau thế kỉ XX. Phong cách của Lessingcó sự kết hợp giữa hiện đại và hậu hiện đại. Tác phẩm của bà thể hiện thế giới nội tâm sâu sắccủa nhân vật và âm vang nhiều giọng điệu, nhiều tiếng nói trái chiều và cùng chiều về giá trịsống. Về phương diện nghệ thuật, tác phẩm của bà có những cách tân trong nghệ thuật trầnthuật như cái nhìn đa trị trong trần thuật, trần thuật hướng vào thế giới nội tâm nhân vật. Tínhbiểu tượng trong truyện ngắn của Doris Lessing cũng là một cách tân trong sáng tác của bà.Doris Lessing sử dụng một số biểu tượng châu chấu, biểu tượng con chó, biểu tượng chim bồcâu trong một số truyện ngắn để phản ánh hiện thực cuộc sống khốn cùng nhưng lãng mạn,thắm đượm tình người. Từ khóa: biểu tượng, Doris Lessing, truyện ngắn.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2007, Doris Lessing được trao giải Nobel văn học. Doris Lessing được xếp thứ 5trong danh sách 50 nhà văn Anh vĩ đại nhất từ năm 1945. Các sáng tác của Doris Lessing ảnhhưởng sâu sắc đến các nhà văn thuộc thế hệ sau này, mà đặc biệt là Tony Morrison. Tác phẩmcủa Doris Lessing thường tập trung mổ xẻ xã hội hiện đại, phản ánh một cách các mâu thuẫnvốn có của kẻ giàu và người nghèo, kẻ mạnh và người yếu, người da đen và da trắng, người đànông và đàn bà. Với cách nhìn cuộc sống của một người phụ nữ từng trải nghiệm nỗi vất vả củanhững người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, Doris Lessing luôn thể hiện tính nhân văn caocả trong các tác phẩm văn học của mình. Nghiên cứu biểu tượng trong truyện ngắn của DorisLessing là đề xuất thêm một góc nhìn để tiếp cận và giải mã tác phẩm của nhà văn.2. NỘI DUNG 2.1 Khái niệm biểu tượng Trong Từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên, “biểu tượng là hình ảnh tượng trưng.Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình.” [6, 66]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, biểu tượng không chỉ thuộc phạm trù của triết học, tâm líhọc mà còn là một thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học, hay còn được gọi là 397tượng trưng với những nghĩa rộng và nghĩa hẹp tương ứng. “Trong nghĩa hẹp, biểu tượng là đặctrưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượnglà một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt cókhả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiệnmột quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời…” [4, 24]. Trong tác phẩm nghệ thuật, biểu tượng mang giá trị ngữ nghĩa phong phú được tích lũytrong thời gian dài của ngôn ngữ văn hóa nhiều thời đại. Từ đấy, góp phần hình thành nên tínhđa nghĩa của biểu tượng. Bên cạnh đó, biểu tượng cũng chịu sự tác động của ngôn ngữ, tâm lí,văn hóa, quan niệm của dân tộc, cộng đồng, và thời đại. Chẳng hạn như màu đen là màu tangtóc, bi thảm của người Pháp thì ở người Việt, màu trắng lại mang ý nghĩa biểu tượng đó. Ngoàiviệc thể hiện ý thức chung của cộng động, biểu tượng còn mang đặc trưng của cá tính sáng tạoở người nghệ sĩ trong các tác phẩm văn chương. Trong cuốn sách Từ kí hiệu đến biểu tượng, Trịnh Bá Đĩnh xác định: “Biểu tượng là ngônngữ cơ bản của một nền văn hóa, bản sắc của một nền văn hóa được xác định bởi hệ thống biểutượng của nó.” – điểm gặp gỡ với các ý kiến trên [3, 23]. Iu. Lotman – nhà kí hiệu học văn hóaNga cũng quan niệm: “Biểu tượng (Symbol) là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệthống khoa học về kí hiệu” [3, 23]. Trịnh Bá Đĩnh trong quyển sách của mình tiến hành tìm hiểu biểu tượng theo ý kiến đượcđồng thuận từ nhiều nhà nghiên cứu như A. F. Losev, Iu. Lotman, Tz. Todorov, S. Freud, C.Jung… xem “biểu tượng như một dạng kí hiệu đặc biệt, mà “cái được biểu đạt” (hình ảnh, sựvật, sự việc) gợi người đọc đến một nội dung khác ngoài nghĩa hiển lộ trực tiếp. Nội dung khácnày đa nghĩa, mơ hồ, xa lạ, tàng ẩn, chỉ với lí trí không thể nắm bắt và diễn tả hết được.” [3,25]. Từ đó, ông đưa ra một khái niệm từ việc nghiên cứu biểu tượng dưới góc độ kí hiệu họcvăn hóa và thành tựu của ngành phân tâm học: “biểu tượng là hình ảnh, hình tượng phô bàymột ý tưởng, nội dung nào đó” hay nói cách khác là “dùng hình ảnh này để chỉ nghĩa nọ” [3,28]. Chẳng hạn như hoa sen để chỉ phẩm chất thanh cao, trong sạch của con người: “Gần bùnmà chẳng hôi tanh mùi bùn”, cây tre là biểu tượng cho phẩm chất ngay thẳng, trung trực, bấtkhuất của dân tộc Việt Nam. Tóm lại, biểu tượng văn học là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt, bao hàm trong nónhững những thành tố có vẻ đối nghịch nhưng lại thống nhất chặt chẽ với nhau: cá tính sángtạo của nhà văn và đặc trưng chung của văn hóa cộng đồng; hơi hướng truyền thống của cái cổxưa và màu sắc đương đại của thời hiện tại. Biểu tượng còn mang sức nén của tầng lớp ngữnghĩa được bồi đắp theo thời gian để tạo nên chiều sâu và sự khái quát cho nội dung tư tưởngcủa nhà văn. 2.2 Một số biểu tượng tiêu biểu trong truyện ngắn của Doris Lessing. Biểu tượng châu chấu Truyện Trận tấn công nhẹ nhàng của châu chấu của Doris Lessing là câu chuyện thu hútngười đọc với lối văn trần thuật kể về làng quê nhỏ ở Johannesburg. Câu chuyện về gia đìnhnông dân nhà Stephen phải chống chọi trước sự phá hoại của bầy châu chấu. Ban đầu, chúngnhư vạt mây dài màu ghỉ sắt bay là đà lặng lẽ trên cánh đồng ngô. Vạt mây cứ trương phồng 398lên khiến cho không gian sầm u ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng trong một số truyện ngắn của Doris Lessing BIỂU TƯỢNG TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA DORIS LESSING Nhữ Thị Trúc Linh 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Doris Lessing (1919 - 2013) là nhà văn người Anh được trao giải Nobel năm 2007. Vớihơn 50 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, Doris Lessing được xem là nhà văn tiêu biểu cho nhómnhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học thế giới nửa sau thế kỉ XX. Phong cách của Lessingcó sự kết hợp giữa hiện đại và hậu hiện đại. Tác phẩm của bà thể hiện thế giới nội tâm sâu sắccủa nhân vật và âm vang nhiều giọng điệu, nhiều tiếng nói trái chiều và cùng chiều về giá trịsống. Về phương diện nghệ thuật, tác phẩm của bà có những cách tân trong nghệ thuật trầnthuật như cái nhìn đa trị trong trần thuật, trần thuật hướng vào thế giới nội tâm nhân vật. Tínhbiểu tượng trong truyện ngắn của Doris Lessing cũng là một cách tân trong sáng tác của bà.Doris Lessing sử dụng một số biểu tượng châu chấu, biểu tượng con chó, biểu tượng chim bồcâu trong một số truyện ngắn để phản ánh hiện thực cuộc sống khốn cùng nhưng lãng mạn,thắm đượm tình người. Từ khóa: biểu tượng, Doris Lessing, truyện ngắn.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2007, Doris Lessing được trao giải Nobel văn học. Doris Lessing được xếp thứ 5trong danh sách 50 nhà văn Anh vĩ đại nhất từ năm 1945. Các sáng tác của Doris Lessing ảnhhưởng sâu sắc đến các nhà văn thuộc thế hệ sau này, mà đặc biệt là Tony Morrison. Tác phẩmcủa Doris Lessing thường tập trung mổ xẻ xã hội hiện đại, phản ánh một cách các mâu thuẫnvốn có của kẻ giàu và người nghèo, kẻ mạnh và người yếu, người da đen và da trắng, người đànông và đàn bà. Với cách nhìn cuộc sống của một người phụ nữ từng trải nghiệm nỗi vất vả củanhững người thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, Doris Lessing luôn thể hiện tính nhân văn caocả trong các tác phẩm văn học của mình. Nghiên cứu biểu tượng trong truyện ngắn của DorisLessing là đề xuất thêm một góc nhìn để tiếp cận và giải mã tác phẩm của nhà văn.2. NỘI DUNG 2.1 Khái niệm biểu tượng Trong Từ điển tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên, “biểu tượng là hình ảnh tượng trưng.Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình.” [6, 66]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, biểu tượng không chỉ thuộc phạm trù của triết học, tâm líhọc mà còn là một thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học, hay còn được gọi là 397tượng trưng với những nghĩa rộng và nghĩa hẹp tương ứng. “Trong nghĩa hẹp, biểu tượng là đặctrưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượnglà một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt cókhả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiệnmột quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời…” [4, 24]. Trong tác phẩm nghệ thuật, biểu tượng mang giá trị ngữ nghĩa phong phú được tích lũytrong thời gian dài của ngôn ngữ văn hóa nhiều thời đại. Từ đấy, góp phần hình thành nên tínhđa nghĩa của biểu tượng. Bên cạnh đó, biểu tượng cũng chịu sự tác động của ngôn ngữ, tâm lí,văn hóa, quan niệm của dân tộc, cộng đồng, và thời đại. Chẳng hạn như màu đen là màu tangtóc, bi thảm của người Pháp thì ở người Việt, màu trắng lại mang ý nghĩa biểu tượng đó. Ngoàiviệc thể hiện ý thức chung của cộng động, biểu tượng còn mang đặc trưng của cá tính sáng tạoở người nghệ sĩ trong các tác phẩm văn chương. Trong cuốn sách Từ kí hiệu đến biểu tượng, Trịnh Bá Đĩnh xác định: “Biểu tượng là ngônngữ cơ bản của một nền văn hóa, bản sắc của một nền văn hóa được xác định bởi hệ thống biểutượng của nó.” – điểm gặp gỡ với các ý kiến trên [3, 23]. Iu. Lotman – nhà kí hiệu học văn hóaNga cũng quan niệm: “Biểu tượng (Symbol) là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệthống khoa học về kí hiệu” [3, 23]. Trịnh Bá Đĩnh trong quyển sách của mình tiến hành tìm hiểu biểu tượng theo ý kiến đượcđồng thuận từ nhiều nhà nghiên cứu như A. F. Losev, Iu. Lotman, Tz. Todorov, S. Freud, C.Jung… xem “biểu tượng như một dạng kí hiệu đặc biệt, mà “cái được biểu đạt” (hình ảnh, sựvật, sự việc) gợi người đọc đến một nội dung khác ngoài nghĩa hiển lộ trực tiếp. Nội dung khácnày đa nghĩa, mơ hồ, xa lạ, tàng ẩn, chỉ với lí trí không thể nắm bắt và diễn tả hết được.” [3,25]. Từ đó, ông đưa ra một khái niệm từ việc nghiên cứu biểu tượng dưới góc độ kí hiệu họcvăn hóa và thành tựu của ngành phân tâm học: “biểu tượng là hình ảnh, hình tượng phô bàymột ý tưởng, nội dung nào đó” hay nói cách khác là “dùng hình ảnh này để chỉ nghĩa nọ” [3,28]. Chẳng hạn như hoa sen để chỉ phẩm chất thanh cao, trong sạch của con người: “Gần bùnmà chẳng hôi tanh mùi bùn”, cây tre là biểu tượng cho phẩm chất ngay thẳng, trung trực, bấtkhuất của dân tộc Việt Nam. Tóm lại, biểu tượng văn học là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt, bao hàm trong nónhững những thành tố có vẻ đối nghịch nhưng lại thống nhất chặt chẽ với nhau: cá tính sángtạo của nhà văn và đặc trưng chung của văn hóa cộng đồng; hơi hướng truyền thống của cái cổxưa và màu sắc đương đại của thời hiện tại. Biểu tượng còn mang sức nén của tầng lớp ngữnghĩa được bồi đắp theo thời gian để tạo nên chiều sâu và sự khái quát cho nội dung tư tưởngcủa nhà văn. 2.2 Một số biểu tượng tiêu biểu trong truyện ngắn của Doris Lessing. Biểu tượng châu chấu Truyện Trận tấn công nhẹ nhàng của châu chấu của Doris Lessing là câu chuyện thu hútngười đọc với lối văn trần thuật kể về làng quê nhỏ ở Johannesburg. Câu chuyện về gia đìnhnông dân nhà Stephen phải chống chọi trước sự phá hoại của bầy châu chấu. Ban đầu, chúngnhư vạt mây dài màu ghỉ sắt bay là đà lặng lẽ trên cánh đồng ngô. Vạt mây cứ trương phồng 398lên khiến cho không gian sầm u ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyện ngắn của Doris Lessing Nhà văn Doris Lessing Biểu tượng trong truyện ngắn của Doris Lessing Biểu tượng văn học Biểu tượng văn hóa thế giớiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Biểu tượng trong một số tiểu thuyết về chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam
12 trang 83 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
32 trang 28 0 0 -
Biểu tượng về quân tử trong Kinh Thi
9 trang 15 0 0 -
26 trang 10 0 0
-
Từ biểu tượng tâm lí đến biểu tượng thẩm mĩ
10 trang 10 0 0 -
Biểu tượng 'quạ đen' trong tiểu thuyết quạ đen của Cửu Đan
7 trang 9 0 0 -
Biểu tượng 'mèo' trong tiểu thuyết Haruki Murakami
8 trang 9 0 0 -
Tính đa trị của biểu tượng Moby Dick trong Moby Dick – cá voi trắng của Herman Melville
9 trang 5 0 0