Bình luận chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông trong Luật doanh nghiệp 2020
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 197.97 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài này phân tích các vấn đề lý thuyết xoay quanh chế định khởi kiện nhân danh công ty. Sau đó, phân tích và bình luận các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam trong mối tương quan so sánh pháp luật với một số quốc gia trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông trong Luật doanh nghiệp 2020INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 BÌNH LUẬN CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN NHÂN DANH CÔNG TY CỦA CỔ ĐÔNG TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 A COMMENTARY ON SHAREHOLDER DERIVATIVE SUITS IN LAW ON ENTERPRISES 2020 Ths. Liên Đăng Phước Hải Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP.HCM haildp@uel.edu.vnTóm tắt: Chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông trong công ty cổ phần (hay còn gọi làchế định khởi kiện phái sinh) là một trong những tố quyền quan trọng giúp ngăn ngừa, cũng nhưchống lại sự sai phạm từ người quản lý trong quá trình điều hành, quản trị công ty. Trong bàiviết này, đầu tiên tác giả sẽ phân tích các vấn đề lý thuyết xoay quanh chế định khởi kiện nhândanh công ty. Sau đó, phân tích và bình luận các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 củaViệt Nam trong mối tương quan so sánh pháp luật với một số quốc gia trên thế giới. Từ khóa: Cổ đông, quyền khởi kiện nhân danh công ty, người quản lý, nghĩa vụ. Abstract: The legal action on behalf of companies (or the derivative suit mechanism) is regarded asone of the most important litigation rights of shareholders to prevent and deal with the corporatemanager’s wrongdoings in business management. In this article, the author will focus on theoryof the derivative suit mechanism. Then, the relevant provisions under Law on Enterprises 2020of Vietnam shall be analyzed and compared with legislation from different countries. Keywords: Shareholders, right to sue on behalf of a company, directors, duties.1. Lý thuyết về quyền khởi kiện nhân danh công ty1.1. Khái niệm về quyền khởi kiện nhân danh công ty Theo lí thuyết về đại diện (agency theory), sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lýtrong công ty nảy sinh xung đột giữa người đại diện (các nhà quản lý) và người ủy quyền (các cổđông) [1]. Với vai trò đại diện, người quản lý công ty được giao cho những quyền hạn nhất định,cùng với những ưu thế hơn về thông tin có được trong quá trình điều hành nên khó tránh khỏiđôi khi những nhà quản lý có xu hướng lạm quyền, hay hành động vì mục đích tư lợi cá nhân,thậm chí kể cả khi người quản lý đó đồng thời là cổ đông trong công ty cổ phần. Do đó, nhữngngười quản lý trong công ty, nếu thiếu các chế tài pháp định cho sự vi phạm các nghĩa vụ cẩntrọng, trung thành hoặc thiện chí, thường sẽ rất có ít lý do để tuân theo các nghĩa vụ này. Trongcác chế tài được các nhà lập pháp xây dựng, chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đôngđược đánh giá là một công cụ hiệu quả ngăn ngừa sự sai phạm nghĩa vụ của những giám đốc, 1582INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020hoặc người quản lý của công ty bởi do sự tổn hại đến tiền bạc, uy tín hoặc thậm chí vị trí côngviệc của họ nếu các vụ kiện nhân danh công ty của cổ đông đạt được kết quả [2]. Tại Hoa Kỳ, sự lạm quyền của người quản lý ở các tổ chức và công ty đã đặt ra yêu cầuđối với tòa án trong việc phát triển thủ tục khởi kiện, mà theo đó cho phép các cổ đông có thểnhân danh công ty để tìm các biện pháp biện pháp khắc phục thiệt hại phát sinh từ sự sai phạmcủa người quản lý trong công ty. Vụ kiện đánh dấu sự công nhận của chế định khởi kiện nhândanh công ty của Tòa án tối cao xảy ra vào năm 1885 trong vụ Dodge v. Woolsey; thông qua đó,Tòa án đã chấp nhận cho phép cổ đông tiến hành thủ tục khởi kiện người quản lý nhân danh côngty để yêu cầu bồi thường thiệt hại vì hành vi sai phạm của người quản lý [3]. Chế định khởi kiện nhân danh công ty còn được gọi là chế định khởi kiện phái sinh (deriv-ative actions). Trong từ điển “Business Dictionary” (Từ điển Kinh doanh) đưa ra định nghĩa vềcác vụ kiện phái sinh như sau: là vụ kiện được cổ đông hoặc nhóm cổ đông khởi kiện giámđốc/hoặc người quản lý nhân danh công ty để tìm kiếm sự bồi hoàn do sự vi phạm nghĩa vụ ủythác, vô ý nghiêm trọng, sai phạm trong quản lý hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác [4]. Tínhphái sinh của các vụ kiện nhân danh công ty được thể hiện ở một số điểm sau: Trước hết, công ty là một thực thể tách biệt với những người đã sinh ra nó (chủ sở hữu)[5]. Dựa trên quan hệ ủy thác, pháp nhân có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại dohành vi sai phạm của người quản lý, điều hành pháp nhân gây ra (bên được thụ thác). Vì vậy,quyết định khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại nằm trong thẩm quyền của ban giám đốc củacông ty, chứ không phải cổ đông. Tuy nhiên, do những người này không sẵn lòng thực hiện khởikiện nhân danh công ty do những xu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông trong Luật doanh nghiệp 2020INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 BÌNH LUẬN CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN NHÂN DANH CÔNG TY CỦA CỔ ĐÔNG TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 A COMMENTARY ON SHAREHOLDER DERIVATIVE SUITS IN LAW ON ENTERPRISES 2020 Ths. Liên Đăng Phước Hải Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP.HCM haildp@uel.edu.vnTóm tắt: Chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông trong công ty cổ phần (hay còn gọi làchế định khởi kiện phái sinh) là một trong những tố quyền quan trọng giúp ngăn ngừa, cũng nhưchống lại sự sai phạm từ người quản lý trong quá trình điều hành, quản trị công ty. Trong bàiviết này, đầu tiên tác giả sẽ phân tích các vấn đề lý thuyết xoay quanh chế định khởi kiện nhândanh công ty. Sau đó, phân tích và bình luận các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 củaViệt Nam trong mối tương quan so sánh pháp luật với một số quốc gia trên thế giới. Từ khóa: Cổ đông, quyền khởi kiện nhân danh công ty, người quản lý, nghĩa vụ. Abstract: The legal action on behalf of companies (or the derivative suit mechanism) is regarded asone of the most important litigation rights of shareholders to prevent and deal with the corporatemanager’s wrongdoings in business management. In this article, the author will focus on theoryof the derivative suit mechanism. Then, the relevant provisions under Law on Enterprises 2020of Vietnam shall be analyzed and compared with legislation from different countries. Keywords: Shareholders, right to sue on behalf of a company, directors, duties.1. Lý thuyết về quyền khởi kiện nhân danh công ty1.1. Khái niệm về quyền khởi kiện nhân danh công ty Theo lí thuyết về đại diện (agency theory), sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lýtrong công ty nảy sinh xung đột giữa người đại diện (các nhà quản lý) và người ủy quyền (các cổđông) [1]. Với vai trò đại diện, người quản lý công ty được giao cho những quyền hạn nhất định,cùng với những ưu thế hơn về thông tin có được trong quá trình điều hành nên khó tránh khỏiđôi khi những nhà quản lý có xu hướng lạm quyền, hay hành động vì mục đích tư lợi cá nhân,thậm chí kể cả khi người quản lý đó đồng thời là cổ đông trong công ty cổ phần. Do đó, nhữngngười quản lý trong công ty, nếu thiếu các chế tài pháp định cho sự vi phạm các nghĩa vụ cẩntrọng, trung thành hoặc thiện chí, thường sẽ rất có ít lý do để tuân theo các nghĩa vụ này. Trongcác chế tài được các nhà lập pháp xây dựng, chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đôngđược đánh giá là một công cụ hiệu quả ngăn ngừa sự sai phạm nghĩa vụ của những giám đốc, 1582INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020hoặc người quản lý của công ty bởi do sự tổn hại đến tiền bạc, uy tín hoặc thậm chí vị trí côngviệc của họ nếu các vụ kiện nhân danh công ty của cổ đông đạt được kết quả [2]. Tại Hoa Kỳ, sự lạm quyền của người quản lý ở các tổ chức và công ty đã đặt ra yêu cầuđối với tòa án trong việc phát triển thủ tục khởi kiện, mà theo đó cho phép các cổ đông có thểnhân danh công ty để tìm các biện pháp biện pháp khắc phục thiệt hại phát sinh từ sự sai phạmcủa người quản lý trong công ty. Vụ kiện đánh dấu sự công nhận của chế định khởi kiện nhândanh công ty của Tòa án tối cao xảy ra vào năm 1885 trong vụ Dodge v. Woolsey; thông qua đó,Tòa án đã chấp nhận cho phép cổ đông tiến hành thủ tục khởi kiện người quản lý nhân danh côngty để yêu cầu bồi thường thiệt hại vì hành vi sai phạm của người quản lý [3]. Chế định khởi kiện nhân danh công ty còn được gọi là chế định khởi kiện phái sinh (deriv-ative actions). Trong từ điển “Business Dictionary” (Từ điển Kinh doanh) đưa ra định nghĩa vềcác vụ kiện phái sinh như sau: là vụ kiện được cổ đông hoặc nhóm cổ đông khởi kiện giámđốc/hoặc người quản lý nhân danh công ty để tìm kiếm sự bồi hoàn do sự vi phạm nghĩa vụ ủythác, vô ý nghiêm trọng, sai phạm trong quản lý hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác [4]. Tínhphái sinh của các vụ kiện nhân danh công ty được thể hiện ở một số điểm sau: Trước hết, công ty là một thực thể tách biệt với những người đã sinh ra nó (chủ sở hữu)[5]. Dựa trên quan hệ ủy thác, pháp nhân có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại dohành vi sai phạm của người quản lý, điều hành pháp nhân gây ra (bên được thụ thác). Vì vậy,quyết định khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại nằm trong thẩm quyền của ban giám đốc củacông ty, chứ không phải cổ đông. Tuy nhiên, do những người này không sẵn lòng thực hiện khởikiện nhân danh công ty do những xu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học Quyền khởi kiện nhân danh công ty Luật doanh nghiệp 2020 Chế định khởi kiện phái sinh Quản trị công tyGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 278 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 265 0 0 -
5 trang 231 0 0
-
17 trang 208 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 205 0 0 -
6 trang 192 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 188 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 186 0 0