Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Cùng tham khảo tài liệu về "Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế" dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế Bình luận và cho ví dụ về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong Tư pháp quốc tế MỤC LỤC 1. Khái niệm chung về tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ tài sản và nhân thân trong các lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra cũng có thể hiểu tư pháp quốc tế là ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tức là trong quan hệ đó có ít nhất một bên tham gia là cơ quan, cá nhân, tổ chức là người nước ngoài, cá nhân người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là cá nhân, tổ chức người Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt, quan hệ đó ở nước ngoài hoặc đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Như vậy, xét về chủ thể của tư pháp quốc tế là có ít nhất một bên chủ thể tham gia quan hệ là người nước ngoài. Khái niệm người nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng, có 1 thể là cá nhân người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thậm chí là cả quốc gia nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế. Trong đó, quốc gia là một chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế vì nó gắn với quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia, một điểm đáng chú ý trong tư pháp quốc tế. 2. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia 2.1. Khái niệm về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia Miễn trừ tư pháp của quốc gia được hiểu là quốc gia không bị mang ra xét xử tại tòa án; không bị áp dụng các biện pháp bảo đảm sơ bộ: không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án; tài sản của quốc gia là bất khả xâm phạm nếu như không có sự đồng ý của quốc gia đó. Nguồn gốc của quyền này nhằm thể hiện nguyên tắc tôn trọng về chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia. Bởi các quốc gia trên thế giới đều có quyền bình đẳng, do đó không quốc gia nào có quyền xét xử, đưa ra một phán quyết với một quốc gia khác. Tòa án của các quốc gia khi xét xử đều nhân danh quốc gia, vì vậy, nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Chủ quyền quốc gia và nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia”, một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại và cũng chính là cơ sở của quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật của các nước cũng có những quan điểm khác nhau về mức độ hưởng quyền này của quốc gia. Về cơ bản có hai quan điểm chính về vấn đề này: Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là tuyệt đối, nghĩa là quốc gia phải được hưởng quyền này trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia và trong bất kỳ trường hợp nào. Những người theo quan điểm này xuất phát từ chủ quyền quốc gia là tuyệt đối và bất khả xâm phạm, bất kỳ chủ thể nào cũng không có quyền vượt lên trên chủ quyền quốc gia. Thậm chí, quyền miễn trừ này còn được mở rộng cho người đứng đầu của quốc gia khi tham gia vào các mối quan hệ với tư cách người đứng đầu quốc gia hay tư cách cá nhân. Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là tương đối (miễn trừ chức năng), do các học giả của các nước theo chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa khởi xướng và xây dựng nhằm loại trừ khả năng hưởng quyền miễn trừ của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của các nước 2 theo chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa khi tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay trong tư pháp hiện đại, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã từ bỏ quyền miễn trừ tuyệt đối, thay vào đó là chấp nhận nguyên tắc miễn trừ hạn chế (tương đối của quốc gia). Theo đó, quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ trong mọi quan hệ tư pháp quốc tế có liên quan mà quốc gia tham gia, trong một số trường hợp cụ thể, quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ, ví dụ như: giao dịch thương mại, hợp đồng lao động với cá nhân, bồi thường thiể hại về người và tài sản,… Cơ sở pháp lý của quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế như: - Công ước về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia của Liên hiệp quốc được thông qua ngày 02/12/2004; - Công ước Brussels về thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 10/4/1926; - Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao; - Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự… - Luật về quyền nhà nước dành cho quốc gia nước ngoài của của Hoa Kỳ 1976; - Luật về quyền xét xử dân sự của nước Nhật với người nước ngoài năm 2009; Trong đó, Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài sản đối với quốc gia được xem là một trong các cơ sở pháp lý quan trọng, đầy đủ và toàn diện khi nghiên cứu về quyền miễn trừ tư pháp và tài sản của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo điểm b, khoản 1 Điều 2 của Công ước này thì “quốc gia” bao gồm các đơn vị cụ thể như sau: - Quốc gia và các cơ quan của chính phủ - Các đơn vị hợp thành một quốc gia liên bang hoặc các đặc khu chính trị của quốc gia để thực hiện chủ quyền của quốc gia. - Các cơ quan của quốc gia hoặc các chủ thể khác có quyền tiến hành hoặc đang tiến hành các hoạt động thực tế để thực hiện chủ quyền của quốc gia. - Các cơ quan đại diện cho quốc gia. 3 Tuy nhiên, quốc gia không mặc nhiên được hưởng quyền miễn trừ tài phán trong mọi trường hợp. Công ước có quy định cụ thể những trường hợp quốc gia không thể viện dẫn quyền miễn trừ, bao gồm những trường hợp như khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ, khi tham gia vào các giao dịch thương mại, khi vụ kiện liên quan đến hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại về người và tài sản do hành vi thiếu trách nhiệm của quốc gia, hoặc vụ kiện liên quan đến việc xác định quyền sở hữu, chiếm hữu và sử dụng tài sản, những ngoại lệ liên quan đến việc xác định quyền sở hữu trí tuệ và ...