Bình luận và dẫn giải các tình huống trong Luật doanh nghiệp Việt (Xuất bản lần thứ năm): Phần 2
Số trang: 232
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.83 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các quy định trong "Luật doanh nghiệp Việt Nam: Tình huống – Dẫn giải – Bình luận" được giải thích, bình luận từ nhiều chiều, có so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc có liên quan đến doanh nghiệp ở trong nước cũng như nước ngoài để thấy được những điểm kế thừa, điểm mới và hoàn thiện của các quy định này; việc áp dụng và thực thi các quy định của Luật như thế nào cho hiệu quả nhất.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 1 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận và dẫn giải các tình huống trong Luật doanh nghiệp Việt (Xuất bản lần thứ năm): Phần 2 Chương IV CÔNG TY CỔ PHẦN Thống kê số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo loại hình qua các năm1 Năm 2016 Năm 2017 TT Nội dung Số lượng Vốn Lao động Số lượng Vốn Lao động (DN) (tỷ đồng) (Người) (DN) (tỷ đồng) (Người) Tổng số 110.100 891.094 1.267.964 126.859 1.295.912 1.161.321 Trách nhiệm hữu hạn 1 1 thành viên 59.848 313.751 731.382 73.118 422.781 668.385 Trách nhiệm hữu hạn 2 2 thành viên 27.685 193.897 280.183 29.389 259.122 241.360 3 Doanh nghiệp tư nhân 4.295 6.762 24.490 3.133 3.957 15.048 4 Công ty cổ phần 18.256 376.662 231.796 21.197 609.971 236.378 5 Công ty hợp doanh 16 22 113 22 81 150 1. Theo nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/598/4337/tinh-hinh- chung-ve-dang-ky-doanh-nghiep--thang-12-va-nam-2017.aspx. Trong quá trình tổng hợp, có sự nhầm về số liệu khi số vốn được thống kê là 1.295.911, biên tập viên đã chỉnh lại cho chính xác. Ngoài ra, hiện nay, chưa có số liệu chính thức thống kê về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vào năm 2018 và 2019, do vậy tác giả vẫn sử dụng các số liệu tổng hợp từ 3 năm trước đó. 241 Theo bảng trên, số lượng công ty cổ phần được đăng ký thành lập mới chỉ bằng 1/3 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và cũng thấp hơn nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nhưng xét về quy mô vốn kinh doanh thì công ty cổ phần lại đứng vị trí cao nhất. Điều này phần nào cho thấy khi cần làm ăn kinh doanh với quy mô vốn lớn, các nhà đầu tư có khuynh hướng ưu tiên lựa chọn mô hình công ty cổ phần. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty có lượng cổ đông tối thiểu là ba, có tư cách pháp nhân. Trong quá trình hoạt động, công ty được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn (Điều 110, 127 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Chủ sở hữu: Công ty cổ phần có số lượng thành viên tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Đồng thời, thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vốn của công ty cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Có thể thấy đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất mà vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Trong khi đó, ở các loại hình doanh nghiệp khác, ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vốn điều lệ của công ty không bắt buộc phải chia thành các phần bằng nhau. Vốn điều lệ của công ty được hình thành từ các phần vốn góp của các thành viên. Công ty cổ phần là một loại hình công ty đối vốn điển hình, theo đó cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác mà không phải chịu những sự hạn chế như trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh (trừ một số ngoại lệ). 242 Khả năng huy động vốn: Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Đây cũng là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn nhất trong số các mô hình doanh nghiệp hiện nay. Với các đặc trưng như trên có thể thấy, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu kinh doanh ở quy mô lớn, với khả năng huy động vốn lớn cùng với chế độ trách nhiệm hữu hạn, cho nên nếu các công ty này phá sản thì hậu quả sẽ rất lớn. Do đó, vai trò của pháp luật về doanh nghiệp là phải tạo được hành lang pháp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh doanh của nhà đầu tư nhưng vẫn bảo đảm được lợi ích của cộng đồng. Với bản chất là một mô hình có khả năng huy động vốn lớn, công ty cổ phần được đầu tư và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế. Chương này chỉ đề cập những vấn đề pháp lý chung nhất của mô hình công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các quy định đặc thù về loại hình doanh nghiệp này trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán chỉ đề cập ở mức độ hạn chế. II. CỔ PHẦN 1. Khái niệm cổ phần ĐÒI LẠI VỐN GÓP ĐÃ BÁN Cuối tháng 5/2005, Vigecam và 4 cổ đông sáng lập cùng thành lập Công ty cổ phần Vinacam, trong đó Vigecam góp 12,5 tỷ đồng (tương đương 36,76% vốn điều lệ của Vinacam). Nguồn vốn góp của Vigecam gồm giá trị xây dựng tòa nhà 28 Mạc Đĩnh Chi - Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số bất động sản, tài sản khác. 243 Sau khi Vinacam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Tổng Giám đốc Vigecam đã ký quyết định bàn giao tài sản cho Vinacam, đồng thời khẳng định “kể từ ngày bàn giao, Vigecam từ bỏ mọi quyền lợi và lợi ích liên quan đến tài sản đã bàn giao”. Chỉ sau bốn tháng góp vốn, Vigecam đã bán lại phần vốn góp tại Vinacam. Trong văn bản gửi Vinacam ngày 19/7/2005, Vigecam đề nghị chuyển nhượng 125.000 cổ phần (tương đương 12,5 tỷ đồng) của mình cho các cổ đông khác trong Vinacam, đồng thời yêu cầu “trong trường hợp các cổ đông không có nhu cầu, đề nghị Hội đồng Quản trị công ty cho chuyển nhượng số cổ phần này cho các đối tượng khác”. Do không có cổ đông nào mua, Đại hội cổ đông bất thường của Vinacam đã quyết định mua 108.000 cổ phần để làm cổ phiếu quỹ. Số 17.000 cổ phần còn lại sau đó được Vigecam yêu cầu Vinacam mua và giao dịch đã hoàn tất vào giữa năm 2006. Gần ba năm sau, giữa năm 2008, Vigecam quay lại đòi Vinacam chuyển giao hai tầng của tòa nhà 28 Mạc Đĩnh Chi để làm trụ sở. Một trong những lý do được Vigecam đư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình luận và dẫn giải các tình huống trong Luật doanh nghiệp Việt (Xuất bản lần thứ năm): Phần 2 Chương IV CÔNG TY CỔ PHẦN Thống kê số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo loại hình qua các năm1 Năm 2016 Năm 2017 TT Nội dung Số lượng Vốn Lao động Số lượng Vốn Lao động (DN) (tỷ đồng) (Người) (DN) (tỷ đồng) (Người) Tổng số 110.100 891.094 1.267.964 126.859 1.295.912 1.161.321 Trách nhiệm hữu hạn 1 1 thành viên 59.848 313.751 731.382 73.118 422.781 668.385 Trách nhiệm hữu hạn 2 2 thành viên 27.685 193.897 280.183 29.389 259.122 241.360 3 Doanh nghiệp tư nhân 4.295 6.762 24.490 3.133 3.957 15.048 4 Công ty cổ phần 18.256 376.662 231.796 21.197 609.971 236.378 5 Công ty hợp doanh 16 22 113 22 81 150 1. Theo nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/598/4337/tinh-hinh- chung-ve-dang-ky-doanh-nghiep--thang-12-va-nam-2017.aspx. Trong quá trình tổng hợp, có sự nhầm về số liệu khi số vốn được thống kê là 1.295.911, biên tập viên đã chỉnh lại cho chính xác. Ngoài ra, hiện nay, chưa có số liệu chính thức thống kê về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vào năm 2018 và 2019, do vậy tác giả vẫn sử dụng các số liệu tổng hợp từ 3 năm trước đó. 241 Theo bảng trên, số lượng công ty cổ phần được đăng ký thành lập mới chỉ bằng 1/3 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và cũng thấp hơn nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nhưng xét về quy mô vốn kinh doanh thì công ty cổ phần lại đứng vị trí cao nhất. Điều này phần nào cho thấy khi cần làm ăn kinh doanh với quy mô vốn lớn, các nhà đầu tư có khuynh hướng ưu tiên lựa chọn mô hình công ty cổ phần. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty có lượng cổ đông tối thiểu là ba, có tư cách pháp nhân. Trong quá trình hoạt động, công ty được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn (Điều 110, 127 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Chủ sở hữu: Công ty cổ phần có số lượng thành viên tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Đồng thời, thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Vốn của công ty cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Có thể thấy đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất mà vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Trong khi đó, ở các loại hình doanh nghiệp khác, ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vốn điều lệ của công ty không bắt buộc phải chia thành các phần bằng nhau. Vốn điều lệ của công ty được hình thành từ các phần vốn góp của các thành viên. Công ty cổ phần là một loại hình công ty đối vốn điển hình, theo đó cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác mà không phải chịu những sự hạn chế như trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh (trừ một số ngoại lệ). 242 Khả năng huy động vốn: Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Đây cũng là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn nhất trong số các mô hình doanh nghiệp hiện nay. Với các đặc trưng như trên có thể thấy, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu kinh doanh ở quy mô lớn, với khả năng huy động vốn lớn cùng với chế độ trách nhiệm hữu hạn, cho nên nếu các công ty này phá sản thì hậu quả sẽ rất lớn. Do đó, vai trò của pháp luật về doanh nghiệp là phải tạo được hành lang pháp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh doanh của nhà đầu tư nhưng vẫn bảo đảm được lợi ích của cộng đồng. Với bản chất là một mô hình có khả năng huy động vốn lớn, công ty cổ phần được đầu tư và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế. Chương này chỉ đề cập những vấn đề pháp lý chung nhất của mô hình công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các quy định đặc thù về loại hình doanh nghiệp này trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán chỉ đề cập ở mức độ hạn chế. II. CỔ PHẦN 1. Khái niệm cổ phần ĐÒI LẠI VỐN GÓP ĐÃ BÁN Cuối tháng 5/2005, Vigecam và 4 cổ đông sáng lập cùng thành lập Công ty cổ phần Vinacam, trong đó Vigecam góp 12,5 tỷ đồng (tương đương 36,76% vốn điều lệ của Vinacam). Nguồn vốn góp của Vigecam gồm giá trị xây dựng tòa nhà 28 Mạc Đĩnh Chi - Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số bất động sản, tài sản khác. 243 Sau khi Vinacam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Tổng Giám đốc Vigecam đã ký quyết định bàn giao tài sản cho Vinacam, đồng thời khẳng định “kể từ ngày bàn giao, Vigecam từ bỏ mọi quyền lợi và lợi ích liên quan đến tài sản đã bàn giao”. Chỉ sau bốn tháng góp vốn, Vigecam đã bán lại phần vốn góp tại Vinacam. Trong văn bản gửi Vinacam ngày 19/7/2005, Vigecam đề nghị chuyển nhượng 125.000 cổ phần (tương đương 12,5 tỷ đồng) của mình cho các cổ đông khác trong Vinacam, đồng thời yêu cầu “trong trường hợp các cổ đông không có nhu cầu, đề nghị Hội đồng Quản trị công ty cho chuyển nhượng số cổ phần này cho các đối tượng khác”. Do không có cổ đông nào mua, Đại hội cổ đông bất thường của Vinacam đã quyết định mua 108.000 cổ phần để làm cổ phiếu quỹ. Số 17.000 cổ phần còn lại sau đó được Vigecam yêu cầu Vinacam mua và giao dịch đã hoàn tất vào giữa năm 2006. Gần ba năm sau, giữa năm 2008, Vigecam quay lại đòi Vinacam chuyển giao hai tầng của tòa nhà 28 Mạc Đĩnh Chi để làm trụ sở. Một trong những lý do được Vigecam đư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật doanh nghiệp Việt Nam Tình huống Luật doanh nghiệp Việt Nam Dẫn giải Luật doanh nghiệp Việt Nam Bình luận Luật doanh nghiệp Việt Nam Thực thi pháp luậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số trình tự, thủ tục và ngành nghề trong đăng ký kinh doanh: Phần 1
156 trang 123 0 0 -
Một số trình tự, thủ tục và ngành nghề trong đăng ký kinh doanh: Phần 2
143 trang 107 0 0 -
79 trang 65 0 0
-
Bình luận và dẫn giải các tình huống trong Luật doanh nghiệp Việt (Xuất bản lần thứ năm): Phần 1
242 trang 55 1 0 -
105 trang 32 0 0
-
Chính sách pháp luật thi hành án hình sự - một số vấn đề lí luận
19 trang 26 0 0 -
Công nghệ Big Data và xu hướng ứng dụng
3 trang 25 0 0 -
Bài giảng Luật kinh tế - Bùi Thị Ngọc Dung
73 trang 25 0 0 -
Bài giảng Luật doanh nghiệp Việt Nam: Bài 2 - TS. Bùi Quang Xuân
45 trang 23 1 0 -
Tổ chức và quản trị công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam
11 trang 20 0 0