Danh mục

BIOGAS - GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khi giá xăng dầu liên tục tăng và nguồn điện cung cấp luôn thiếu so với nhu cầu xã hội, việc tự chế ra gas từ phân các loại gia súc – biogas – không chỉ có lợi về kinh tế cho người nông dân mà còn là một giải pháp tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả cho xã hội. Nông dân “chế” ra điện Gần đây, nông dân ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12, Gò Vấp của TPHCM…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIOGAS - GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNGBIOGAS - GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNGTrong khi giá xăng dầu liên tục tăng và nguồn điện cungcấp luôn thiếu so với nhu cầu xã hội, việc tự chế ra gas từphân các loại gia súc – biogas – không chỉ có lợi về kinh tếcho người nông dân mà còn là một giải pháp tiết kiệm nănglượng rất hiệu quả cho xã hội.Nông dân “chế” ra điệnGần đây, nông dân ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, BìnhChánh, quận 12, Gò Vấp của TPHCM… rộ lên phong tràolàm biogas từ phân chuồng. Bất kể là gia đình chăn nuôivới quy mô lớn (khoảng 50 con heo, bò trở lên) hay giađình chỉ chăn nuôi từ 5 - 120 con heo cũng xây dựng hầm,túi biogas. Lý giải hiện tượng này, ông Trà Văn Hậu, xãThái Mỹ, huyện Củ Chi hồn hậu nói: Trước đây, những hộchăn nuôi luôn bị tổ dân phố gọi lên nhắc nhở vì chất thảivật nuôi gây hôi thối khắp cả vùng. Chúng tôi đã thử nhiềucách như xây hầm chứa phân, thường xuyên làm công tácvệ sinh chuồng trại sạch sẽ... nhưng vẫn không khắc phụcđược.Trước thực tế đó, nhiều bà con nông dân có dịp sang thăm,học tập kỹ thuật chăn nuôi nước ngoài và thấy họ làm hầmbiogas vừa xử lý được mùi hôi lại mang lại hiệu quả kinh tếlớn nên đã học tập và đem về ứng dụng tại hộ chăn nuôicủa mình. Kết quả cho thấy, không những mùi hôi khôngcòn mà còn sử dụng trữ lượng gas lớn làm chất đốt hoặcphát điện. Ngoài ra, phân hoai (sau khi được ủ lấy khí gas)sử dụng bón cây trồng không gây mùi hôi, tránh được ruồinhặng và đặc biệt bồi đất thì an toàn, không gây cháy lánhư phân tươi.“Gia đình tôi có một hầm không mái 12 khối và một túi10m sản xuất biogas, với chi phí đầu tư khoảng 12 triệuđồng dùng cho việc nấu ăn, nấu rượu… Trung bình mỗitháng tiết kiệm được từ 300.000 - 400.000 tiền gas”, ôngHuỳnh Văn Bút, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn hồ hởi nói.Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch xã Thái Mỹ, huyệnCủ Chi cho biết, huyện Củ Chi có truyền thống chăn nuôivới quy mô lớn, tổng đàn gia súc luôn được duy trì trên4.000 con heo và gần 3.000 con bò nên việc xử lý chất thảivật nuôi luôn là vấn đề gây đau đầu cho các cấp lãnh đạohuyện. Hầu hết kênh rạch, đồng ruộng của huyện hôi thốikhông chịu nổi. Ấy thế nhưng 5 năm trở lại đây, nhờ phổbiến và khuyến khích áp dụng rộng rãi mô hình làm biogasmà vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện đảm bảo an toàn.Thấy được sự tiện ích trong việc làm biogas, nhiều ngườidân ở xã Tân Túc, Bình Chánh, Thái Mỹ, Tân Thạnh Đông,Tân Thạnh Tây, Phú Hòa Đông… đã rỉ tai nhau cùng tìmđến những hộ gia đình đang sử dụng biogas để tìm hiểu vàáp dụng cho gia đình mình. Chỉ tính riêng xã Thái Mỹ,huyện Củ Chi đã có gần 200 hộ dân sử dụng khí biogas...Không dừng lại đó, khí biogas còn được nhiều người nôngdân chuyển qua máy Demo tạo thành điện phục vụ sinhhoạt, sản xuất. Gia đình ông Huỳnh Công Bằng, xã BàĐiểm, huyện Hóc Môn là một điển hình. Ông Bằng chobiết: Để tận dụng chất thải hơn 100 con heo, gia đình tôilàm 2 hầm kiên cố và 1 túi ủ để sản xuất biogas. Ngoài ra,gia đình tôi đã mua một cái máy để chuyển biogas thànhđiện thắp sáng, phục vụ cho sinh hoạt và trại heo cả trămcon. Nhờ vậy mà mỗi tháng gia đình tôi tiết kiệm được 2triệu đồng tiền điện”.Bà Phạm Thị Lan - Phó Chủ tịch Hội Nông dân, huyện HócMôn nhận xét, “Cách làm này vừa giúp người dân bảo vệmôi trường, vừa tiết kiệm điện, đặc biệt là những phường,xã chưa có mạng lưới điện quốc gia”.Phát triển mạnh mô hình biomassÔng Huỳnh Văn Bút, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ Khuyến nôngxã Bà Điểm, huyện Hóc Môn nhấn mạnh, sở dĩ phong tràolàm biogas phát triển mạnh những năm gần đây vì các côngđoạn sản xuất biogas đơn giản, chỉ cần đưa phân xuốnghầm (hoặc túi), nén phân theo tỷ lệ 2/3 phân và 1/3 khí, khítheo đường ống dẫn lên túi trữ, từ đây sẽ đưa đến nơi cầnsử dụng. Người dân cũng có thể tự lắp đặt hệ thống sảnxuất biogas cho mình. Tuy nhiên, không ít trường hợp cáchầm biogas không cho ra gas vì không đảm bảo đúng cácyêu cầu kỹ thuật như hầm phải tuyệt đối kín, cân đối đầuvào và đầu ra để cho lượng gas nhiều, đạt tỷ lệ 2 phân-1khí…Trước thực tế đó, bà Phan Thu Nga, Trưởng phòng Quản lýkhoa học, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM chobiết, từ những năm 90 của thế kỷ trước, sở đã lập nhiều dựán thí điểm triển khai mô hình sản xuất khí biogas thay chogas và điện ở khu vực ngoại thành. Điển hình nhất là tại xãThái Mỹ, huyện Củ Chi. Sở đã hỗ trợ hơn 400 triệu đồngđể xây dựng nhiều mô hình sản xuất biogas thí điểm vàtuyên truyền vận động người dân cùng tham gia. Hiện cácmô hình trên không những phát triển nhanh chóng tronghoạt động sản xuất chăn nuôi của người dân trong xã,huyện mà còn lan rộng tới nhiều tỉnh, thành ở khu vực phíaNam. Cho đến nay, gần như nhà nào cũng tự trang bị chomình hệ thống sản xuất khí biogas từ chất thải vật nuôi.Trên thị trường hiện cũng hình thành rất nhiều trung tâm,công ty chuyên cung cấp dịch vụ này.Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn, ông Nguyễn VănHuệ cho biết thêm, từ năm 2000 đến nay, huyện đã hỗ trợkinh phí là 1,2 triệu/hộ ...

Tài liệu được xem nhiều: