Thông tin tài liệu:
1. Đặc điểm nhận biết - Trưởng thành hình bầu dục toàn thân đen bóng, giữa cánh trước có sọc cong hình vỏ củ lạc màu trắng chạy theo cánh; Trưởng thành có đốt đùi chân sau rất khoẻ nên nhảy xa rất nhanh nhẹn. - Trứng hình bầu dục màu trắng sữa. - Bọ non hình ống, màu vàng nhạt dài khoảng 4 mm. - Nhộng hình bầu dục màu vàng nhạt. 2. Đặc điểm gây hại - Bọ non nằm trong đất, xung quanh gốc cây sau 3 – 5 ngày gặm ăn rễ cây, trưởng thành ăn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bọ nhảy sọc cong vỏ củ lạc (Phyllostreta striolata) Bọ nhảy sọc cong vỏ củ lạc (Phyllostreta striolata) 1. Đặc điểm nhận biết - Trưởng thành hình bầu dục toàn thân đen bóng, giữa cánh trước có sọc conghình vỏ củ lạc màu trắng chạy theo cánh; Trưởngthành có đốt đùi chân sau rất khoẻ nên nhảy xa rấtnhanh nhẹn. - Trứng hình bầu dục màu trắng sữa. - Bọ non hình ống, màu vàng nhạt dài khoảng 4mm. - Nhộng hình bầu dục màu vàng nhạt. 2. Đặc điểm gây hại - Bọ non nằm trong đất, xung quanh gốc cây sau 3– 5 ngày gặm ăn rễ cây, trưởng thành ăn lá đục thànhtừng lỗ trên lá cải làm cây sinh trưởng cằn cỗi và ảnhhưởng đến chất lượng thương phẩm, trưởng thànhsống 2 – tháng có khi tới 1 năm. Bọ nhảy làm nhộngdưới đất. - Trong mùa khô bọ nhảy thường gây hại nặng hơntrong mùa mưa. - Bọ nhảy gây hại trên các loại cây thuộc họ cải.Trưởng thành gặm lá, thân cây tạo thành lỗ răng cưatrên lá, khi mật độ cao gây hại nặng làm lá vàng, câycòi cọc phát triển kém. Bọ nhảy hại nặng giai đoạncây con. 3. Biện pháp phòng trừ - Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đốivới bọ nhảy có hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng,phơi ải, che phủ nilon, luân canh với cây trồng kháchọ cải. - Vệ sinh đồng ruộng: gom tàn dư để ủ phân hoặcđốt. - Luân canh với cây trồng khác họ cải, đặc biệt cóhiệu quả khi luân canh với cây lúa nước. - Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục có tác dụng tiêudiệt bọ non. - Dùng chế phẩm nấm Ma. có khả năng hạn chế bọnhảy, có thề dùng các loại thuốc Hopsan, Polytrin,Sherzol…Chú ý phun thuốc vào lúc chiều tối có hiệuquả cao.