Thông tin tài liệu:
1. Đặc điểm nhận biết - Bọ xít trưởng thành có cánh màu nâu vàng, mình thon mảnh, chân dài, râu dài, có mùi hôi. Có tập tính qua đông và qua hè. - Trứng màu nâu đen, đẻ thành ổ 1-2 hàng dài dọc trên lá lúa, bẹ lúa hoặc bông lúa, mỗi ổ từ 10-20 trứng, sau khi nở phần trên quả trứng có một lỗ nhỏ. - Bọ xít non hình dạng giống trưởng thành, đuôi nhọn, màu xanh lá mạ, không có cánh. Cả bọ xít non và trưởng thành đều chích hút dịch cây trên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bọ xít dài hại lúa (Leptocorisa varicornis)Bọ xít dài hại lúa (Leptocorisa varicornis) 1. Đặc điểm nhận biết - Bọ xít trưởng thành có cánh màu nâu vàng, mình thon mảnh, chân dài, râu dài, có mùi hôi. Có tập tính qua đông và qua hè. - Trứng màu nâu đen, đẻ thành ổ 1-2 hàng dài dọctrên lá lúa, bẹ lúa hoặc bông lúa, mỗi ổ từ 10-20trứng, sau khi nở phần trên quả trứng có một lỗ nhỏ. - Bọ xít non hình dạng giống trưởng thành, đuôinhọn, màu xanh lá mạ, không có cánh. Cả bọ xít non và trưởng thành đều chích hút dịchcây trên bông lúa đặc biệt khi lúa trỗ - chín sáp bịhại nặng làm lúa lép lửng, năng suất giảm, gạo đen,ăn có vị đắng. 2. Điều kiện phát sinh gây hại Bọ xít xuất hiện và phá hại vào giai đoạn lúa trỗđến chắc xanh. Thời tiết mát, mưa nhiều thích hợpcho bọ xít phát triển. Những ruộng trỗ muộn so vớicác ruộng khác trong cánh đồng thường bị hại nặng. Bọ xít trưởng thành ưa mùi hôi tanh. 3. Biện pháp phòng, trừ: - Vệ sinh đồng ruộng. Diệt trừ cỏ dại, cây dại lànơi trú ngụ của bọ xít dài. - Cấy lúa tập trung, đúng thời vụ trên từng khuđồng lớn để có kế hoạch theo dõi, chủ động tổ chứcphòng trừ. Có thể gieo cấy một số diện tích sớm đểnhử bọ xít rồi tiêu diệt. - Sử dụng các bó lá xoan ngâm nước giải mộtngày, cắm lên các cọc bố trí quanh ruộng để tậptrung tiêu diệt bọ xít (vợt bắt hoặc phun thuốc). - Trong giai đoạn chín sữa, nếu mật độ 5 – 8con/m2 cần tiến hành phun thuốc hoá học. Dùng cácloại thuốc Ofatox 400EC, Actara 25WP, Bassa,Mipen, Nitox, Midan.