Danh mục

BODY ART QUÁ SEXY, LỆCH LẠC Ở ĐIỂM NÀO?

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.82 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ ngày 23 đến 26/7 vừa qua, tại Lễ hội đền Lảnh Giang (thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam), một lần nữa, Body Art lại được “nhắc nhớ” qua hình tượng của 20 thanh niên “sắm vai” hộ pháp giữ đền. Đến với lễ hội, tuy có nhiều ý kiến trái chiều nhau từ giới quan sát, nhưng có một thực tế “nhắc nhớ” với người xem rằng Body Art vẫn đang là hình thức nghệ thuật có tính hấp dẫn được số đông công chúng trẻ tuổi. Trong khoảng 5 năm qua, đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BODY ART QUÁ SEXY, LỆCH LẠC Ở ĐIỂM NÀO? BODY ART QUÁ SEXY, LỆCH LẠC Ở ĐIỂM NÀO? (*)Từ ngày 23 đến 26/7 vừa qua, tại Lễ hội đền Lảnh Giang (thôn YênLạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam), một lần nữa, Body Artlại được “nhắc nhớ” qua hình tượng của 20 thanh niên “sắm vai” hộpháp giữ đền. Đến với lễ hội, tuy có nhiều ý kiến trái chiều nhau từ giớiquan sát, nhưng có một thực tế “nhắc nhớ” với người xem rằng BodyArt vẫn đang là hình thức nghệ thuật có tính hấp dẫn được số đôngcông chúng trẻ tuổi. Trong khoảng 5 năm qua, đã có khá đông nghệ sĩthực hành và báo chí cũng đã ít nhiều đề cập đến. Tuy nhiên, cũng cókhông ít ý kiến e ngại cho rằng đây chỉ là một cung cách lệch lạc…Nhằm có thêm một ý kiến từ giới chuyên môn, với hi vọng có thể cungcấp thêm một cách nhìn cho độc giả, TT&VH có một trao đổi với nhàphê bình mỹ thuật Nguyên Hưng, về Body Art.* Xin hỏi ngay, ở tư cách nhà phê bình mỹ thuật, anh có ý kiến như thếnào về hiện tượng này?- Body Art, có thể hiểu đơn giản là thứ nghệ thuật lấy bản thân cơ thểcon người làm phương tiện hay chất liệu biểu hiện. Truy tìm gốc gác làchuyện vô cùng, nhưng xét như một khuynh hướng nghệ thuật, nó rađời ở Mỹ từ những năm 1960 của thế kỷ 20 và nhanh chóng phát triểnra khắp nơi, gắn liền với phong trào hippy, phong trào nữ quyền, phongtrào đồng tính v.v… Nói chung, là những phong trào giải phóng cánhân ra khỏi các định kiến xã hội…Ở nhiều nơi trên thế giới, trong giai đoạn đầu tiếp nhận, bởi những thứ“gắn liền” mà tôi nhấn mạnh ở trên, nhiều người cũng ái ngại trướchình thức nghệ thuật này. Nó thách thức những giá trị được cho làtruyền thống. Đến nay, hầu như mọi chuyện đã trở thành (quá) bìnhthường. Hay hoặc dở, không còn vì nó là Body Art nữa, mà tùy vào ýtưởng và hình thức thể hiện…* Cụ thể là ở Lễ hội Lảnh Giang, khi kết hợp nhiều loại hình nghệ thuậtđương đại với khung cảnh cổ truyền, trong đó có cả chuyện “vẽ mình”.Anh đánh giá sao về chuyện vẽ mình này?Không có ấn tượng gì nhiều. Chỉ như những hoạt cảnh minh họa.* Body Art có quan hệ như thế nào với nghệ thuật xăm mình (Tattoo),với nghệ thuật vẽ lên mình (Body Painting)? Nhiều người cho xămmình, vẽ lên mình là những hình thức thể hiện chủ yếu của Body Art.Đã vậy thì, thứ nhất, lịch sử Body Art phải xa xôi hơn chứ? Thứ hai,bởi người Việt xưa vốn có văn hóa xăm mình, nên Body Art đâu phải làcái gì quá xa lạ với truyền thống văn hóa Việt Nam?- Xăm mình, vẽ lên mình có lâu lắm rồi, và được xem là những tập tục.Xăm mình gắn liền với văn minh sông nước. Vẽ lên mình gắn liền vớivăn hóa “thổ dân”. Đại thể, đó là những thuật ngụy trang - trong trạngthái đứt gãy về mặt tư duy - nhằm thích nghi với môi trường sống nhiềuưu đãi nhưng cũng lắm thách thức của người xưa. Với người sống ởmôi trường sông nước, xuống nước thì mới có cái ăn, nhưng xuốngnước là đụng độ với thuồng luồng, cá sấu và bao nhiêu loài thủy quáihung ác khác - những thế lực vượt quá sức chống đỡ… Thua, nên phải“thần phục”, phải “tôn thờ”, phải tự biến mình trở thành “thần dân”.Xăm mình như một phép hóa thân - tự đồng hóa - là sự khôn ngoan hènyếu của con người trong nỗ lực thích nghi để tồn tại… Trong cái nhìnchính trị hóa, nó được điển chế hóa thành tập tục. Xăm mình trở thànhnhững chỉ hiệu tượng trưng - để đánh dấu sự trưởng thành, để các thànhviên trong từng cộng đồng nhận diện ra nhau, và phân biệt với nhữngcộng đồng khác… Các băng đảng về sau sử dụng xăm mình, chủ yếu ởkhía cạnh điển chế hóa này. Xăm mình trở thành một cam kết, một tróibuộc.Với vẽ lên mình cũng vậy. Nói chung, từ mục đích đến ý nghĩa, cả xămmình lẫn vẽ lên mình xưa chẳng dính líu gì đến nghệ thuật. Ngay cả khinó gắn liền với phong trào hippy, phong trào nữ quyền v.v…, thì về đạithể, vẫn không khác. Khác, chỉ ở sự đảo ngược mục đích, ý nghĩa.Trước, đó là một cam kết hòa nhập, giờ, đó là một tuyên bố ly khai;trước, đó là một dấu hiệu tập thể, giờ, đó là một khẳng định cá nhânv.v… Xăm mình, vẽ lên mình chỉ được xem là hình thức nghệ thuật,nhập vào trào lưu Body Art, khi nó được nhìn nhận, được thể hiện dướicái nhìn nghệ thuật. Cái nhìn, chỉ có thể phát triển từ những năm 1960,khi mà giới nghệ sĩ đã có thể tùy ý lựa chọn phương tiện, chất liệu vượtqua mọi quy ước truyền thống, và, khi mà môi trường xã hội đã sẵnsàng một không gian dung chứa: các phong trào giải phóng cá nhân…Ở Việt Nam, không chỉ với Body Art, mà cả với Installation, vớiPerformance, nhiều người, vẫn cứ nhận vơ nguồn gốc về mình. Thựctế, nếu không mù mờ thì đây chỉ là trò “đánh lận con đen”. Kiểu gìcũng hết sức ‘nguy hiểm”. Nó làm lẫn lộn mọi thứ, xóa nhòa các quyước giá trị v.v… Xăm mình trong tư duy người Việt xưa, nếu được kếthừa bây giờ, thì đã hiện hình trong các kiểu phục trang, các cách hànhxử, các ý niệm về phong cách và các giải pháp PR này nọ v.v… chứkhông phải là qua các hình thức xăm mình! Xăm mình, vẽ lên mình -Body Art nói chung - hiện tại, là câu chuyện khác, cần được nhìn nhậnc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: