Danh mục

Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 2

Số trang: 142      Loại file: pdf      Dung lượng: 911.52 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, Ebook Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại: Phần 2 cung cấp những kiến thức như: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2019 dưới tác động của tự do hóa và bảo hộ thương mại; bối cảnh và khuyến nghị đối với xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bối cảnh tự do hóa và bảo hộ thương mại - Xuất nhập khẩu của Việt Nam: Phần 2 CHƯƠNG III XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2019 DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA VÀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI 1. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 1.1. Chủ trương chung về tự do hóa thương mại Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ gắn bó với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB). Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Ngày 28/7/1995, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 01/01/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, tháng 3/1996, Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến ngày 115 14/01/1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 11/01/2007, tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015... Về quan hệ  hợp tác  song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với  hơn 170 quốc gia trên thế giới,  mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ủng hộ tự do hóa thương mại. Việt Nam thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hợp tác với các nước. Tính đến tháng 12/2019, Việt Nam tham gia ký kết và thực thi 13 FTA song phương và đa phương và đang đàm phán 3 FTA. 1.2. Chính sách về tự do hóa thương mại Từ khi thực hiện chính sách đổi mới (1986) và hội nhập kinh tế quốc tế (1995), Việt Nam đã liên tục cải thiện cơ chế quản lý và chính sách thương mại để quản lý và phát triển thương mại phù hợp với điều kiện hội nhập. Sau khi gia nhập WTO và tham gia các FTA, Việt Nam tiến hành cải cách thể chế, giảm rào cản nhập khẩu đối với hàng nghìn dòng thuế và xóa bỏ rào cản xuất khẩu, thực hiện tự do hóa thương mại. Việt Nam đang nỗ lực điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng hội nhập, tự do hóa thương mại và khuyến khích xuất khẩu. Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/2017, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Đây là văn bản luật quan trọng, góp phần bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ 116 tục hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động ngoại thương và tính cạnh tranh của nền kinh tế.  Chính sách thương mại được ban hành ổn định, thông thoáng và minh bạch hơn, phù hợp với quy định của WTO được thể hiện ở các văn bản: Luật Thương mại năm 2005 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006; Luật Quản lý ngoại thương được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/06/2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018; Nghị định số 09/2018/ NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới; Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương; Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa; Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, thay thế Nghị định số 187/2013/ NĐ-CP; Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo… Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền xuất khẩu tất cả hàng hóa, không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu; Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều thực sự bình đẳng trước pháp luật và đều được quyền tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất nhập khẩu. Về chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu: Các doanh nghiệp được phép xuấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: