Phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
Số trang: 1074
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 101
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế - Phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại gồm các nội dung bài viết như Chủ nghĩa bảo hộ thương mại kiểu mới và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường hoa kỳ trong bối cảnh bảo hộ thương mại; phát triển bền vững xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc; thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ INTERNATIONAL CONFERENCE PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI PROMOTING ECONOMY AND TRADE IN THE CONTEXT OF GLOBAL TRADE PROTECTIONISM NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI Tháng 8 - 2020 1 2 BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ QUỐC TẾ” NGƯT.GS.TS. Đinh Văn Sơn Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Trong giai đoạn vừa qua, tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục có nhiều biến động và diễn biến phức tạp. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và xung đột giữa các quốc gia (Mỹ - Iran, Mỹ - Triều Tiên, Anh rời khỏi EU (Brexit);...) vẫn tiếp tục có những tác động sâu rộng tới tình hình kinh tế và thương mại quốc tế. Bảo hộ thương mại đã và đang trỗi dậy khá mạnh trong thời gian gần đây trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại kể từ năm 2013. Ngày càng nhiều quốc gia quay trở lại chính sách thúc đẩy sản xuất công nghiệp để thay thế hàng nhập khẩu, thắt chặt quy định về tỷ lệ nội địa hóa và trợ giá hàng xuất khẩu, dựng nên các rào cản thương mại khác nhau để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Trong khi đó, thành quả của toàn cầu hóa không được phân chia đồng đều giữa các khu vực, các nền kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới xu hướng phản đối tự do hóa thương mại gia tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới, nhất là tại các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và châu Âu. Trong thời gian qua, số lượng biện pháp bảo hộ thương mại mà các nền kinh tế lớn thực hiện ngày càng tăng lên. Đặc biệt, tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump, với chính sách “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, đã áp dụng nhiều biện pháp, từ rút khỏi các thỏa thuận thương mại mà ông coi là “gây thiệt hại” cho nền kinh tế đất nước, tới áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các quốc gia khác nhau. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đứng trước bài toán khó là làm sao dung hòa được lợi ích quốc gia và những cam kết hợp tác thúc đẩy tự do thương mại vì lợi ích chung. Việc Mỹ đưa ra những rào cản thuế đối với nhập khẩu, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp chuyển địa điểm sản xuất về trong nước, trong khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng tìm mọi cách tăng kim ngạch xuất khẩu song lại dựng lên những rào cản đối với hàng nhập khẩu, giữ thị phần trong nước cho các doanh nghiệp nội địa, là những minh chứng rõ nét về xu hướng theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ. Nguy cơ chiến tranh thương mại càng trở nên rõ hơn khi EU, Trung Quốc và một số quốc gia khác cũng đã công bố các biện pháp trả đũa Mỹ. Việc áp đặt một biện pháp đơn phương mang tính rào cản đối với thương mại tự do được đánh giá không phải là giải pháp tối ưu, đi ngược lại xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cản trở hệ thống thương mại toàn cầu, đồng thời có thể dẫn tới các cuộc chiến thương mại, ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của các nước, khu vực và thế giới. Năm 2019, thuế quan bình quân của tất cả các khu vực trên thế giới tiếp tục giảm theo xu hướng tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, mức thuế quan MFN của Mỹ tăng lên 0.25% so với năm 2018. Đây là kết quả của thuế quan nhập khẩu bổ sung Mỹ áp dụng lên các mặt hàng thép, nhôm đến từ các nước đồng minh (Canada, Mexico, Liên minh Châu Âu) và các mức thuế quan leo thang từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. 3 Châu Âu cũng áp dụng thuế quan nhằm trả đũa các chính sách thương mại của Mỹ hướng tới mặt hàng nhôm, thép. Bởi vậy, mức thuế quan trung bình của Liên minh Châu Âu tăng 0.1% so với năm 2018. Trung Quốc và Hàn Quốc có mức thuế suất khá cao với mức trung bình là 10% (Trung Quốc) và 13% (Hàn Quốc), nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa. Bên cạnh thuế quan, các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), biện pháp kỹ thuật (TBT), biện pháp chống bán phá giá (AD), biện pháp chống trợ cấp (CV), biện pháp tự vệ (SG) cũng là những biện pháp phổ biến được sử dụng trong chính sách thương mại của các nước thành viên WTO, trong đó SPS và TBT là những biện pháp đứng đầu về số lượng những biện pháp được thông báo và những biện pháp còn hiệu lực. Năm 2017 trên toàn thế giới có 1719 biện pháp bảo hộ bằng hàng rào kỹ thuật (TBT) được đưa ra, thì năm 2018 là 2037. Năm 2017 có 1001 biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) đưa ra thì năm 2018 có 1316 biện pháp được đưa ra. Trong báo cáo về kinh tế thế giới tháng 6/2018, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo bất cứ trở ngại nào đối với hoạt động thương mại ở Trung Quốc hay Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ dẫn đến hiệu ứng lan toả tiêu cực cho phần còn lại của thế giới thông qua các kênh thương mại, tài chính và hàng hóa. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục gia tăng sẽ là các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Các rào cản phi thuế quan cũng có thể được nâng lên, qua đó làm gia tăng chi phí thương mại xuyên biên giới. Các phí tổn liên quan đến hoạt động vận chuyển, dịch vụ logistics, các trở ngại về pháp lý và quy định cũng sẽ ngày càng lớn. Do ảnh hưởng của các bất ổn kinh tế vĩ mô và căng thẳng thương mại kéo dài đã có những tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu. Kinh tế thế giới năm 2019 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 10 năm kể từ sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 chỉ đạt 2,9%, giảm mạnh so với 3,6% năm 2018 và thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 3,84% trong giai đoạn 2010-2018. Tăng trưởng khối lượng thương ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ INTERNATIONAL CONFERENCE PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI PROMOTING ECONOMY AND TRADE IN THE CONTEXT OF GLOBAL TRADE PROTECTIONISM NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI Tháng 8 - 2020 1 2 BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BẢO HỘ QUỐC TẾ” NGƯT.GS.TS. Đinh Văn Sơn Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Trong giai đoạn vừa qua, tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục có nhiều biến động và diễn biến phức tạp. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và xung đột giữa các quốc gia (Mỹ - Iran, Mỹ - Triều Tiên, Anh rời khỏi EU (Brexit);...) vẫn tiếp tục có những tác động sâu rộng tới tình hình kinh tế và thương mại quốc tế. Bảo hộ thương mại đã và đang trỗi dậy khá mạnh trong thời gian gần đây trong bối cảnh kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại kể từ năm 2013. Ngày càng nhiều quốc gia quay trở lại chính sách thúc đẩy sản xuất công nghiệp để thay thế hàng nhập khẩu, thắt chặt quy định về tỷ lệ nội địa hóa và trợ giá hàng xuất khẩu, dựng nên các rào cản thương mại khác nhau để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Trong khi đó, thành quả của toàn cầu hóa không được phân chia đồng đều giữa các khu vực, các nền kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới xu hướng phản đối tự do hóa thương mại gia tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới, nhất là tại các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và châu Âu. Trong thời gian qua, số lượng biện pháp bảo hộ thương mại mà các nền kinh tế lớn thực hiện ngày càng tăng lên. Đặc biệt, tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump, với chính sách “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, đã áp dụng nhiều biện pháp, từ rút khỏi các thỏa thuận thương mại mà ông coi là “gây thiệt hại” cho nền kinh tế đất nước, tới áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các quốc gia khác nhau. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đứng trước bài toán khó là làm sao dung hòa được lợi ích quốc gia và những cam kết hợp tác thúc đẩy tự do thương mại vì lợi ích chung. Việc Mỹ đưa ra những rào cản thuế đối với nhập khẩu, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp chuyển địa điểm sản xuất về trong nước, trong khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng tìm mọi cách tăng kim ngạch xuất khẩu song lại dựng lên những rào cản đối với hàng nhập khẩu, giữ thị phần trong nước cho các doanh nghiệp nội địa, là những minh chứng rõ nét về xu hướng theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ. Nguy cơ chiến tranh thương mại càng trở nên rõ hơn khi EU, Trung Quốc và một số quốc gia khác cũng đã công bố các biện pháp trả đũa Mỹ. Việc áp đặt một biện pháp đơn phương mang tính rào cản đối với thương mại tự do được đánh giá không phải là giải pháp tối ưu, đi ngược lại xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, cản trở hệ thống thương mại toàn cầu, đồng thời có thể dẫn tới các cuộc chiến thương mại, ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của các nước, khu vực và thế giới. Năm 2019, thuế quan bình quân của tất cả các khu vực trên thế giới tiếp tục giảm theo xu hướng tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, mức thuế quan MFN của Mỹ tăng lên 0.25% so với năm 2018. Đây là kết quả của thuế quan nhập khẩu bổ sung Mỹ áp dụng lên các mặt hàng thép, nhôm đến từ các nước đồng minh (Canada, Mexico, Liên minh Châu Âu) và các mức thuế quan leo thang từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. 3 Châu Âu cũng áp dụng thuế quan nhằm trả đũa các chính sách thương mại của Mỹ hướng tới mặt hàng nhôm, thép. Bởi vậy, mức thuế quan trung bình của Liên minh Châu Âu tăng 0.1% so với năm 2018. Trung Quốc và Hàn Quốc có mức thuế suất khá cao với mức trung bình là 10% (Trung Quốc) và 13% (Hàn Quốc), nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa. Bên cạnh thuế quan, các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), biện pháp kỹ thuật (TBT), biện pháp chống bán phá giá (AD), biện pháp chống trợ cấp (CV), biện pháp tự vệ (SG) cũng là những biện pháp phổ biến được sử dụng trong chính sách thương mại của các nước thành viên WTO, trong đó SPS và TBT là những biện pháp đứng đầu về số lượng những biện pháp được thông báo và những biện pháp còn hiệu lực. Năm 2017 trên toàn thế giới có 1719 biện pháp bảo hộ bằng hàng rào kỹ thuật (TBT) được đưa ra, thì năm 2018 là 2037. Năm 2017 có 1001 biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) đưa ra thì năm 2018 có 1316 biện pháp được đưa ra. Trong báo cáo về kinh tế thế giới tháng 6/2018, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo bất cứ trở ngại nào đối với hoạt động thương mại ở Trung Quốc hay Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ dẫn đến hiệu ứng lan toả tiêu cực cho phần còn lại của thế giới thông qua các kênh thương mại, tài chính và hàng hóa. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục gia tăng sẽ là các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Các rào cản phi thuế quan cũng có thể được nâng lên, qua đó làm gia tăng chi phí thương mại xuyên biên giới. Các phí tổn liên quan đến hoạt động vận chuyển, dịch vụ logistics, các trở ngại về pháp lý và quy định cũng sẽ ngày càng lớn. Do ảnh hưởng của các bất ổn kinh tế vĩ mô và căng thẳng thương mại kéo dài đã có những tác động tiêu cực đến thương mại toàn cầu. Kinh tế thế giới năm 2019 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 10 năm kể từ sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 chỉ đạt 2,9%, giảm mạnh so với 3,6% năm 2018 và thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 3,84% trong giai đoạn 2010-2018. Tăng trưởng khối lượng thương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam Bảo hộ thương mại Chủ nghĩa bảo hộ thương mại Nông sản xuất khẩu Chiến lược kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 436 1 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 322 0 0 -
109 trang 268 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 217 0 0 -
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 202 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 200 0 0 -
Giới thiệu 12 triệu email trong bộ tài liệu digital marketing
3 trang 175 0 0 -
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 173 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 171 0 0