Danh mục

Bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu quan tâm tới kinh nghiệm và đặc điểm môi trường giảng dạy của người được bồi dưỡng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.26 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đề cập tới mức độ đáp ứng các yêu cầu trên của các chương trình BDGV trong khuôn khổ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần giáo viên cho rằng họ không sử dụng được những kiến thức trong các lớp BDGV trong thực tế dạy học tại địa phương. Việc thiếu vắng các tiết học thực hành, chưa quan tâm tới môi trường dạy học cụ thể đồng thời bỏ qua kinh nghiệm giảng dạy của đa phần giáo viên được xem là những nguyên nhân mấu chốt làm giảm hiệu quả của các lớp BDGV.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu quan tâm tới kinh nghiệm và đặc điểm môi trường giảng dạy của người được bồi dưỡngBỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ YÊU CẦU QUAN TÂMTỚI KINH NGHIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNGGIẢNG DẠY CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BỒI DƯỠNGTrần Thị Tuyết1, Lê Thị Huyền Trang2,*Viện Nghiên cứu Thị trường lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Liên bang ĐứcTrường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam12Nhận bàingày 11 tháng 08 năm 2017Chỉnh sửa ngày 21 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăngngày 28 tháng 09 năm 2017Tóm tắt: Công tác bồi dưỡng giáo viên (BDGV) thường được coi là một công cụ hữu hiệu trong việcthực thi cải cách giáo dục. Tuy nhiên, để việc bồi dưỡng mang lại hiệu quả mong muốn, các chương trìnhbồi dưỡng cần được thiết kế khoa học, hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của người học. Căn cứ vào kết quảcủa một khảo sát trên diện rộng với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bài viết này đề cập tới mức độ đápứng các yêu cầu trên của các chương trình BDGV trong khuôn khổ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Kếtquả nghiên cứu cho thấy, đa phần giáo viên cho rằng họ không sử dụng được những kiến thức trong các lớpBDGV trong thực tế dạy học tại địa phương. Việc thiếu vắng các tiết học thực hành, chưa quan tâm tới môitrường dạy học cụ thể đồng thời bỏ qua kinh nghiệm giảng dạy của đa phần giáo viên được xem là nhữngnguyên nhân mấu chốt làm giảm hiệu quả của các lớp BDGV. Đây là các vấn đề cần được cân nhắc khithiết kế các khóa BDGV tiếp theo để việc BDGV thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho quá trình nângcao năng lực dạy học của giáo viên, tiền đề để thực hiện các mục tiêu mà Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đặt ra.Từ khoá: bồi dưỡng giáo viên, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, tiếng Anh, tiểu học1. Đặt vấn đềCông tác Bồi dưỡng giáo viên (BDGV)được coi như một công cụ hữu hiệu trong việcthực thi cải cách giáo dục, vì vậy việc Đề ánNgoại ngữ Quốc gia 2020 (Đề án 2020) coicông tác BDGV như là vấn đề mấu chốt đểnâng cao khả năng ngoại ngữ của học sinh,sinh viên là điều dễ hiểu. Nhiều khóa BDGVtrong khuôn khổ Đề án đã được tiến hành ởnhiều nơi trên trên cả nước, với hy vọng nângcao khả năng ngoại ngữ và cập nhật phươngpháp giảng dạy tiên tiến cho giáo viên ngoạingữ ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, chưacó một nghiên cứu chính thống nào tiến hànhđánh giá liệu rằng các lớp bồi dưỡng (BD) nàycó được thiết kế khoa học, hợp lý và đáp ứngđược nhu cầu của người học hay không. Đây * Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-936187713Email: thi-tuyet.tran@iab.dechính là lý do mà nghiên cứu này được tiếnhành, nhằm mục đích nhìn nhận lại các lớpBDGV qua lăng kính của chính những ngườitrong cuộc, cụ thể, với phạm vi đề cập của bàiviết này, là đối tượng giáo viên dạy tiếng Anhở cấp tiểu học.Việc đánh giá chương trình thông qua lăngkính của chính các giáo viên được bồi dưỡnglà cần thiết bởi họ chính là một trong nhữngyếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành côngcủa các cuộc cải cách giáo dục (Halsdorfer,2006). Liệu rằng các lớp bồi dưỡng có trangbị cho họ những kiến thức và kỹ năng cầnthiết, giúp họ tự tin làm chủ công cuộc đổimới dạy - học ngoại ngữ ở trường họ dạy haykhông - đây chính là một trong những yếu tốtiên quyết cho việc thực hiện mục tiêu mà Đềán 2020 đã đưa ra.132T.T. Tuyết, L.T.H. Trang / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 131-1442. BDGV và vai trò của BDGV trong việcthực thi cải cách giáo dụcCó nhiều định nghĩa khác nhau về kháiniệm BDGV, nhưng đa số các nhà nghiên cứuđều cho rằng BDGV bao gồm cả hình thức bồidưỡng chính thống trước và trong quá trìnhgiảng dạy (formal learning opportunities)và hình thức bồi dưỡng phi chính thống(informal learning opportunities) như việc tựhọc hỏi của giáo viên hay việc tạo mạng lưới(network) với những người khác để học hỏi vànâng cao năng lực và kỹ năng giảng dạy củamình (Baumert & Kunter, 2006; Beale, 2003;Kunter et al., 2007). Khái niệm BDGV đượcdiễn giải theo nhiều cách khác nhau nhưngtựu chung đều được hiểu là quá trình nâng caonăng lực chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạyvà trang bị cho người thầy những kiến thứcvà kỹ năng mới, cập nhật - một trong nhữngtiền đề giúp nâng cao chất lượng dạy và họcthực tế.BDGV được coi là một công cụ hữu hiệutrong việc thực thi các cuộc cải cách giáo dụcvì giáo viên chính là người hiện thực hóa cácchính sách đổi mới ở tầng cơ sở (Yuwono &Harbon, 2010). Nhiệm vụ chính của các đợtBDGV là việc cập nhật kiến thức phươngpháp giảng dạy cho giáo viên giúp họ làmquen với những yêu cầu mới của các đợt cảicách. Darling - Hanmond, McLaughlin (1995)và Barnett (2002) cho rằng: đa phần các cuộccải cách giáo dục đều phải trông chờ vào sựthay đổi từ phía giáo viên trong việc tiến hànhgiảng dạy, định vị lại vị trí của họ trong việclên lớp, dạy theo cách mới - thông thườnglà theo cách mà trước giờ họ chưa được trảinghiệm. Bên cạnh sự kỳ vọng, các cuộc cảicách giáo dục cũng mang tới sức ép cho ngườithầy, buộc họ phải thay đổi để thích ứng vớihoàn cảnh (context of teaching) mới: họ phảidạy học theo bộ giáo trình mới hay dạy họcdựa trên phương tiện hỗ trợ mới, v.v. Richardsvà Farrell (2005) cho rằng, tất cả những sựthay đổi (kỳ vọng hay sức ép) đều dẫn tới nhucầu của việc BD cần được tiến hành thườngxuyên đối với đội ngũ giảng dạy. Chính vìvậy, BDGV được coi là điều kiện cần thiếttrong cải cách giáo dục. Đó cũng là lí do khiếnviệc BD chuyên môn, nâng cao kỹ năng giảngdạy, theo kịp yêu cầu đổi mới trở nên cấp thiếtvà luôn được coi là một trong những yếu tốquan trọng quyết định mức độ thành công củacác cuộc đổi mới trong giảng dạy (Halsdorfer,2006; Richards & Farrell, 2005). Ha (2013)cho rằng quá trình đổi mới giáo dục gắn liềnvới khả năng có thể đổi mới của giáo viên.Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà hiệnnay công tác BDGV lại được nhiều chính phủquan tâm đến như vậy. Đa phần các nhà làmchính sách đều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: