Danh mục

Bồi dưỡng kĩ năng quản lí cho tổ trưởng chuyên môn trong Trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 121.11 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Bồi dưỡng kĩ năng quản lí cho tổ trưởng chuyên môn trong Trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội" đã đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng quản lí cho Tổ trưởng chuyên môn trong trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng kĩ năng quản lí cho tổ trưởng chuyên môn trong Trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n10.85 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 10, pp. 85-92 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG QUẢN LÍ CHO TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Thị Thu Hảo1 Tóm tắt. Việc xây dựng được một đội ngũ tổ chuyên môn trong nhà trường nói chung và các trường tiểu học nói riêng không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có kĩ năng quản lí sẽ khiến cho mọi công việc, hoạt động của Nhà trường được thực thi hiệu quả. Chính vì vậy, nếu mỗi nhà trường có những biện pháp hợp lí để bồi dưỡng kĩ năng quản lí cho tổ chuyên môn thì chất lượng hoạt động Tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Bài viết này đã đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng kĩ năng quản lí cho Tổ trưởng chuyên môn trong trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Từ khóa: Bồi dưỡng, tổ chuyên môn, trường tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, quản lí.1. Đặt vấn đề Đảng và Nhà nước ta từ xưa tới nay luôn coi trọng phát triển giáo dục. Trong Nghị quyết Đại hội XIIcủa Đảng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáodục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đóđổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt” [1]. Trongthời đại ngày nay, chiến lược phát triển nhanh, bền vững nhất đối với mỗi quốc gia là phải chú trọng hàngđầu đến công tác đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển nguồn nhânlực, nhân tài cho đất nước. Hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó Tổ chuyên mônlà một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Điều 18, Thông tư 03/VBHN-BGDĐTngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nêu rõ: Tổ chuyên môn bao gồm giáoviên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn cóTổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một Tổ phó [2]. Trong trường học, Tổ trưởng chuyên môn là những cán bộ quản lí cơ sở. Người tổ trưởng chuyên mônđược ví như “cánh tay nối dài của Ban Giám hiệu nhà trường”. Đặc biệt là trong các trường Tiểu học cônglập, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn có kĩ năng quản lí để tiếp nốitriển khai các hoạt động ngắn hạn và dài hạn của nhà trường. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, các nhà trường lựa chọn tổ trưởng chuyên môn thường chỉ chú ý đếnnăng lực chuyên môn giảng dạy, chưa chú ý đến kĩ năng quản lí nên khi triển khai các hoạt động của nhàtrường hay của cấp trên, các tổ trưởng chuyên môn thường bị lúng túng không biết triển khai hoạt động,kiểm tra báo cáo như thế nào? Theo kết quả khảo sát thì chỉ có 33,6% số tổ trưởng chuyên môn xây dựng Kếhoạch hoạt động đạt mức Tốt; khi triển khai Tổ chức các hoạt động theo Kế hoạch thì chỉ có khoảng 21,2%đạt mức Tốt và khi tìm hiểu về Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá thì chỉ có khoảng 20,6% được đánhNgày nhận bài: 10/09/2022. Ngày nhận đăng: 21/10/2022.1 Trường Tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nộie-mail: haontt75@gmail.com 85Nguyễn Thị Thu Hảo JEM., Vol. 14 (2022), No. 10.giá mức độ Tốt. Thực tế chứng minh rằng các tổ trưởng chuyên môn thường hoàn thành nhanh các nội dungđiền theo mẫu được triển khai từ Ban Giám hiệu xuống mà chưa chủ động, chưa sáng tạo trong thực hiệnnhiệm vụ quản lí Tổ chuyên môn của mình [3].2. Vai trò và nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trong trường Tiểu học Tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường có vai trò là người điều hành mọi hoạt động của Tổ chuyênmôn, trên cơ sở bố trí, phân công trách nhiệm của Hiệu trưởng. Chính vì vậy người Tổ trưởng phải là trungtâm đoàn kết của Tổ. Theo Henry Mintzberg (một học giả và tác giả người Canada về kinh doanh và quảnlí), tổ trưởng chuyên môn muốn hoàn thành nhiệm vụ quản lí Tổ theo quy định cần làm tốt các nhóm vai tròsau: Vai trò quan hệ con người: người đại diện, người lãnh đạo, người liên lạc. Vai trò thông tin: người giám sát, người truyền tin, người phát ngôn. Vai trò quyết định: người ra quyết định, người điều hành, người đảm bảo nguồn lực, người đàm phán. - Tổ trưởng chuyên môn có các nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: