Danh mục

Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.69 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn học nói chung, thơ trữ tình nói riêng lấy chất liệu ngôn từ nghệ thuật để xây dựng hình tượng. Ngoài tính chất vật thể là âm thanh, ngôn từ trong tác phẩm văn học mang tính phi vật thể: “ Ta không thể nhìn ngắm sờ mó, chiêm ngưỡng hình tượng văn học như hình tượng mang tính vật thể (hội họa, kiến trúc, điêu khắc).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 83-92 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0010 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thu Hằng Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt. Văn học nói chung, thơ trữ tình nói riêng lấy chất liệu ngôn từ nghệ thuật để xây dựng hình tượng. Ngoài tính chất vật thể là âm thanh, ngôn từ trong tác phẩm văn học mang tính phi vật thể: “ Ta không thể nhìn ngắm sờ mó, chiêm ngưỡng hình tượng văn học như hình tượng mang tính vật thể (hội họa, kiến trúc, điêu khắc. . . ). Đứng về ấn tượng trực tiếp, hình tượng văn học không có sức mạnh bằng các loại hình nghệ thuật khác, song nó lại có ưu thế đặc biệt chính ở giới hạn này” [16]. Ở giới hạn này, thơ trữ tình có thể diễn đạt sự vô cùng, vô tận của lòng người, của thế giới khách quan. Tiếp nhận văn học, người đọc phải vận dụng năng lực liên tưởng (LT) và tưởng tượng (TT), không có năng lực LT, TT sẽ không có sự sáng tạo cũng như sự tiếp nhận văn học. LT, TT không chỉ là quy luật của nhận thức mà còn là quy luật của cảm xúc. Bồi dưỡng năng lực LT, TT cho HS khi học thơ trữ tình chính là bồi dưỡng một năng lực thẩm mĩ, một thế giới tâm hồn đẹp, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên xã hội và con người để từ đó có khát vọng vươn tới cái đẹp cái cao cả để sống tốt hơn, nhân ái hơn. Từ khóa: Thơ trữ tình, liên tưởng, tượng tượng, trung học phổ thông. 1. Mở đầu Nói đến thơ trữ tình là nói đến sự bộc lộ tình cảm của nhà thơ đã được ý thức. Tình cảm trong thơ không bộc lộ bản năng mà được “lắng lọc qua cảm xúc, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về tình đời” [11]. Tình cảm trong thơ gắn liền với chủ thể sáng tạo, lấy điểm tựa là cuộc sống. Vì vậy, bất cứ hiện thực nào đi vào trong thơ cũng đều biểu hiện một thế giới tâm hồn, cảm nghĩ của nhà thơ đối với cuộc sống. Tuy nhiên, thơ trữ tình không miêu tả cuộc sống, tư tưởng, tình cảm một cách chi tiết cụ thể mà chỉ vài nét chấm phá, tiêu biểu có sức gợi. . . để từ đó làm cho người đọc phải suy nghĩ, LT, TT tiếp. Nhờ có trí tưởng tượng mà người nghệ sĩ “Có thể sống với nhiều tâm trạng, nhập vai các hạng người khác nhau trong xã hội, bổ sung, hư cấu ra những con người, những việc. . . mà mình chưa trải qua. . . mà vẫn làm cho người ta tin như thật hoặc chấp nhận, hoặc thông cảm”[14]. Nguyễn Trọng Hoàn nêu: “Sáng tác văn học, tác giả phải thường trải qua quá trình cảm thụ, trau dồi vốn sống và lựa chọn dữ liệu, phương thức xây dựng tác phẩm, trong đó LT, TT được xem như quá trình tâm lí sáng tạo”[2]. Như vậy, sáng tạo nghệ thuật (thơ), một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều đến trí tưởng tượng, liên tưởng “ Thơ là nghệ thuật kì diệu nhất của trí tưởng tượng” (Sóng Hồng). Ngày nhận bài: 20/11/2015. Ngày nhận đăng: 15/2/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hằng, e-mail: thuhangsp1@gmail.com 83 Nguyễn Thị Thu Hằng Trong hoạt động tiếp nhận thơ trữ tình, năng lực CXTM, năng lực LT, TT là rất quan trọng. Mục đích duy nhất của văn chương và dạy học văn chương là “Tạo được sự phát triển cân đối toàn diện về tâm hồn, trí tuệ, về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho HS”[8]. Đặt trước tình hình về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn, mục đích văn chương và dạy văn chương trong trường THPT và trước thực trạng dạy học thơ trữ tình, tác giả mạnh dạn đề xuất biện pháp Bồi dưỡng năng lực LT, TT cho HS trong dạy học thơ trữ tình ở trường THPT. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lí luận a) Năng lực tưởng tượng trong sáng tác và trong tiếp nhận văn học Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nghĩa là hiện thực khách quan đi vào tác phẩm đều phải trải qua suy nghĩ, chọn lọc và trí tưởng tượng của nhà thơ. Nói đến tư duy hình tượng là nói đến vai trò của trí tưởng tượng sáng tạo. Theo Nguyễn Lân định nghĩa: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lí xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân và đời sống thực tiễn ” [10]. - Tưởng tượng sáng tạo: Tạo ra những hình ảnh hoàn toàn mới, những hình ảnh đó gần giống với cái có thật, cũng có thể không giống cái có thật, thậm chí là “bịa đặt” không có trong cuộc sống. Những cái đó đứng về góc độ khoa học không thể chấp nhận được, nhưng ở góc độ văn học, đặc biệt ở thơ trữ tình lại là một cách biểu hiện tinh tế, nói ít, gợi nhiều. Tuy nhiên “sự bịa đặt hư cấu” ấy vẫn phải dựa vào kinh nghiệm cá nhân và nguồn gốc của đời sống hiện thực. Nhờ có trí tưởng tượng sáng tạo này mà thơ có thể diễn tả được những điều không thể nói hết bằng lời. “Tưởng tượng sáng tạo chính là tạo ra hình tượng hoàn toàn mới, chủ yếu là liên tưởng, giả tưởng, huyễn tưởng” [2]. Như vậy, tưởng tượng sáng tạo là đặc trưng sáng tạo của người nghệ sĩ. Không có năng lực tưởng tượng sáng tạo, nhà thơ không thể sản sinh ra ...

Tài liệu được xem nhiều: