Danh mục

Bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.60 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả trình bày về thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu và đưa ra 9 biện pháp: Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho giảng viên; khuyến khích, động viên giảng viên tích cực tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài trường;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục272 Kỷ yếu hội thảo khoa học BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TS. Nguyễn Chí Tăng, TS. Hồ Cảnh Hạnh Trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả trình bày về thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm củađội ngũ giảng viên trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu và đưa ra 9 biện pháp: Mở lớpbồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin họccho giảng viên; khuyến khích, động viên giảng viên tích cực tham gia hội nghị, hộithảo khoa học trong và ngoài trường; tổ chức hội giảng cấp tổ, khoa và tổ chức cuộcthi giáo viên dạy giỏi cấp trường; giảng viên tham gia tập huấn các chuyên đề có liênquan do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; cho giảng viên tự giác đăng ký nhiệm vụhoạt động nghiên cứu khoa học trong năm học; đổi mới hình thức và nội dung sinhhoạt tổ chuyên môn; yêu cầu giảng viên đi tìm hiểu thực tế giáo dục phổ thông; tạomôi trường làm việc thoải mái về tinh thần, đầy đủ điều kiện làm việc cho giảng viên.Trong những năm học vừa qua nhà trường đã triển khai các biện pháp trên và đạt hiệuquả tốt. Từ khóa: Nghiệp vụ sư phạm của giảng viên; năng lực nghề nghiệp của giảng viên 1. Đặt vấn đề Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến cănbản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơncông cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục conngười Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạocủa mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệuquả,… Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trongkhu vực” [1, tr3]. Để đạt được mục tiêu, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đãchỉ ra 9 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp (thứ 6) về “Phát triểnđội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảnlý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòngvà hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trìnhđộ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảngviên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lựcsư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đàotạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạovề nghiệp vụ quản lý”[1, tr7]. Trường sư phạm với vai trò là “máy cái” trong đào tạo giáo viên, cần được tậptrung đầu tư xây dựng để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Một trong nhữngKỷ yếu hội thảo khoa học 273nội dung đầu tư xây dựng trường sư phạm phải kể đến đầu tư xây dựng đội ngũ giảngviên (GV). Đội ngũ GV phải thật sự chất lượng, thể hiện ở trình độ chuyên môn caovà năng lực nghiệp vụ sư phạm (NVSP) vững vàng. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lựcnghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV là rất cần thiết. Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao và năng lực nghiệp vụ sư phạm vữngvàng sẽ quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm. Năng lực nghiệpvụ sư phạm của GV sẽ ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành và phát triển năng lựcnghề nghiệp đặc biệt là năng lực sư phạm của sinh viên (SV) - người giáo viên tươnglai. Trong bài viết này chúng tôi trình bày thực trạng năng lực sư phạm của GV vàmột số biện pháp bồi dưỡng năng lực NVSP thường xuyên cho GV trường Cao đẳngSư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu. 2. Thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giảng viên trường CĐSPBà Rịa - Vũng Tàu Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những mục tiêu hàng đầu mànhà trường hướng tới. Vì vậy, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất như xây mới và cảitạo phòng học, lắp đặt các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại; trang bị phòngthí nghiệm vật lý và hóa sinh với vốn đầu tư hàng tỷ đồng; cải tạo sân tập, nhà thi đấuđa năng … nhằm tạo điều kiện cho GV đổi mới PPDH. Tại thời điểm này, có thể nóinhà trường đã có hệ thống cơ sở vật chất rất tốt, giúp GV có điều kiện đổi mới PPDH;100% GV của trường đã thực sự đổi mới được PPDH đáp ứng được yêu cầu phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học cho SV. Các phươngpháp mà GV sử dụng như: dạy học nêu vấn đề Ơrictic; tương tác sư phạm; hoạt độngnhóm; dạy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: