Danh mục

Bồi dưỡng tư duy phê phán cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 835.77 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những mục tiêu dạy học của nhiều quốc gia trên thế giới là dạy HS tư duy, trong đó có tư duy phê phán. Có nhiều cách để bồi dưỡng và phát triển tư duy phê phán của học sinh. Bài viết quan tâm đến việc phát triển tư duy phê phán của học sinh thông qua hoạt động giải các bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng tư duy phê phán cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập thí nghiệm trong dạy học Vật lý ở trường phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0030Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 81-92This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BỒI DƯỠNG TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Quang Linh1, Đỗ Hương Trà2 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên 2 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Một trong những mục tiêu dạy học của nhiều quốc gia trên thế giới là dạy HS tư duy, trong đó có tư duy phê phán. Có nhiều cách để bồi dưỡng và phát triển tư duy phê phán của học sinh. Bài viết quan tâm đến việc phát triển tư duy phê phán của học sinh thông qua hoạt động giải các bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông. Từ khóa: Tư duy phê phán, bài tập thí nghiệm, dạy học Vật lí.1. Mở đầu Tư duy phê phán là một kĩ năng trong đó người học suy nghĩ chủ động hướng tới những vấnđề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình. Người họccó thể kiểm định những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình bằng cách tự khám phá, tự đặtra các câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Tư duy phê phán đòi hỏi cả kĩ năng lập luận lẫn kĩ năng giải quyết vấn đề. Trên thực tế haikĩ năng này bổ sung và cũng có thể thay thế cho nhau. Vì vậy, đưa người học vào hoạt động giảiquyết vấn đề là cơ hội tốt nhất để rèn tư duy phê phán. Trong dạy học vật lí, BTTN vật lí (sau đây gọi tắt là BTTN) là bài tập sử dụng thí nghiệmđể quan sát hay thu thập số liệu nhằm giải thích một hiện tượng vật lí, tìm ra hay xác nhận mốiquan hệ giữa các đại lượng vật lí nhất định. Do vậy, hoạt động giải BTTN thực chất là quá trình tưduy biện chứng bao gồm đề xuất giải pháp, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá các thong tinthu thập được nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính đúng đắn của giải pháp nghiên cứu. Vấn đềbài báo chúng tôi quan tâm là Làm thế nào đưa người học vào hoạt động giải quyết vấn đề trongcác BTTN nhằm rèn tư duy phê phán cho học sinh?2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tư duy phê phán và phát triển tư duy phê phán Tư duy phê phán bao giờ cũng đi kèm với tư duy sáng tạo, đó là một cặp phạm trù không thểtách rời. Vì vậy, để phát triển TDPP giáo viên cần có chủ ý xây dựng được các bài tập thí nghiệmNgày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 20/1/2016.Liên hệ: Nguyễn Quang Linh, e-mail: nguyenquanglinhsptn@gmail.com 81 Nguyễn Quang Linh, Đỗ Hương Tràcó tính sáng tạo. Một bài tập tạo nhiều cơ hội cho HS phát triển tư duy sáng tạo thì cũng có nhiềucơ hội giúp họ phát triển TDPP. Giáo viên có thể tuân theo các bước xây dựng BTTN như sau: - Lựa chọn một hoặc một số bài tập xuất phát (BTXP) - Giải các bài tập xuất phát - Phân tích hiện tượng vật lí, giả thiết, lời giải, kết quả của BTXP - Vận dụng các nguyên tắc của phương pháp luận sáng tạo để xây dựng các bài tập mới bằngcách trả lời các câu hỏi sau: Có thể diễn đạt bài tập theo cách khác không? Có thể lược bỏ hoặc thay đổi dữ kiện của bàitập thành bài tập mới được không? (Nguyên tắc linh động) Có thể thay đổi một số dữ kiện để hiện tượng trong bài mâu thuẫn với định luật vật lí, thayđổi giả thiết thành kết luận và ngược lại để tạo thành bài tập mới được không? (Nguyên tắc đảongược) Có thể thay đổi một số thông số của bài tập để thành bài tập mới? (Nguyên tắc thay đổithông số hóa-lí) Có thể tăng mức độ phân nhỏ của BTXP? (Nguyên tắc phân nhỏ) Có thể chuyển bài tập thành bài tập tổng quát hơn? Có thể sử dụng thêm bài tập có liên quanđể xây dựng bài tập mới không? (Nguyên tắc kết hợp) Có thể thay đổi hình dạng của đối tượng? (Sử dụng trong thiết kế, chế tạo mô hình – Nguyêntắc linh động) Yêu cầu phát triển TDPP phụ thuộc vào mức độ tham gia vào hoạt động giải quyết vấn đềtrong BTTN của học sinh. Vì vậy, để thuận tiện cho việc xây dựng các BTTN nhằm phát triểnTDPP của HS, chúng tôi phân loại BTTN căn cứ theo mức độ hoạt động trong tiến trình giải quyếtvấn đề, theo đó có thể chia bài tập thí nghiệm thành 3 dạng sau: Dạng 1: Bài tập nghiệm lại hệ quả của một thuyết, một định luật vật lí Đây là dạng bài tập mà người nghiên cứu đã biết trước kết luận đúng của bài tập, tuy nhiêncần tiến hành các thí nghiệm đó một lần nữa, trong điều kiện hiện có để củng cố thêm tính đúngđắn của thuyết, định lí vật lí hoặc củng cố niềm tin vào ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: