Danh mục

Bồi dưỡng và phát triển năng lực toán học cho học sinh tiểu học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 243.92 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một số phân tích về khái niệm năng lực, năng lực toán học, một số năng lực toán học. Tiếp đó, tác giả trình bày về vấn đề giáo dục toán học ở tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực và một số ví dụ minh họa cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiếp cận năng lực trong dạy học môn Toán ở Tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng và phát triển năng lực toán học cho học sinh tiểu họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0163Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 35-43This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Nguyễn Tiến Trung Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số phân tích về khái niệm năng lực, năng lực toán học, một số năng lực toán học. Tiếp đó, tác giả trình bày về vấn đề giáo dục toán học ở tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực và một số ví dụ minh hoạ cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiếp cận năng lực trong dạy học môn Toán ở Tiểu học. Các ví dụ về bài toán có nội dung hình học, đại lượng và đo đại lượng, thời gian, phép chia hết, . . . , qua đó có thể có những gợi mở nhất định cho việc dạy học môn Toán theo hướng tiếp cận năng lực: bồi dưỡng, phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn; năng lực thu thập và xử lí thông tin toán học; năng lực giải toán. Từ khóa: Năng lực, năng lực toán học, giáo dục toán học ở Tiểu học.1. Mở đầu Năng lực là thuật ngữ được dùng sử dụng cả trong khoa học và trong ngôn ngữ hàng ngày,đặc biệt là trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều nhà khoa họcbăn khoăn, chưa thống nhất cách hiểu về khái niệm năng lực và dạy học tiếp cận năng lực. Từ đó,sẽ khó đi đến thống nhất về việc dạy học theo tiếp cận năng lực. Hơn nữa, trong dạy học môn Toánở Tiểu học, cấp đầu tiên của giáo dục phổ thông, cũng cần có những định hướng cụ thể thiết thựcvề việc dạy học theo tiếp cận năng lực. Bài báo này trình bày một số phân tích về các quan điểmkhác nhau và thống nhất cách hiểu về khái niệm năng lực, năng lực toán học (của học sinh tiểuhọc) và dạy học tiếp cận năng lực. Tiếp đó, tác giả trình bày một số ví dụ và phân tích cụ thể vềviệc dạy học toán theo hướng bồi dưỡng, phát triển một số năng lực toán học thành phần của chohọc sinh tiểu học. Những ví dụ này một mặt cung cấp những bình luận và phân tích cụ thể về dạyhọc toán ở Tiểu học theo tiếp cận năng lực, một mặt sẽ cung cấp những định hướng, ý tưởng chocác nhà khoa học, giáo viên tiểu học trong công tác giảng dạy và nghiên cứu trong bối cảnh mới:dạy học theo tiếp cận năng lực.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số phân tích về khái niệm năng lực Có nhiều tài liệu cho rằng năng lực thuộc vào phạm trù khả năng [2, 4, 6, 7]; một số tác giảcho rằng năng lực là thuộc tính hay thuộc tính độc đáo của cá nhân cho phép cá nhân thực hiệnNgày nhận bài: 15/8/2015. Ngày nhận đăng: 27/10/2015.Liên hệ: Nguyễn Tiến Trung, e-mail: trungnt@hnue.edu.vn 35 Nguyễn Tiến Trungthành công hoạt động nhất định [7, 8, 10], cũng có những tài liệu gắn năng lực với các dạng hoạtđộng khác nhau, chẳng hạn như năng lực giáo tiếp thì liên quan đến hoạt động nói, nghe, . . . Tuynhiên, chúng tôi thấy nhìn chung có sự thống nhất cách hiểu về khái niệm năng lực, được trình bàytrong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Năng lực là khả năng thực hiện thànhcông hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng vàcác thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí. Năng lực của cá nhân được đánh giáqua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống [1]. Hơn nữa, việc định nghĩa như trên tránh được một số hạn chế gặp phải ở các hướng quanniệm về năng lực nêu trên. Chẳng hạn, nếu nói năng lực là khả năng, thì khi nói học sinh A cónăng lực tính toán, tức hiểu là có khả năng tính toán thì có thể hiểu là học sinh này có thể tính tốtđược nhưng không phải lúc nào cũng tính toán được, bởi khả năng ấy có thể xảy ra hoặc khôngxảy ra. Nếu coi năng lực là thuộc tính tâm lí, chúng ta sẽ rất khó để chỉ ra, về mặt thực tiễn trongdạy học các thuộc tính tâm lí ấy một cách tường minh, dễ hiểu, rõ ràng. Nếu quan niệm năng lựctheo [1] trình bày như trên, giáo viên và học sinh sẽ dễ hiểu và tiếp cận hơn với những triển khaidạy và học trong quá khứ và hiện tại: dạy kiến thức và kĩ năng. Tóm lại, theo cách quan niệm về năng lực nêu trên, được trình bày trong [1], cần chú ý đếnhai vấn đề về năng lực: thứ nhất, năng lực đươc hình thành, phát triển và có thể được đánh giáthông qua hoạt động và kết quả hoạt động của học sinh; thứ hai, kiến thức và kĩ năng của học sinhlà cơ sở quan trọng cho sự hình thành, phát triển năng lực. Trong giáo dục phổ thông, có thể phân chia năng lực thành hai nhóm năng lực: nhóm cácnăng lực chung và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: