Bốn sai lầm trong email chào bán bất động sản
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.83 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những email chào bán bất động hoàn toàn không khác gì những tin rao vặt mà tôi thấy trên các sàn giao dịch. Nếu đã tiếp xúc được trực tiếp với người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư qua email, nên chăng nhà môi giới cần chăm chút hơn nữa để chiến dịch email marketing mang lại hiệu quả. Sau đây là 4 thiếu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bốn sai lầm trong email chào bán bất động sản Bốn sai lầm trong email chào bán bất động sản Những email chào bán bất động hoàn toàn không khác gì những tin rao vặt mà tôi thấy trên các sàn giao dịch. Nếu đã tiếp xúc được trực tiếp với người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư qua email, nên chăng nhà môi giới cần chăm chút hơn nữa để chiến dịch email marketing mang lại hiệu quả. Sau đây là 4 thiếu sót cần khắc phục của một email chào bán bất động sản. 1. Chưa khai thác hiệu được những thông tin “hiếm” Là người ngoại đạo, tôi rất nể các nhà môi giới bất động sản, bởi họ nằm giữ những thông tin thuộc loại “hiếm” và thậm chí “tuyệt mật”. Đây thực sự là thứ vàng mười cực kỳ hấp dẫn với những nhà đầu tư. Những thông tin như vị trí, giá, thanh toán ưu đãi,… rất hữu ích, nhưng ai cũng có thể biết qua báo chí, website của chủ đầu tư. Nếu bạn đang nắm thông tin có thể đảm bảo mức lợi nhuận “cực sốc” thì hãy cho khách hàng biết điều đó. 2. Hình thức và nội dung chưa tương xứng với giá trị sản phẩm Nhà, đất là loại sản phẩm giá trị nhất trong xã hội. Bạn gửi email chào bán một cây bút, một quyển tập trị giá vài nghìn đồng thì khách hàng chẳng quan tâm đến hình thức, nội dung làm gì. Nhưng nếu bạn bán một sản phẩm trị giá vài trăm triệu, thậm chí vài tỉ với hình thức và nội dung như bán một cây bút bi thì khách hàng sẽ nghĩ gì? “Văn hoá tin rao vặt” với cỡ chữ to, to đậm, loè loẹt những màu cơ bản là điều cần phải tránh khi chào bán bất động sản. 3. Không phân loại khách hàng Hơn phân nửa số email tôi nhận được là về những dự án bất động sản ở Hà Nội trong khi tôi sống ở…TpHCM! Thật khó có thể hình dung một người tiêu dùng hay nhà đầu tư sẽ xem một căn nhà hay một miếng đất ở đầu kia của đất nước! Theo tôi thấy, tất cả các sàn giao dịch trực tuyến đều chia ra từng địa phương, thậm chí quận, huyện, tên đường rất chi tiết. Nếu nhà môi giới thu thập email từ đây, không có lý do gì để biện minh cho sự nhầm lẫn này ngoài từ “spammer”! 4. Không mở ra cơ hội khác Một lần đọc báo mạng, tôi biết trong giới đầu tư bất động sản có một nguyên tắc 100 – 10 – 3 – 1 (xem 100, trả giá 10, chuẩn bị tài chính cho 3, mua 1), nghĩa là luôn luôn phải mở ra một cơ hội khác, một dự án khác trong email nếu chẳng may nhà đầu tư không quan tâm đến dự án này. 100% email tôi nhận được đều theo kiểu “anh không quan tâm dự án này thì THÔI!”. Vâng, thì THÔI vậy!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bốn sai lầm trong email chào bán bất động sản Bốn sai lầm trong email chào bán bất động sản Những email chào bán bất động hoàn toàn không khác gì những tin rao vặt mà tôi thấy trên các sàn giao dịch. Nếu đã tiếp xúc được trực tiếp với người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư qua email, nên chăng nhà môi giới cần chăm chút hơn nữa để chiến dịch email marketing mang lại hiệu quả. Sau đây là 4 thiếu sót cần khắc phục của một email chào bán bất động sản. 1. Chưa khai thác hiệu được những thông tin “hiếm” Là người ngoại đạo, tôi rất nể các nhà môi giới bất động sản, bởi họ nằm giữ những thông tin thuộc loại “hiếm” và thậm chí “tuyệt mật”. Đây thực sự là thứ vàng mười cực kỳ hấp dẫn với những nhà đầu tư. Những thông tin như vị trí, giá, thanh toán ưu đãi,… rất hữu ích, nhưng ai cũng có thể biết qua báo chí, website của chủ đầu tư. Nếu bạn đang nắm thông tin có thể đảm bảo mức lợi nhuận “cực sốc” thì hãy cho khách hàng biết điều đó. 2. Hình thức và nội dung chưa tương xứng với giá trị sản phẩm Nhà, đất là loại sản phẩm giá trị nhất trong xã hội. Bạn gửi email chào bán một cây bút, một quyển tập trị giá vài nghìn đồng thì khách hàng chẳng quan tâm đến hình thức, nội dung làm gì. Nhưng nếu bạn bán một sản phẩm trị giá vài trăm triệu, thậm chí vài tỉ với hình thức và nội dung như bán một cây bút bi thì khách hàng sẽ nghĩ gì? “Văn hoá tin rao vặt” với cỡ chữ to, to đậm, loè loẹt những màu cơ bản là điều cần phải tránh khi chào bán bất động sản. 3. Không phân loại khách hàng Hơn phân nửa số email tôi nhận được là về những dự án bất động sản ở Hà Nội trong khi tôi sống ở…TpHCM! Thật khó có thể hình dung một người tiêu dùng hay nhà đầu tư sẽ xem một căn nhà hay một miếng đất ở đầu kia của đất nước! Theo tôi thấy, tất cả các sàn giao dịch trực tuyến đều chia ra từng địa phương, thậm chí quận, huyện, tên đường rất chi tiết. Nếu nhà môi giới thu thập email từ đây, không có lý do gì để biện minh cho sự nhầm lẫn này ngoài từ “spammer”! 4. Không mở ra cơ hội khác Một lần đọc báo mạng, tôi biết trong giới đầu tư bất động sản có một nguyên tắc 100 – 10 – 3 – 1 (xem 100, trả giá 10, chuẩn bị tài chính cho 3, mua 1), nghĩa là luôn luôn phải mở ra một cơ hội khác, một dự án khác trong email nếu chẳng may nhà đầu tư không quan tâm đến dự án này. 100% email tôi nhận được đều theo kiểu “anh không quan tâm dự án này thì THÔI!”. Vâng, thì THÔI vậy!
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh nghiệm bán hàng kỹ năng bán hàng tổ chức bán hàng nghệ thuật bán hàng nghiệp vụ bán hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 538 0 0
-
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 388 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng bán hàng: Chương 4 - ĐH Kinh tế Quốc dân
7 trang 331 0 0 -
Một số kỹ năng giao tiếp với khách hàng
3 trang 267 0 0 -
131 trang 260 4 0
-
KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
75 trang 237 1 0 -
3 trang 217 0 0
-
Cách sử dụng điện thoại để giao tiếp với khách hàng
2 trang 163 1 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 150 0 0 -
KẾ HOẠCH CHÀO HÀNG SỮA ANLENE - PHẦN 2
6 trang 136 0 0