Danh mục

Buerger: Bệnh tàn vì khói thuốc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.83 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, mỗi năm có 5%-7% bệnh nhân phải cắt cụt tay chân do có liên quan đến thuốc lá.Riêng trong tháng 12-2009, tại khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu, BV Nhân dân 115 TP.HCM, số bệnh nhân bị hoại tử các ngón tay, chân do hút nhiều thuốc lá chiếm gần 1/5 tổng số bệnh nhân có bệnh lý mạch máu. Hút thuốc lá không gây ra cụt chân, cụt tay ngay nhưng trong quá trình hút thuốc, cơ thể hấp thu nhiều chất độc (trong khói thuốc lá có hơn 4.000 độc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Buerger: Bệnh "tàn vì khói thuốc" Buerger: Bệnh tàn vì khói thuốc Ảnh sưu tầm Theo Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, mỗi năm có 5%-7% bệnh nhânphải cắt cụt tay chân do có liên quan đến thuốc lá. Riêng trong tháng 12-2009, tại khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu, BVNhân dân 115 TP.HCM, số bệnh nhân bị hoại tử các ngón tay, chân do hút nhiềuthuốc lá chiếm gần 1/5 tổng số bệnh nhân có bệnh lý mạch máu. Hút thuốc lá không gây ra cụt chân, cụt tay ngay nhưng trong quá trình hútthuốc, cơ thể hấp thu nhiều chất độc (trong khói thuốc lá có hơn 4.000 độc tố),trong đó có những chất sẽ làm tổn thương thành mạch máu, gây ra tình trạng viêmtắc động mạch, cản trở sự lưu thông dòng máu chảy. Ở những phần cơ thể máukhông chạy tới được sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, dần dần dẫn đến hoại tử.Phần hoại tử sẽ đổi màu tím đen, mất cảm giác và dễ nhiễm trùng. Nếu không cắtbỏ, chất hoại tử sẽ vào hệ tuần hoàn gây ra nhiễm trùng huyết và suy đa cơ quan. Dễ nhầm lẫn với các bệnh về cơ, xương, khớp Đặc trưng của loại tổn thương viêm tắc động mạch mạn tính gặp ở ngườihút nhiều thuốc lá thường biểu hiện ở các động mạch nhỏ và trung bình. Chính vìvậy, ngón tay, ngón chân là những nơi đầu tiên xuất hiện các vết loét hay tìnhtrạng tím tái nhất. Từ đây, hoại tử có thể lan rộng đến những phần khác, cao h ơncủa chi. Bệnh nhân đau nhức nhiều và hạn chế vận động đáng kể. Người cắt cụt chân, tay bốn lần vì nghiện hút thuốc lá. Ảnh: YÊN THẢO Ở giai đoạn sớm, người bệnh sẽ có cảm giác đau cách hồi, đầu tiên đau nhẹ,sau tăng dần và thậm chí đau cả khi nằm nghỉ. Do những biểu hiện đau nhức n ênmột số trường hợp được chẩn đoán nhầm với nhóm các bệnh về cơ, xương, khớp.Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ thấy tê buốt các đầu ngón, hoại tử và loét chi.Đến đây, dấu hiệu nhận biết bệnh dễ dàng hơn nhưng cũng là lúc khả năng cứuchữa không còn nữa. Như vậy, với những bệnh nhân nghiện hút thuốc lá mà xuấthiện các dấu hiệu thiếu máu nuôi chi, nhất là ngọn chi có thể nghĩ tới tình trạngviêm tắc động mạch mạn tính ở người hút nhiều thuốc lá. Cắt rồi, hút lại, cắt tiếp! Có ba phương pháp điều trị bệnh này: Sử dụng thuốc cố gắng làm tăng lưuthông mạch máu và ngăn ngừa cục máu đông; cắt thần kinh giao cảm để phần nàogiảm đau và giãn mạch, làm cầu nối động mạch phục hồi lưu thông dòng chảy.Tuy nhiên, phẫu thuật làm cầu nối động mạch cũng có chỉ định riêng và chỉkhoảng 20% trường hợp được thực hiện. Trên thực tế, việc quyết định áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vàonhiều yếu tố và mỗi cách lại có chỉ định và mức độ thành công khác nhau. Đôi khibệnh nhân tới sớm cũng khó điều trị được hoàn hảo do tắc mạch phức tạp, lanrộng, hoặc tắc hoàn toàn trên một đoạn quá dài… Trái lại, có trường hợp có thểlàm được cầu nối mạch máu mà bệnh nhân lại đến quá trễ, các ngón chân, tay haybàn chân, bàn tay đã hoại tử hoàn toàn. Lúc này, cắt bỏ là giải pháp phải chấpnhận cuối cùng. Nếu phần hoại tử đã lan đến phần khác thì phải cắt bỏ cao hơn. Cótrường hợp phải cắt bỏ lên cả hai đùi, sát hai bên háng. Nếu sau khi cắt bỏ đoạn đã hoại tử mà bệnh nhân lại vẫn hút thuốc lá th ìkịch bản quay lại nh ư lúc đầu! Mạch sẽ lại tắc các động mạch chỗ khác, hoại tửcác ngọn chi còn lại, hoặc hoại tử dần dần lên cao hơn lúc đầu. Vì vậy, bệnh nhânphải ngưng hút thuốc lá bằng mọi cách. Cách ngăn ngừa duy nhất bệnh Buerger là không được tiếp tục hút bất cứloại thuốc lá nào, kể cả thuốc có đầu lọc hay không. Bangladesh là quốc gia có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất Bệnh Buerger được lấy từ tên của Leo Buerger, người đầu tiên có nghiên cứu chính thức và đầy đủ về cáctrường hợp bị hoại tử bàn chân do thiếu máu nuôi dưỡng mà không do xơ vữa động mạch. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhấtở vùng Trung Đông và Viễn Đông là nơi có nhiều người nghiện thuốc lá nhất. Hiện Bangladesh là quốc gia có tỉ lệmắc bệnh này cao nhất thế giới do người dân theo tập quán nghiện nặng một loại thuốc lá thô tự trồng và tự chếbiến. Nam giới thường mắc bệnh hơn nữ giới và người da trắng dễ bị bệnh hơn. Hầu như không thấy người dađen nào mắc bệnh này. Cụt tay, cụt chân vì hút thuốc lá Ông M. (50 tuổi, Tiền Giang) vừa phải quay lại BV Nhân dân 115 TP.HCM để cắt bỏ chân c òn lại do vẫntiếp tục hút thuốc lá sau khi đã cắt bỏ chân trái vì bệnh này. Đang khỏe mạnh, ông M. đột ngột đau nhức từ đốtsống cổ xuống đốt sống lưng khiến việc đi lại khó khăn, đau đớn. Đi khám, bác sĩ nói ông bị đau cột sống nhưnguống thuốc cả tháng không khỏi. Lúc nào người cũng có cảm giác tê rát. Sau đó, ở đầu các ngón chân bên trái xuấthiện các vết bầm tím kèm theo những cơn đau nhức dữ dội. Các bác sĩ lại xác định ông bị bệnh tiểu đường. Tuynhiên, sau một tháng uống thuốc ông vẫn không đỡ mà càng đau nhiều hơn. Tới khi lên đến BV Nhân dân 115khám thì chân trái c ...

Tài liệu được xem nhiều: