Danh mục

Bước đầu đánh giá tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật lọc màng bụng sớm trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Nhân dân 115

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 451.08 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lọc màng bụng (LMB) sớm là cách tiếp cận thích hợp thay thế việc đặt catheter trung tâm để chạy thận nhân tạo ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, khi bắt đầu thực hiện lọc màng bụng sớm hơn 2 tuần sau đặt catheter. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật lọc màng bụng sớm bằng máy Homechoice trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại BV Nhân dân 115.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu đánh giá tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật lọc màng bụng sớm trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Nhân dân 115 34 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUÁ VÀ AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT LỌC MÀNG BỤNG SỚM TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 Tạ Phương Dung*, Nguyễn Thị Thanh Thùy*, Hán Thị Thu*, Phan Văn Báu** Mở đầu: Lọc màng bụng (LMB) sớm là cách tiếp cận thích hợp thay thế việc đặt catheter trung tâm để chạy thận nhân tạo ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, khi bắt đầu thực hiện lọc màng bụng sớm hơn 2 tuần sau đặt catheter. Để tránh rò rỉ qua catheter và các biến chứng cơ học khác do sử dụng catheter sớm khi chưa lành sẹo, bệnh nhân sẽ được sử dụng máy Homechoice, vào dịch với thể tích thấp và ở tư thế nằm. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật lọc màng bụng sớm bằng máy Homechoice trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại BV Nhân dân 115. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Tính hiệu quả được xét dựa trên việc bệnh nhân không phải chạy thận nhân tạo trong thời điểm làm LMB sớm, mức độ giảm ure, creatinine. Tính an toàn được xét dựa trên tần suất xuất hiện các biến chứng ở bệnh nhân làm LMB sớm. Kết quả: Trong thời gian từ 01/01/2017 đến tháng 31/08/2017 chúng tôi thu thập được 25 bệnh nhân được làm LMB sớm. Ure trung bình giảm được 24% và creatinine giảm được 21% so với chỉ số trước lọc. Mức độ giảm ure, creatinine sau thời gian làm LMB sớm không liên quan đến việc bệnh nhân đã được chạy thận nhân tạo trước đó hay không (p>0,05), số lần làm LMB sớm trong tuần, thời gian ngâm dịch và thể tích dịch ngâm. Một bệnh nhân (4%) cần chạy thận nhân tạo bổ sung trong thời gian làm LMB sớm do quá tải địch. Một trường hợp bị nhiễm trùng vết mổ, dẫn đến bung vết mổ. Không ghi nhận trường hợp nào bị viêm phúc mạc, rò rỉ dịch, máu tụ hoặc xuất huyết phúc mạc, vết mổ và không có chức năng catheter tiên phát. Kết luận: LMB sớm có thể là một lựa chọn chấp nhập được ở bệnh nhân lọc máu không kế hoạch vì hiệu quả và tương đối an toàn. Việc này giúp tránh sử dụng đường mạch máu tạm thời là catheter trung tâm trong khi chờ làm lọc màng bụng thường qui. (*) Khoa Nội thận — Miễn dịch ghép Bệnh viện Nhân Dân 115 (**) Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối nhập viện giai đoạn quá trễ hoặc bệnh nhân bệnh thận mạn bị suy giảm chức năng thận nhanh chóng ngoài dự đoán hiện tại là một vấn đề lớn, bệnh nhân phải lọc máu không kế hoạch với catheter trung tâm tạm thời hoặc catheter hầm mà không có đường dò động tĩnh mạch có sẵn(7). Việc mang 35 catheter trung tâm sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng, tăng nhập viện, và tử vong trong năm đầu điều trị, đặc biệt khi so với catheter lọc màng bụng(2,3). Lọc màng bụng (LMB) là một trong những phương pháp điều trị thay thế thận cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Thông thường để thực hiện được việc lọc màng bụng, một catheter đặc biệt (catheter Tenckhoff) sẽ được đặt vào ổ bụng và cần chờ khoảng từ 2 — 4 tuần để lành sẹo. Cho nên LMB thường được dùng cho bệnh nhân không có tình huống khẩn cấp. Lọc màng bụng sớm (không kế hoạch) là việc bắt đầu lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa có kế hoạch lọc máu trước đó, bệnh nhân có thể chưa chạy thận nhân tạo lần nào và cần lọc máu ngay trước 2 tuần sau khi đặt catheter lọc màng bụng, nhưng không cần lọc máu cấp cứu. Trong thập kỷ qua, lọc màng bụng sớm (urgent start peritoneal dialysis) gây được phần nào sự hứng thú và quan tâm của cộng đồng Thận học. Để tránh rò rỉ qua catheter và các biến chứng cơ học khác do sử dụng catheter sớm khi chưa lành sẹo, bệnh nhân sẽ được sử dụng máy homechoice, vào dịch với thể tích thấp và ở tư thế nằm, Nhằm đánh giá tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu đánh giá tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật lọc màng bụng sớm tại Bệnh viện Nhân dân 115”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: (1) Đánh giá tính an toàn của kỹ thuật lọc màng bụng sớm bằng máy Homechoice trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối dựa trên ghi nhận các biến chứng, xử lý biến chứng và kết cục của biến chứng. (2) Đánh giá tính hiệu quả của kỹ thuật lọc màng bụng sớm bằng máy Homechoice trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối qua việc ghi nhận bệnh nhân có hoặc không chạy thận nhân tạo qua catheter trung tâm tạm thời trong thời gian làm lọc màng bụng sớm, mức độ giảm ure, creatinine và thể tích siêu lọc. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối nhập viện tại khoa Thận nội — Miễn dịch ghép bệnh viện Nhân dân 115 mà chưa có kết hoạch lọc máu trước đó. Tiêu chuẩn nhận bệnh: - Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn giai đoạn 5 nhưng chưa có kế hoạch lọc máu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: