Danh mục

Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT đánh giá khả năng sống của cơ tim

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 662.74 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá quy trình chụp và nghiên cứu đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT đánh giá khả năng sống của cơ tim. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT đánh giá khả năng sống của cơ tim TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH FDG PET/CT ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỐNG CỦA CƠ TIM Lê Mạnh Hà*; Nguyễn Kiều Ly*; Lê Ngọc Hà* TÓM TẮT Đánh giá quy trình chụp và tìm hiểu đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT vÒ khả năng sống của cơ tim trên 35 bệnh nhân (BN) sau nhåi m¸u c¬ tim (NMCT) tại Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện TWQĐ 108 từ 11 - 2011 đến 8 - 2013. Phân tích đặc điểm hình ảnh và quy trình chụp PET bằng FDG, đối chiếu với hình ảnh SPECT xạ hình tưới máu cơ tim Tc99m-sestamibi. Kết quả: quy trình chụp FDG PET sử dụng nghiệm pháp kích thích insulin nội sinh bằng glucose đường uống hoặc kết hợp với insulin liều FDG trung bình 6,5 ± 0,6 mCi, thời điểm thu nhận hình ảnh sau tiêm FDG 75 ± 7,5 phút. Hình ảnh FDG PET đáp ứng yêu cầu phân tích kết quả ở 100% BN. Hình ảnh FDG PET được đối chiếu với xạ hình SPECT Tc99m-sestamibi cho thấy các vùng tổn thương cơ tim có đặc điểm phức tạp với tình trạng đông miên và sẹo hóa phân bố chủ yếu ở vùng cơ tim bị chi phối của động mạch liên thất trước (LAD) và ®éng m¹ch vµnh phải (RCA). Sử dụng FDG PET kết hợp với xạ hình SPECT tưới máu cơ tim Tc99m - MIBI chỉ ra 25,7% vùng có tim khảo sát có khả năng hồi phục. Trong khi, tỷ lệ này là 11,4% nếu chỉ phân tích bằng xạ hình SPECT tưới máu cơ tim đơn thuần. * Từ khóa: Nhåi m¸u c¬ tim; Khả năng sống của cơ tim; FDG PET/CT; Xạ hình SPECT tưới máu cơ tim. Preliminary evaluation of characteristic imaging of 18F-fluorodeoxyglucose positron emission computed tomography in myocardial viability assessment SUMMARY The objective of the study was to characterize the imaging of FDG PET/CT myocardial viability assessment. 35 ischemic heart disease patients including known MI with heart failure (LVEF at rest 34 ± 11.1%) were underwent FDG PET/CT scan for myocardial viability assessmet in Nuclear Medicine Department, 108 Hospital. The FDG metabolic mycocardial imagings were correlated to Tc99m-sestamibi SPECT myocardial perfusion imaging. Results: acquyring FDG metabolic PET were good and excellent imagings with 6.5 ± 0.6 mCi 18 F - FDG. Acquysition was performed 75 ± 7.5 minutes on average after FDG injection. Related to severe perfusion defects, FDG uptake patterns were complicated with myocardial hibernation and scars distributed mostly in LAD and RCA regions. Mismatch perfusion - metabolic patterns in FDG PET and SPECT MPI revealed 25.7% of regional myocardial viability compared to only 11.4% recovery predicted functional regions in SPECT MPI. * Key words: Myocardial infarction; Myocardial viability; F-18 FDG; SPECT myocardial perfusion imaging. * Bệnh viện TWQĐ 108 Người phản hồi: (Corresponding): Lê Ngọc Hà (lengocha108@yahoo.com) Ngày nhận bài: 25/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/1/2014 Ngày bài báo được đăng: 22/1/2014 168 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều BN mắc bệnh động mạch vành (ĐMV), đặc biệt sau NMCT có giảm nặng chức năng thất trái, do tình trạng cơ tim đông miên (hibernating) hoặc sẹo cơ tim. Những BN này có nguy cơ cao bị tai biến tim mạch, suy tim và tử vong. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy phát hiện khả năng sống của cơ tim có ý nghĩa rất lớn trong lựa chọn chiến thuật điều trị suy tim do bệnh ĐMV. BN có tổn thương cơ tim đông miên, giảm chức năng thất trái nên được chẩn đoán và điều trị tái tưới máu (nong, đặt stent hoặc phẫu thuật cầu nối chủ vành) nhằm cải thiện chức năng thất trái, giảm tỷ lệ tai biến và tử vong. Nói cách khác, chỉ nên tiến hành thủ thuật tái tưới máu ở BN cơ tim còn khả năng sống. BN có tổn thương hoại tử, xơ hóa cơ tim hoặc tổn thương giải phẫu ĐMV không cho phép tái tạo ĐMV, nên điều trị nội khoa tích cực và ghép tim. Các phương pháp đánh giá khả năng sống của cơ tim bao gồm siêu âm tim sử dụng dobutamine, cộng hưởng từ tim. Các kỹ thuật y học hạt nhân gồm: SPECT (sử dụng thalium-201 hoặc Tc99m - MIBI...) và FDG PET. Tiêu chuẩn vàng của những phương pháp đánh giá cơ tim sống là khả năng hồi phục chức năng tâm thu thất trái sau khi can thiệp tái tưới máu. Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy, FDG PET đánh giá cơ tim sống rất có giá trị trong tiên lượng cải thiện chức năng thất trái và triệu chứng lâm sàng đối với BN sau nhồi máu. Ở Việt Nam, xạ hình tưới máu cơ tim đã trở thành một xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán bệnh ĐMV ở những trung tâm lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện TWQĐ 108. Việc đánh giá khả năng sống của cơ tim được đặt ra để chọn lựa chiến thuật điều trị thích hợp. Tuy nhiên, việc ứng dụng còn hạn chế về số lượng. Kỹ thuật chụp PET sử dụng FDG đánh giá khả năng sống của cơ tim mới được triển khai ở Khoa Y học Hạt nhân, Bệnh viện TWQĐ 108 từ cuối năm 2011. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm: Đánh giá quy trình chụp và nghiên cứu đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT đánh giá khả năng sống của cơ t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: