Danh mục

Bước đầu nghiên cứu tác động của cống đập Ba Lai đến hệ sinh thái nhân văn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 932.22 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thông tin đến bạn những vấn đề được đặt ra là từ khi cống đập Ba Lai được xây dựng thì các hoạt động sinh kế của người dân tại huyện Bình Đại chuyển đổi, tác động của đập Ba Lai đến người dân, ảnh hưởng của đập đến hệ sinh thái tự nhiên,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu nghiên cứu tác động của cống đập Ba Lai đến hệ sinh thái nhân văn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CỐNG ĐẬP BA LAI ĐẾN HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE Ngô Xuân Quảng, Nguyễn Xuân Đồng Phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ann Vanreusel Đại học Ghent, Vương quốc Bỉ Ngô Thị Thu Trang Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Cống đập Ba Lai nối hai xã là xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại) và xã Tân Xuân (huyện Ba Tri), trên sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. Huyện Bình Đại nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bến Tre. Cống đập Ba Lai được đưa vào vận hành từ tháng 4 năm 2002, đã làm thay đổi hoàn toàn các quá trình động lực sông biển và thay đổi đáng kể đặc điểm tự nhiên của các vùng nội đồng. Từ đó, các hoạt động sinh kế của người dân tại huyện Bình Đại cũng thay đổi để phù hợp với điều kiện tự nhiên. Bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn với các kỹ thuật chính là kế thừa tài liệu thứ cấp, phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi với 190 hộ dân, nhóm tác giả nhận dạng các tác động của cống đập Ba Lai đến hệ sinh thái nhân văn của huyện Bình Đại, thể hiện rõ nét như: (i) Nhiều hộ dân đã phải chuyển đổi sinh kế để đảm bảo cuộc sống của gia đình, họ phải phát triển thêm các hoạt động mới để tăng thêm thu nhập hoặc chuyển đổi đối tượng sản xuất để phù hợp với điều kiện môi trường mới. Hiện tại có những hộ dân hoạt động sinh kế đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng đi ngược lại với mục tiêu quy hoạch của đập Ba Lai, nên gặp khó khăn trong việc công khai sản xuất và hợp tác với chính quyền địa phương. Điều này cho thấy, xã hội tự lựa chọn và tự đào thải để phù hợp với điều kiện sản suất và lợi nhuận mà họ thu được; (ii) Đời sống của một số hộ dân sống bằng hoạt động khai thác thủy sản đã bị giảm thu nhập so với thời kỳ trước đó, do sự cạn kiệt dần nguồn thủy sản tự nhiên; (iii) Đập ngăn lưu thông dòng chảy, dẫn đến ô nhiễm môi trường cục bộ, ứ đọng các chất thải, chất gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm do xả thải từ nuôi trồng thủy sản; (iv) Ngoài ra, việc sạt lở đất tại một số khu vực làm cho đời sống của họ bị đe dọa sự an toàn, bấp bênh và không có nơi cư trú. Từ khóa: Đập Ba Lai; Hệ sinh thái nhân văn; Hoạt động sinh kế; Môi trường tự nhiên. 254 ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Bình Đại nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bến Tre, phía Bắc giáp huyện Gò Công của tỉnh Tiền Giang, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây Bắc giáp huyện Châu Thành, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Giồng Trôm và Ba Tri. Huyện Bình Đại có 19 xã, 1 thị trấn, dân số 130.998 người, tương ứng mật độ khoảng 311 người/km2 (Cục Thống kê Bến Tre, 2014) (Hình 1). Hình 1. Vị trí huyện Bình Đại trong tỉnh Bến Tre và đập Ba Lai trong hệ thống sông Tiền Giang Sông Ba Lai dài khoảng 55 km, nằm trọn trong tỉnh Bến Tre, đi qua các huyện Châu Thành, Giồng Trôm và đi tiếp giữa hai huyện Bình Đại, Ba Tri, rồi đổ ra cửa Ba Lai, là 1 trong 9 cửa của dòng Cửu Long. Dòng chảy sông Ba Lai chịu tác động sâu sắc của yếu tố ngoại lai tự nhiên và nhân sinh, bao gồm việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, dẫn đến gây thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn... Dự án thủy lợi Bắc Bến Tre có ba hợp phần, với mục tiêu: (i) phòng chống, ứng phó với xâm nhập mặn, cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt; (ii) quản lý dòng chảy và cải thiện hệ thống mùa vụ; (iii) nâng cao năng lực quản lý trong công tác thích 255 nghi với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Cống đập Ba Lai trên sông Ba Lai là một phần của dự án thủy lợi Bắc Bến Tre, được đặt tại vị trí nối hai xã là xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại) và xã Tân Xuân (huyện Ba Tri), tỉnh Bến Tre. Cống đập dài 544 m, gồm 10 cửa khẩu độ 84 m, vận hành bằng van tự động 2 chiều, có nhiệm vụ: (i) ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn, cải tạo đất canh tác; (ii) đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho các huyện Châu Thành, Giồng Trôm và thị xã Bến Tre; (iii) kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ, cải tạo môi trường sinh thái vùng dự án. Đập Ba Lai có tổng chiều rộng cửa 84 mét, chia làm 10 khoang cửa, hai khoang giữa mỗi khoang rộng 10 mét, 8 khoang còn lại mỗi khoang rộng 8 mét. Thời gian mở cống và đóng cống phụ thuộc vào con nước mùa lũ và mùa khô để ngăn mặn. Từ tháng 1 đến tháng 6, cống Ba Lai có nhiệm vụ ngăn mặn và trữ ngọt, mỗi tháng xổ cống 2 lần, mỗi lần 1 con nước vào ngày 15 và 29 (âm lịch). Cao điểm giữa mùa mặn có thể chỉ xổ 1 con nước ngày 15 (âm lịch) hoặc không xổ cống. Từ tháng 7 đến tháng 12, mỗi tháng xổ cống 2 lần, mỗi lần 2 con nước vào ngày 15, 16 và ngày 29, 30 (âm lịch). Hệ sinh thái nhân văn huyện Bình Đại nằm dọc một bên bờ hạ lưu sông Ba Lai, trong vùng cửa sông ven biển, vốn là một hệ thống mở, nên phải đón nhận tác động của các yếu tố động lực sông biển hoạt động phức tạp. Huyện Bình Đại đã có hệ thống đê bao dọc sông Ba Lai dài 34 km và dọc sông Cửa Đại dài 25 km, có vai trò kiểm soát ngăn chặn mặn xâm nhập để phục vụ các hoạt động kinh tế theo xu hướng ngọt hóa. Cống đập Ba Lai chắn ngang dòng sông, được đưa vào vận hành từ tháng 4 năm 2002, đã làm thay đổi hoàn toàn các quá trình động lực sông biển của hệ thống và thay đổi đáng kể đặc điểm tự nhiên của các vùng nội đồng. Vùng trên đập hoàn toàn chỉ còn nguồn cấp là nước ngọt, hệ sinh thái mặn, lợ ven sông Ba Lai bị ngọt hóa hoàn toàn. Vấn đề được đặt ra là từ khi cống đập Ba L ...

Tài liệu được xem nhiều: