Danh mục

'Buôn bán gia súc' - sinh kế của người H'mông ở chợ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.81 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với cư dân nông nghiệp, gia súc là không chỉ là phương tiện sản xuất nông nghiệp mà còn là giá trị tài sản rất lớn của mỗi hộ gia đình. Với người H’mông ở xã Cán Cấu, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, gia súc (nhất là con trâu) còn là hàng hóa, là vật để trao đổi, buôn bán với các tộc người trong vùng, các tộc người ở vùng xuôi và với các thương lái chuyên nghiệp từ các vùng miền trong cả nước tập trung tại chợ Cán Cấu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Buôn bán gia súc” - sinh kế của người H’mông ở chợ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc 160 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI “BUÔN BÁN GIA SÚC” - SINH KẾ CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở CHỢ VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC Tạ Thị Tâm Viện Dân tộc học Tóm tắt: Đối với cư dân nông nghiệp, gia súc là không chỉ là phương tiện sản xuất nông nghiệp mà còn là giá trị tài sản rất lớn của mỗi hộ gia đình. Với người H’mông ở xã Cán Cấu, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, gia súc (nhất là con trâu) còn là hàng hoá, là vật để trao đổi, buôn bán với các tộc người trong vùng, các tộc người ở vùng xuôi và với các thương lái chuyên nghiệp từ các vùng miền trong cả nước tập trung tại chợ Cán Cấu. Hoạt động buôn bán gia súc có từ rất sớm trong lịch sử ở xã Cán Cấu. Đến nay, hoạt động này trở thành hình thức sinh kế chính trong đời sống kinh tế của tộc người H’mông ở vùng biên giới này. Và hoạt động buôn bán này không chỉ diễn ra trong vùng, trong nội bộ tộc người mà diễn ra rất sôi động giữa thương lái người Hmông với cả các thương lái Trung Quốc tại vùng biên giới Việt - Trung. Từ khoá: buôn bán, gia súc, buôn trâu, người H’mông, chợ vùng biên giới Nhận bài ngày 12.7.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.8.2018 Liên hệ tác giả: Tạ Thị Tâm; Email: tam110986@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các chợ gia súc được hình thành ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ rất sớm. Với địa hình canh tác ở vùng núi cao thì trâu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nông nghiệp. Chính vì vậy, sự xuất hiện của các chợ gia súc ở vùng biên này không chỉ giúp cho các tộc người trong vùng tăng khả năng lựa chọn và trao đổi trong hoạt động canh tác nông nghiệp tại vùng cao này. Ngoài ra, các chợ gia súc ở vùng biên này còn tạo ra cơ hội trao đổi xuyên biên giới. Việc buôn bán trâu đã trở thành một sinh kế quan trọng của các thương lái trong vùng và các vùng lân cận. Các trao đổi này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự bền vững của sinh kế vùng cao [2, tr.72-83]. Các trào lưu cung và cầu mới đã được hình thành do việc thay đổi phương thức vận chuyển, việc đường biên giới thắt chặt, các lo ngại về bệnh gia súc, và do thiên tai khắc nghiệt, tuy vậy, vị trí quan trọng của trâu trong sinh kế của người Hmông ở vùng cao có vẻ như vẫn rất ổn định [7, tr.327]. Việc buôn bán trâu đã trở thành một sinh kế quan trọng của các tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Các trao đổi trâu không chỉ trong phạm vi địa phương, vùng, miền mà còn trở thành giao dịch xuyên quốc gia. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 161 2. NỘI DUNG 2.1. Các hoạt động buôn bán gia súc tại chợ vùng biên Giao lưu, buôn bán tại vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc diễn ra từ rất lâu đời. Quá trình giao lưu này bị đứt đoạn trong thời kỳ chiến tranh biên giới cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80. Tại xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) trước năm 1991, khi biên giới Việt Nam - Trung Quốc chưa mở cửa trở lại, đã có một số người Hán sang đây mua trâu mang về Trung Quốc. Các tiểu thương này có các trao đổi và giao dịch với các thương lái địa phương từ rất sớm. Quan hệ này được duy trì đến tận ngày nay. Khi chưa có chợ Cán Cấu, chỉ có một số thương lái địa phương xuất hiện, họ chính là một trong những đầu mối quan trọng kết nối các giao dịch trâu của người H’mông với người Hán ở bên kia Trung Quốc sang. Họ chính là một trong những đầu mối quan trọng kết nối người H’mông và các tộc người khác ở hai bên biên giới với thị trường địa phương. Tuy lúc đầu, các giao dịch này còn rất sơ khai, đến nay, đã trở thành thị trường rất sôi động và thu hút một lượng lớn các tộc người trong vùng, các vùng lân cận và cả từ miền xuôi lên đây. Trước đây, người H’mông ở Cán Cấu thường về các vùng thấp của tỉnh Lào Cai, Yên Bái để tìm mua trâu về trao đổi với các hộ trong vùng. Ngoài ra, một số hộ còn được đặt hàng từ những người đồng tộc bên kia Trung Quốc sang. Họ về miền xuôi tìm trâu về rồi đổi lại cho các thương nhân từ Trung Quốc sang. Thời điểm những năm 80 của thế kỉ trước, người Hmông ở Cán Cấu thường đổi trâu cho các thương lái Trung Quốc lấy máy khâu, phích nước, chăn bông, vải..., về bán lại cho những người buôn chuyến ở trong vùng. Thời đó, giá một con trâu có thể đổi được 20-30 vỏ chăn Trung Quốc hoặc 3-5 chiếc máy khâu, trâu to có thể đổi được 30 chiếc vỏ chăn (Tư liệu phỏng vấn ông Giàng A L. sinh năm 1950, thôn Cốc Pà, xã Cán Cấu tháng 4/2018). Đến đầu năm 1994, chợ xã Cán Cấu được thành lập, mỗi tuần họp 1 phiên vào thứ 61. Từ đây, mối giao lưu kinh tế giữa các tộc người trong xã, trong vùng với cư dân hai bên biên giới và đội ngũ thương nhân từ vùng khác đến trở nên sôi động hơn, mang lại lợi ích kinh tế nhiều mặ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: