Búp sen xanh - Sơn Tùng
Số trang: 118
Loại file: doc
Dung lượng: 1.11 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Búp sen xanh là một tiểu thuyết giành cho thiếu nhi về thời thơ ấu và tuổi trẻ của Bác Hồ. Nhà văn Sơn Tùng đã kể về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các giai đoạn: thời thơ ấu, thời niên thiếu, tuổi hai mươi. Đây là một tác phẩm văn học được đánh giá cao và đem lại nhiều bàn luận sôi nổi trong giới nghệ thuật. Đọc tác phẩm, các em sẽ có cái nhìn gần gũi về người cha vĩ đại của dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Búp sen xanh - Sơn Tùng BÚP SEN XANH Tác giả : Sơn Tùng Nhà xuất bản Văn học 2007 Khổ 13.5 x 20.5. Số trang : 331 Thực hiện ebook : hoi_ls (www.thuvien-ebook.com)LỜI TỰA CHO LẦN XUẤT BẢN THỨ HAI CỦACUỐN TIỂU THUYẾT BÚP SEN XANHI - THỜI THƠ ẤU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12II - THỜI NIÊN THIẾU 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23III - TUỔI HAI MƯƠI 24 25 26 27 28 29 30 LỜI TỰA CHO LẦN XUẤT BẢN THỨ HAI CỦA CUỐN TIỂU THUYẾT BÚP SEN XANH Chúng ta có một khẩu hiệu rất đúng, rất hay : Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sựnghiệp của chúng ta. Đúng như vậy, Hồ Chủ tịch sống mãi trong những tư tưởng và tình cảm lớn, trongtoàn bộ hoạt động cách mạng của nhân dân Việt Nam ta, của mọi người chúng ta. Đồng thời Hồ Chủ tịchcũng sống mãi trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật có giá trị diễn tả một cuộc đời đã trở thành lịchsử, những trang sử đẹp nhất và vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam ta.Đến đây, tôi muốn nói đôi điều về cuốn tiểu thuyết Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng, mà nhiều độc giả nhất là trong giới thanh, thiếu niên ưuthích; và báo chí nước ta đã đăng những bài bình luận và đánh giá mà theo tôi biết, tác phẩm rất chú trọng.Cuốn sách Búp sen xanh nêu lên một vấn đề : ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đềnày các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩđể có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân. PHẠM VĂN ĐỒNG Tháng 1-1983 I - THỜI THƠ ẤU 1 Cơn giông mùa hạ dấy lên ở phía Nam. Mây đen từng khối ùn ùn như nấm từ dưới chân trời đùn lên.Thoáng chốc, các ngọn núi của dãy Dăng Màn (1), Thiên Nhẫn... đã ngập chìm vào mây đen đục. Mảng nắnghẹp dần. Cảnh sắc hai bờ sông Lam đã ngả màu sẫm. Những bóng mây trôi qua các cánh đồng chiêm đangmùa thu hoạch, loang lổ, mảng sáng, mảng tối, ô xanh, ô vàng, nhìn về xa xa như một tấm da báo trải rộnghút tầm mắt. Từ trong khối mây đen dày đặc, thỉnh thoảng quắc lên một roi chớp xanh lè, ngoằn ngoèo rạch sángvào da trời chì. Tiếp sau roi chớp là tiếng trời gầm... Bên gốc cây đa đầu làng Chùa (2) có mấy con bò đứng ngủ, mồm nhai uể oải, những cục bọt trắngxốp đọng hai bên mép. Những con ruồi bò bay nhớn nhác tránh né mỗi lần con bò quất mạnh cái đuôi vào haibên hông. Một tốp người đi làm đồng về ngồi nghỉ chân bên gốc đa đang gạ ông Xẩm hát cho nghe một bàimới. Ông Xẩm ngước đôi mắt mù lòa về phía có tiếng sấm xa xa, hai cánh mũi phập phồng đón nhận mùihoa sen từ đầm làng đưa tới. Ông nhíu đôi lông mày đen, hỏi những người đang ngồi bên c ạnh : - Trời sôi bụng hay... hay là tiếng súng của cụ Đình (3) ở trên rừng lại kéo về nữa đó, bà con? Qua nhiều giọng cười giòn, ông Xẩm gật gật đầu nghe, vẻ đắc ý với câu nói đáp lại lời ông hỏi : - Tiếng sấm của cơn giông chiều đó ông ạ. Trời dạo này loạn giông chứ có giọt mưa nào đâu! Còncái công việc bình Tây của các quan Nghè, quan Cử thì... vận nước Nam mình hỏng mất rồi ! Vua HàmNghi đã bại trận, Tây dương (4) đày vua đi biệt xứ. Ôi! Có còn chi nữa mà mong với đợi, hở ông? Một cụ già, tay vót hom giỏ, từ nãy vẫn ngồi im lặng nghe mọi người trò chuyện. Bỗng cụ cắm lưỡimác xuống đất, tựa hai bàn tay lên cán, mắt chớp chớp, nói : - Răng lại nhủ là có còn chi nữa mà mong với đợi? Nước có lúc suy lúc thịnh, nhưng có khi mô hếtđược những bậc hiền tài lo việc giữ nước, việc cứu nước. Cây cổ thụ ni bị gãy thì rồi sẽ có cây khác mọclên. Rừng không bao giờ hết cây, dân không khi mô hết người tài cao chí lớn mô. Mọi người nhìn cụ già vẻ hợp ý. Ông Xẩm đưa ống tay áo lên lau hai hố mắt. Ông vẫn mấp máycánh mũi về phía ngọn gió : - Dịp ni sen nở nhiều. Ngồi ở chỗ mô cũng được ngửi hương sen. - Ông ơi - một cô bé gái gọi - cháu biếu ông mấy cái gương sen luộc, ông ăn cho mát ruột ạ. Ông Xẩm cầm trong tay những cái gương sen đã luộc chín nhũn như tấm mền ong, giọng cảm động,hỏi : - Cháu là con nhà ai mà thảo ăn rứa? Cô bé chỉ mĩm cười. Mấy người ngồi cạnh ông già mù nói to : - Con gái anh nho Sắc đó, ông ạ. Ông Xẩm nở nụ cười trên cung môi héo hắt, nói: - Ngỡ đứa mô chứ cháu Thanh, con gái đầu lòng của anh chị nho Sắc, cháu ngoại thầy tú Hoàng (5)thì... thì tôi mô có lạ lẫm chi! Để rồi tôi hát cho bà con ớ đây và cháu Thanh cùng nghe nhớ. Bé Thanh lạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Búp sen xanh - Sơn Tùng BÚP SEN XANH Tác giả : Sơn Tùng Nhà xuất bản Văn học 2007 Khổ 13.5 x 20.5. Số trang : 331 Thực hiện ebook : hoi_ls (www.thuvien-ebook.com)LỜI TỰA CHO LẦN XUẤT BẢN THỨ HAI CỦACUỐN TIỂU THUYẾT BÚP SEN XANHI - THỜI THƠ ẤU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12II - THỜI NIÊN THIẾU 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23III - TUỔI HAI MƯƠI 24 25 26 27 28 29 30 LỜI TỰA CHO LẦN XUẤT BẢN THỨ HAI CỦA CUỐN TIỂU THUYẾT BÚP SEN XANH Chúng ta có một khẩu hiệu rất đúng, rất hay : Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sựnghiệp của chúng ta. Đúng như vậy, Hồ Chủ tịch sống mãi trong những tư tưởng và tình cảm lớn, trongtoàn bộ hoạt động cách mạng của nhân dân Việt Nam ta, của mọi người chúng ta. Đồng thời Hồ Chủ tịchcũng sống mãi trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật có giá trị diễn tả một cuộc đời đã trở thành lịchsử, những trang sử đẹp nhất và vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam ta.Đến đây, tôi muốn nói đôi điều về cuốn tiểu thuyết Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng, mà nhiều độc giả nhất là trong giới thanh, thiếu niên ưuthích; và báo chí nước ta đã đăng những bài bình luận và đánh giá mà theo tôi biết, tác phẩm rất chú trọng.Cuốn sách Búp sen xanh nêu lên một vấn đề : ở đây tiểu thuyết và lịch sử có thể gặp nhau không? Vấn đềnày các đồng chí hoạt động trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật và nói chung tất cả chúng ta cần suy nghĩđể có thái độ. Song ở đây cũng vậy, lời nói có trọng lượng rất lớn thuộc về người đọc, nghĩa là nhân dân. PHẠM VĂN ĐỒNG Tháng 1-1983 I - THỜI THƠ ẤU 1 Cơn giông mùa hạ dấy lên ở phía Nam. Mây đen từng khối ùn ùn như nấm từ dưới chân trời đùn lên.Thoáng chốc, các ngọn núi của dãy Dăng Màn (1), Thiên Nhẫn... đã ngập chìm vào mây đen đục. Mảng nắnghẹp dần. Cảnh sắc hai bờ sông Lam đã ngả màu sẫm. Những bóng mây trôi qua các cánh đồng chiêm đangmùa thu hoạch, loang lổ, mảng sáng, mảng tối, ô xanh, ô vàng, nhìn về xa xa như một tấm da báo trải rộnghút tầm mắt. Từ trong khối mây đen dày đặc, thỉnh thoảng quắc lên một roi chớp xanh lè, ngoằn ngoèo rạch sángvào da trời chì. Tiếp sau roi chớp là tiếng trời gầm... Bên gốc cây đa đầu làng Chùa (2) có mấy con bò đứng ngủ, mồm nhai uể oải, những cục bọt trắngxốp đọng hai bên mép. Những con ruồi bò bay nhớn nhác tránh né mỗi lần con bò quất mạnh cái đuôi vào haibên hông. Một tốp người đi làm đồng về ngồi nghỉ chân bên gốc đa đang gạ ông Xẩm hát cho nghe một bàimới. Ông Xẩm ngước đôi mắt mù lòa về phía có tiếng sấm xa xa, hai cánh mũi phập phồng đón nhận mùihoa sen từ đầm làng đưa tới. Ông nhíu đôi lông mày đen, hỏi những người đang ngồi bên c ạnh : - Trời sôi bụng hay... hay là tiếng súng của cụ Đình (3) ở trên rừng lại kéo về nữa đó, bà con? Qua nhiều giọng cười giòn, ông Xẩm gật gật đầu nghe, vẻ đắc ý với câu nói đáp lại lời ông hỏi : - Tiếng sấm của cơn giông chiều đó ông ạ. Trời dạo này loạn giông chứ có giọt mưa nào đâu! Còncái công việc bình Tây của các quan Nghè, quan Cử thì... vận nước Nam mình hỏng mất rồi ! Vua HàmNghi đã bại trận, Tây dương (4) đày vua đi biệt xứ. Ôi! Có còn chi nữa mà mong với đợi, hở ông? Một cụ già, tay vót hom giỏ, từ nãy vẫn ngồi im lặng nghe mọi người trò chuyện. Bỗng cụ cắm lưỡimác xuống đất, tựa hai bàn tay lên cán, mắt chớp chớp, nói : - Răng lại nhủ là có còn chi nữa mà mong với đợi? Nước có lúc suy lúc thịnh, nhưng có khi mô hếtđược những bậc hiền tài lo việc giữ nước, việc cứu nước. Cây cổ thụ ni bị gãy thì rồi sẽ có cây khác mọclên. Rừng không bao giờ hết cây, dân không khi mô hết người tài cao chí lớn mô. Mọi người nhìn cụ già vẻ hợp ý. Ông Xẩm đưa ống tay áo lên lau hai hố mắt. Ông vẫn mấp máycánh mũi về phía ngọn gió : - Dịp ni sen nở nhiều. Ngồi ở chỗ mô cũng được ngửi hương sen. - Ông ơi - một cô bé gái gọi - cháu biếu ông mấy cái gương sen luộc, ông ăn cho mát ruột ạ. Ông Xẩm cầm trong tay những cái gương sen đã luộc chín nhũn như tấm mền ong, giọng cảm động,hỏi : - Cháu là con nhà ai mà thảo ăn rứa? Cô bé chỉ mĩm cười. Mấy người ngồi cạnh ông già mù nói to : - Con gái anh nho Sắc đó, ông ạ. Ông Xẩm nở nụ cười trên cung môi héo hắt, nói: - Ngỡ đứa mô chứ cháu Thanh, con gái đầu lòng của anh chị nho Sắc, cháu ngoại thầy tú Hoàng (5)thì... thì tôi mô có lạ lẫm chi! Để rồi tôi hát cho bà con ớ đây và cháu Thanh cùng nghe nhớ. Bé Thanh lạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Búp sen xanh Đọc truyện tiểu thuyết Truyện dành cho thiếu nhi Chuyện kể về Bác Hồ Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh Thời niên thiếu của Bác HồTài liệu cùng danh mục:
-
4 trang 336 1 0
-
hiến pháp mỹ được làm ra như thế nào: phần 1 - nxb thế giới
237 trang 286 0 0 -
6 trang 233 0 0
-
Truyện ngắn: Nếu biết trăm năm là hữu hạn
98 trang 182 0 0 -
7 trang 168 0 0
-
Kích thích trí sáng tạo qua những câu chuyện khoa học
139 trang 131 0 0 -
2 trang 127 0 0
-
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 106 0 0 -
10 trang 104 0 0
-
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 100 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH Thị trấn Vĩnh Bảo
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên
4 trang 0 0 0 -
9 trang 0 0 0
-
117 trang 0 0 0
-
116 trang 0 0 0
-
26 trang 0 0 0
-
116 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
6 trang 0 0 0
-
Bán tổng hợp và đánh giá tác động ức chế enzym acetylcholinesterase của một số dẫn chất hesperetin
6 trang 0 0 0