Danh mục

Các Bệnh Tuyến Giáp Trạng (Thyroid Diseases)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.59 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuyến giáp trạng? Là cái gì nhỉ, nó ở đâu? Tuyến giáp trạng quan trọng, điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, nhưng lạ, không mấy người Việt ta biết đến nó. Lỗi tại các bác sĩ ít chịu nhắc tới tên nó. Nó có gây rắc rối gì, bác sĩ cứ gọi bừa các bệnh của nó là “bệnh bướu cổ”, chúng ta bùi tai gọi theo. Tên bệnh này thực không chính xác. “Bướu” là tiếng dùng chỉ bất cứ cái chi to lên bất thường, nhưng trong một số bệnh của tuyến giáp trạng, nó...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các Bệnh Tuyến Giáp Trạng (Thyroid Diseases) Các Bệnh Tuyến Giáp Trạng (Thyroid Diseases) Tuyến giáp trạng? Là cái gì nhỉ, nó ở đâu? Tuyến giáp trạng quan trọng, điều khiển mọi hoạt động của cơ thể,nhưng lạ, không mấy người Việt ta biết đến nó. Lỗi tại các bác sĩ ít chịunhắc tới tên nó. Nó có gây rắc rối gì, bác sĩ cứ gọi bừa các bệnh của nó là “bệnh bướucổ”, chúng ta bùi tai gọi theo. Tên bệnh này thực không chính xác. “Bướu” là tiếng dùng chỉ bất cứ cái chi to lên bất thường, nhưng trongmột số bệnh của tuyến giáp trạng, nó chẳng to lên tí nào. Ta nên dùng nhữngtên bệnh đúng để bác sĩ nào cũng hiểu ta muốn nói gì: bệnh cường tuyếngiáp trạng (tuyến giáp trạng làm việc mạnh quá), bệnh suy tuyến giáp trạng(tuyến giáp trạng làm việc yếu quá), bướu lành tuyến giáp trạng, ung thưtuyến giáp trạng. Giáp trạng (thyroid) là một tuyến bé hình móng ngựa, nằm ở trước cổ,ngay phía dưới cục xương lộ ra. Tuyến đóng vai trò trong mọi công việcbiến dưỡng của cơ thể. Tuyến giáp trạng tiết ra kích thích tố thyroxine, một chất đa năng,thường được gọi tắt T4. Nó điều khiển sự biến dưỡng của các cơ quan, thúcđẩy sự làm việc của mọi tế bào, kiểm soát sự sử dụng năng lượng, cung cấpcác chất cần cho sự hoạt động của tế bào. Nó còn ảnh hưởng đến sự trưởngthành của tất cả các tế bào. Trên óc ta, có một tuyến nhỏ khác quan trọng không kém, gọi là tuyếnnão thùy (pituitary gland). Tuyến não thùy tiết ra những chất đặc biệt, có tácdụng kích thích các tuyến dưới quyền: giáp trạng, thượng thận (adrenalglands), buồng trứng (ovaries), dịch hoàn (testicles), ... Trong những chấtđặc biệt này, có chất TSH (thyroid stimulating hormone), thúc đẩy tuyếngiáp trạng làm việc để tiết đủ T4 cho cơ thể. Khi nào chàng giáp trạng lười,không tiết đủ T4, ông não thùy lại tiết thêm TSH, sai TSH đến nhắc nhởchàng: Tại Sao Hư, không làm việc? Khi chàng chăm chỉ tạo đủ lượng T4cần thiết, ông não thùy hài lòng, tiết ít TSH đi. Nhờ sự tận tụy của tuyến não thùy, dòm chừng và thúc đẩy tuyến giáptrạng, cơ thể ta luôn có đủ T4 để hoạt động, và khi thử máu, ta thấy cả T4lẫn TSH đều bình thường, không tăng cao hay xuống thấp. Tuyến não thùy cũng điều động các tuyến quan trọng khác của cơ thểta với cơ chế tương tự. Càng có tuổi ta càng dễ bị bệnh tuyến giáp trạng. Các bệnh của tuyến giáp trạng rắc rối lắm, chỉ xin kể ở đây 4 loạibệnh tuyến giáp trạng chính Cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism) Cường tuyến giáp trạng hay xảy ra. Tự nhiên tuyến tiết ra quá nhiềuchất T4, làm bộ máy cơ thể ta chạy nhanh bất thường. Máy chạy nhanh, tỏanhiều nhiệt, nên người lúc nào cũng nóng nảy, chịu nóng kém (heatintolerance), toát mồ hôi, tinh thần căng thẳng, mất ngủ, tính tình thấtthường, lúc nóng lúc nguội, tay chân run rẩy. Ta ăn nhiều mà vẫn xuống cân,yếu mệt, tim đập nhanh nên hồi hộp, khó thở, và bị tiêu chảy, kinh ra ít. Cókhi, mắt thành to, lộ. Ở người lớn tuổi, triệu chứng thường mơ hồ: xuống cân, yếu mệt,buồn sầu, ... Có khi những triệu chứng về tim lại nhiều hơn: tim đập thất nhịp, suytim, đau ngực, ... Bệnh tuyến giáp trạng xảy ra khá thường ở các vị lớn tuổi, triệu chứnghay mơ hồ, nên khi các cụ có bất cứ triệu chứng nào khác lạ, nếu cần thửmáu để tìm hiểu vấn đề, thường bác sĩ cũng cho thử cả T4 và TSH. Sự định bệnh dựa vào triệu chứng của người bệnh, sự thăm khám(khám thấy tuyến giáp trạng có thể phình to, có thể không), thử nghiệm đocác chất T4, TSH trong máu và nếu cần, làm thyroid scan (phim chụp đặcbiệt, cho thấy tuyến giáp trạng hấp thụ chất Iodine phóng xạ nhiều hơn bìnhthường). Chữa trị bệnh cường tuyến giáp trạng có nhiều cách: 1. Dùng thuốc uống: Thuốc có tác dụng ngăn cản sự tiết chất T4trong tuyến giáp trạng. Thời gian dùng thuốc kéo dài 1-2 năm. Sau thời gianchữa trị, 1/3 đến một nửa số người dùng thuốc sẽ khỏi bệnh, số còn lại táiphát, thường trong vòng 6 tháng sau khi ngưng thuốc. 2. Uống chất phóng xạ Iodine: Cách chữa này thường dùng cho các vị lớn tuổi, hoặc người trẻ đãchữa bằng thuốc uống nhưng nay tái phát. Chất phóng xạ Iodine ngăn sựtổng hợp chất T4 trong tuyến giáp trạng, đồng thời làm các tế bào của tuyếnkhông thể sản sinh như bình thường. Cách chữa này giản dị, hiệu quả, song không dùng được cho ngườiđang mang thai. Thường sau khi trị với chất phóng xạ Iodine, tuyến giáp trạng sẽ trởthành suy, lúc đó lại cần chữa với chất T4 đến suốt đời. 3. Giải phẫu cắt một phần tuyến giáp trạng (subtotalthyroidectomy): Cách chữa này có thể gây những biến chứng do giải phẫu, nên chỉdùng cho những người uống thuốc không hiệu quả, nhưng ngại ngùng,không muốn chữa bằng chất phóng xạ Iodine. Chữa cách nào đi nữa, lànhbệnh, người bệnh cũng vẫn cần được theo dõi đều đặn, đến suốt đời, vì bệnhcó thể trở lạ ...

Tài liệu được xem nhiều: